Khoa học cổ đại: Huyệt đạo và đường kinh mạch

Thứ bảy - 14/02/2015 06:04

Khoa học cổ đại: Huyệt đạo và đường kinh mạch

Học thuyết kinh mạch là một bí ẩn đối với khoa học. Đông Y đã khám phá ra kinh mạch như thế nào? Chức năng của các kinh mạch là gì? Những nghiên cứu gần đầy về kinh mạch cho chúng ta biết những gì?
Bí ẩn của kinh mạch

Học thuyết kinh mạch có một lịch sử lâu đời và đã được phát triển liên tục cùng với sự thực hành của y học cổ truyền Trung Quốc. Gần 2.000 năm trước, cuốn sách Hoàng Đế Nội Kinh đã ghi lại một cách hệ thống vị trí của các kinh mạch.

Đông Y tin rằng các kinh mạch là những đường dẫn khí của cơ thể. Các kinh mạch gắn liền với nội tạng và trải rộng khắp trong cơ thể.

Hệ thống kinh mạch đóng một vai trò quan trọng trong sinh lý học, bệnh lý học, và phòng ngừa bệnh. Các chuyên gia đông y cổ đại tin rằng sự sống là một phần của vũ trụ, và một mối quan hệ hài hòa cần được duy trì giữa Trời và vạn vật trên Trái đất. Quan điểm này đã chỉ đạo cho đông y và có liên hệ mật thiết với vật lý học, thiên văn học, địa lý học, và triết học. Y học hiện đại không thể hiểu được các kinh lạc.

Vào thế kỷ 20, các nhà khoa học trên thế giới đã cố gắng để hiểu được cơ chế của châm cứu. Nhưng theo quan điểm của Tây Y, chỉ những thứ mà có thể chứng thực thông qua đo lường và tái lập được thì mới được thừa nhận. Những quan điểm khởi thủy của khoa học cổ đại Trung Hoa và khoa học hiện đại của Tây phương đã cách biệt nhau quá xa.

Nhiều người tỏ ra hoài nghi về sự tồn tại của khí và các kinh mạch. Trên thực tế, tất cả mọi người đều có kinh mạch, và mặc dù chúng không thể được nhìn hoặc sờ thấy. Tuy nhiên, dưới những hoàn cảnh nhất định, chúng có thể được cảm thấy. Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra rằng khoảng 1% số người là có kinh mạch nhạy cảm.

Dùng nguyên tố vi lượng

Trong bài báo “Bí ẩn của kinh mạch” đăng trên thời báo Đại Kỷ Nguyên, bác sĩ Thụy Điển Benjamin Kong và bác sĩ Trung Quốc Tú Châu đã công bố kết quả thử nghiệm tính khách quan của hệ thống kinh mạch bằng các thí nghiệm khoa học. Một nhà khoa học từ Học viện Khoa học Trung Quốc đã sáng chế ra một thiết bị có độ nhạy cao và phát hiện ra rằng các kinh mạch tồn tại dưới dạng các đường phát quang. Chúng tỏa sáng gấp 2,5 lần so với các photon ánh sáng và các điểm không có kinh mạch trên cơ thể.

Các kinh mạch là các điểm, thường tạo nên các đường trên cơ thể con người tại những nơi có điện trở thấp hơn các vùng xung quanh. Khi tiêm một nguyên tố vi lượng vào một kinh mạch, nguyên tố vi lượng đó sẽ di chuyển qua các kinh mạch vào trong cơ thể rồi sau đó khuyếch tán ra.

Giáo sư Li Dingzhong(1) (2), một nhà khoa học da liễu nổi tiếng và là một chuyên gia về kinh mạch, đã quan sát 305 trường hợp bệnh ngoài da có thương tổn xuất hiện dọc theo các đường kinh mạch. Khám phá này đã gây nên một cú sốc lớn trong giới y học quốc tế. Cuốn sách “Hiện tượng Kinh mạch” của ông đã được xuất bản ở Nhật Bản.

Dùng phóng xạ

Tiến sĩ Jean-Claude Darras(3) thuộc bệnh viện Necker tại Paris đã sử dụng các chất phóng xạ để chứng minh sự tồn tại của các đường kinh mạch. Ông đã tiêm chất phóng xạ này cho một số con lợn gi-nê tại một số huyệt đạo nhất định. Với sự trợ giúp của máy quay phát sáng, ông đã có thể theo dõi sự chuyển động của chất phóng xạ theo các đường kinh mạch. Còn trong một bầy lợn khác, chất phóng xạ được tiêm vào một điểm trung tính của da. Không có sự di chuyển nào của chất phóng xạ được phát hiện trong bầy lợn này.

Dùng tia hồng ngoại

Giáo sư Popp, tiến sĩ Schlebusch, và tiến sĩ Maric-Oehler(4) đã tiến hành thí nghiệm với một máy quay hồng ngoại. Họ sử dụng ngài nhung để làm nóng một vùng nhất định trên cơ thể để xem hướng chạy của một kinh mạch có trở nên nhìn thấy được không. Thông qua những bức ảnh chụp hồng ngoại, họ có thể nhìn thấy sự tăng nhiệt độ dọc theo kinh mạch đó. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với mô tả của khoa học cổ đại 5.000 năm tuổi của Trung Quốc về kinh mạch.

Dùng điện não đồ

Ông Lý Hữu Phủ, một nhà khoa học Trung Quốc tại Mỹ, đã phát hiện ra rằng kết quả từ máy điện não đồ rất giống với đường kinh mạch được nhắc đến trong đông y truyền thống. Từ các nghiên cứu, ông đã chứng minh được rằng: Sóng phát ra từ hai mạch Nhâm và Đốc có cùng tần số và sự đồng bộ giống hệt với sóng não phát ra từ thùy trán và thùy đỉnh của não bộ. Tương tự, sóng phát ra từ ba mạch âm và ba mạch dương nơi tay và chân cũng có cùng tần số và sự đồng bộ giống với sóng não phát ra từ bên trái, phải, trước và sau của thùy thái dương. Từ đây chúng ta có thể kết luận rằng các đường kinh mạch có thể được quan sát qua những thể hiện của chúng trên điện não đồ đo trên thân thể người.

Tiềm năng của huyệt đạo

Viện Y học lâm sàng và thực nghiệm tại Novosibirsk(5) đã chứng minh rằng chức năng của các huyệt đạo giống như một loại “cửa ánh sáng”. Ánh sáng chỉ có thể lọt vào cơ thể hoặc lọt ra khỏi cơ thể thông qua các huyệt đạo.

Nghiên cứu tại đại học Pyongyang ở Bắc Triều Tiên vào những năm 1970 đã hé lộ rằng điện năng tại những huyệt đạo và kinh mạch là khác so với những vị trí khác trên da.

Các nhà khoa học cũng đã có thể chứng minh rằng hiệu ứng của việc châm kim vào huyệt đạo có thể rút ngắn việc truyền tín hiệu đau đến tủy sống. Khi một chiếc kim được châm vào, chất endophin trong não tăng lên, và những chất đưa tin (chất gây mê narcotics và chất dẫn truyền thần kinhneurotransmitters tự nhiên của cơ thể) sẽ được phân tán. Điều này có tác dụng ngăn việc kích hoạt cơn đau chính và thậm chí có thể làm tiêu tan nó.

Trong đông y, sự thay đổi ở các đường kinh mạch là một dấu hiệu quan trọng cho biết về sức khỏe của một người. Có câu nói rằng, “Nó quyết định sự sống và cái chết. Nếu nó vận hành thông suốt sẽ giúp chữa được hàng trăm bệnh tật.”

Một bệnh nhân được điều trị bằng châm cứu để giảm thâm quầng quanh mắt. (China Photos/Getty Images)

Bản chất của đông y và châm cứu chính là làm cho năng lượng lưu chuyển và tuần hoàn trơn tru trong tất cả các kinh mạch. Cả sự vận chuyển của kinh mạch lẫn hoạt động điện não thông thường đều đo được khi nào người ta đang có tư tưởng đúng đắn hoặc đang nhập định. Phát hiện này cho thấy sức khỏe thật sự của người ta được quyết định bởi tư tưởng của họ.

Những ứng dụng khả dĩ

Ngoại trừ những bệnh đe dọa tính mạng nghiêm trọng, mà cần phải phẫu thuật, thì hầu như không có giới hạn nào cho việc sử dụng đông Y. Điều này đặc biệt đúng trong điều trị thảo dược.

Dựa trên các số liệu của nhiều bệnh nhân, các bệnh sau là có phản ứng đặc biệt hiệu quả khi sử dụng thảo dược Trung Quốc: đau đầu, chứng đau nửa đầu, chứng đau dây thần kinh, mệt mỏi, các bệnh về xương sống và khớp, dị ứng, hen suyễn, và rối loạn tiêu hóa

Kết luận

Nghiên cứu về kinh mạch vẫn là một nghiên cứu dựa trên hiện tượng, và khoa học từ phương diện của Tây y còn xa mới có thể nhìn thấy rõ ràng về khí và các kinh mạch, còn xa mới có thể tiết lộ những bí ẩn về kinh mạch. Một điều rất đáng tiếc là người phương Đông chúng ta đã quá vội vàng vứt bỏ văn hóa truyền thống hàng ngàn năm của mình để chạy theo khoa học phương Tây. Đến khi các nhà khoa học phương Tây quay về tìm hiểu văn hóa phương Đông thì những gì còn lại chỉ là những kiến thức tản mác, thất truyền, chủ yếu được truyền miệng.

Một khi những bí ẩn này được làm sáng tỏ, một cuộc cách mạng khoa học mới chắc chắn sẽ xảy ra.

Tham khảo:

1. Li Ding Zhong. The Jing Luo Phenomena, Volume I. Tokyo, Yukonsha Publishing Co., 1983.

2. Li Ding Zhong. The Jing Luo Phenomena, Volume II. Tokyo, Yukonsha Publishing Co., 1985.

3. Jean-Claude Darras, Pierre de Vernejoul, and Pierre Albarhde. A Study on the Migration of Radioactive Tracers after Injection at acupuncture points. American Journal of Acupuncture, Vol. 20, No. 3, 1992.

4. Schlebusch KP, Maric-Oehler W, Popp FA. Biophotonics in the infrared spectral range reveal acupuncture meridian structure of the body. J Al-tern Complement Med, 02-2005.

5. Dr. Sergei Pankratov, Moskow. Meridians conduct light. Raum và Zeit, Germany, 1991. Phiên dịch từ tiếng Đức bởi Wolfgang Mitschrich.Những ứng dụng khả d

Tổng hợp từ chanhkien

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập79
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại275,380
  • Tổng lượt truy cập36,329,935
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây