Khi người ngay sợ kẻ gian là một xã hội bất thường!

Thứ sáu - 13/02/2015 09:43

Khi người ngay sợ kẻ gian là một xã hội bất thường!

Người dân mong muốn được bảo vệ, mong muốn “xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng” để đất nước giàu mạnh, để đảm bảo sự công bằng, để kẻ xấu bị trừng trị là đủ mà thậm chí không cần khen hay thưởng. Khi người ngay sợ kẻ gian là một xã hội bất thường!
 
Trong văn bản vừa gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND đề nghị tiến hành đánh giá, tổng hợp báo cáo việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo vừa qua, Thanh tra Chính phủ đặt câu hỏi: “Có cần phải xây dựng quy định riêng về bảo vệ người tố cáo tham nhũng hay áp dụng chung các quy định hiện hành về bảo vệ người tố cáo?”.

Đây là đề xuất bắt nguồn từ một thực tế, đó là người tố cáo tham nhũng chưa được bảo vệ, thậm chí bị đe dọa trả thù và số lượng đơn thư tố cáo tham nhũng đang suy giảm.

Thanh tra Chính phủ yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải thống kê thông tin về số vụ việc người tố cáo bị trả thù, đe dọa trả thù; số người tố cáo đã bị trả thù; số người bị xử lý bằng các biện pháp hành chính do trả thù, đe dọa trả thù người tố cáo; số người bị xử lý hình sự do trả thù, đe dọa trả thù người tố cáo…
Trước đó ngày 12/12/2014, tại buổi tọa đàm nhân Ngày Quốc tế phòng, chống tham nhũng do Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) và Thanh tra Chính phủ phối hợp tổ chức, đại diện TI đã công bố một nghiên cứu cho thấy chỉ có khoảng 1/3 người dân sẵn sàng tố cáo tham nhũng.
Theo đại diện TI, đây là tỷ lệ khá thấp so với các nước trong khu vực mà một trong những nguyên nhân do các quy định về việc bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam còn chung chung, khó thực hiện. Trong khi đó, người dân còn e ngại hoặc sợ bị trả thù.

Cách đây 2 năm (9/2013), tại phiên thảo luận về công tác phòng chống tham nhũng của UB Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh  Hùng đã phải thốt lên đầy chua chát: “Người dân nào mà không muốn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, hay vấn đề là người ta chán rồi? Người ta đấu tranh mãi, góp ý mãi, đưa lên báo mãi nhưng không có tác dụng gì…”.

Người dân chán là có lý khi những đơn thư tố cáo gửi đi luôn rơi vào sự biệt vô tăm tích, không nhận được dù chỉ là dòng hồi âm tối thiểu.

Người dân chán khi những vụ án trật tự xã hội càng điều tra thì đối tượng liên quan càng nhiều, sự việc càng to ra trong khi đó với vụ án tham nhũng thì ngược lại, càng làm thì càng thu hẹp, vụ việc càng “teo” lại như lời phát biểu của một đại biểu Quốc hội.

Thế nhưng người dân còn lo sợ khi có những lá đơn gửi đi tố cáo lại quay về với chính người bị tố cáo để rồi người tố cáo nơm nớp sống trong tâm trạng sợ bị trả thù của người có quyền, có chức.

 

Người dân thì vốn thân cô, thế cô thường ở thế yếu trừ sức mạnh của sự thật.

 

Còn những kẻ tham nhũng thì luôn mưu mô, xảo trá và có nhiều mối quan hệ quyền lực.

Đã không ít vụ việc người tố cáo tiêu cực bị thua thiệt, bị trả thù và nếu có được khen thưởng thì cũng đầy “chiếu lệ” như đối với vụ việc sai phạm ở bệnh viện Hoài Đức trước đây.

Thật chua chát khi với thành tích phát hiện “rúng động cả nước”, chị Hoàng Thị Nguyệt đã được thưởng… 320 ngàn đồng trong buổi lễ “sơ sài, đạm bạc”, buồn tẻ, hình thức kéo dài 30 phút khiến dư luận cho là "xúc phạm người tố cáo tiêu cực".

Trở lại nội dung trên, để người dân thực sự chủ động hơn, tham gia tích cực vào nỗ lực phòng, chống tham nhũng của cả hệ thống chính trị, thời gian tới Thanh tra Chính phủ sẽ có các giải pháp để tăng cường cơ chế bảo vệ người tố cáo, khen thưởng xứng đáng người có thành tích trong việc tố cáo tham nhũng đồng thời xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng.
Vâng, thưa Tổng Thanh tra Chính phủ, người dân mong muốn được bảo vệ, mong muốn “xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng” để đất nước giàu mạnh, để đảm bảo sự công bằng, để kẻ xấu bị trừng trị là đủ mà thậm chí không cần khen hay thưởng.
Còn ngược lại, khi việc tố cáo các hành vi tham nhũng không được xem xét, lại đùn đẩy kính chuyển và không được xử lý nghiêm thì dù có thưởng cao đến bao nhiêu và cam kết bảo vệ như thế nào cũng khó được người dân ủng hộ.
Xin đừng để “người ta chán rồi” như phát biểu của Chủ tịch Quốc hội bởi theo lời của nhà bác học Lê Quý Đôn từng cảnh báo về nguy cơ mất nước. Đó là: “Trẻ không kính già, trò không trọng thầy, binh kêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan, sĩ phu ngoảnh mặt”.
Một xã hội mà người ngay sợ kẻ gian là một xã hội bất thường!
 
Bùi Hoàng Tám
 

1 - nguyenhanh (e-mail: hanhhaiduong@yaho.com) - 06:45 09-02-2015
Một xã hội mà người ngay sợ kẻ gian là một xã hội bất thường! Vâng thưa nhà báo Bùi Hoàng Tám , xã hội đang cực kỳ bất thường , mọi giá trị đều bị đảo lộn khi“Trẻ không kính già, trò không trọng thầy, binh kêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan, sĩ phu ngoảnh mặt”, khi cái ác được dung dưỡng lên ngôi , cái giả dối nham hiểm được vun trồng tươi tốt thì quả của nó sẽ là cái gì cho xã hội ?
 
2 - HÀ LINH (e-mail: halinh8877@yahoo.com.vn) - 06:51 09-02-2015
Chai nước có ruồi ,đúng hay sai ,chẳng đáng là bao so với khối tài sản của ông TRUYỀN ......... ( CON RUỒI thì khởi tố ,còn TÀI SẢN KHỔNG LỒ thì kỹ luật ,kiểm điểm ....
 
3 - Lê Xuân Thủy (e-mail: lexuanthuy1962@yahoo.com.vn) - 07:19 09-02-2015
Chuyện thanh tra chính phủ chỉ đạo lấy ý kiến về cơ chế bảo vệ tố cáo người tham nhũng,thì theo tôi chuyện này không phải là bước gì mới mẻ cả,cũng chỉ là ca những bài ca...cũ mèm, Bởi vì trong hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước,của ngành thanh tra thì đã có quá nhiều rồi,nói là một chuyện còn làm hay không lại là...chuyện khác, không cương quyết,không dứt điểm giải quyết các vụ việc thì cũng như ném đá ao bèo,người tố cáo là người phải...lãnh đủ. Như bản thân tôi đã gần 27 năm về trước,dám tố cáo giám đốc thì phải bàn giao công việc,thanh tra xong,giám đốc bị kỷ luật khai trừ đảng bị nghỉ việc thì chính tôi tố cáo đúng cũng bị...mất việc,biết bao văn bản của cấp trên chỉ đạo giải quyết quyền lợi cho tôi,và tôi cũng chỉ xin cái "quyết định nghỉ việc " thôi nhưng cũng chỉ nhận những hướng dẫn,những lời ....hứa,nhưng cũng chưa giải quyết.. Ngày nay nhiều người sợ tố cáo như tôi mà đến đi họp cũng chẳng dám ý kiến cho quyền lợi chung...Bởi vì , Khi đi vợ đã dặn rồi / Đến cho có người thế thôi mà về / Không được có ý kiến gì / Ông mà ý kiến khi về biết tôi / Sự việc đâu đã đấy rồi / Ông có nói mười cũng chẳng ai nghe / Là dân ngu chứ ông gì / Lời nói thẳng chúng bẻ què thì gay / Sự việc rồi sẽ sao đây / Thấp cổ bé họng có ngày nhừ xương / Để vợ con khổ trăm đường...???
 
4 - Nguyễn Đức Vinh (e-mail: vinhnd09@gmail.com) - 07:22 09-02-2015
Chuyện này bình thường thôi, tham nhũng hại đến ai thì người ấy tự đi mà chống. Còn chuyện dân chán rồi cũng không có gì lạ bởi phạm pháp thì dân cũng như quan, sao dân thì khởi tố còn quan thì kỷ luật? vậy tố cáo phỏng có ích gì?
 
5 - TQQ (e-mail: quocto92@hotmail.com) - 07:38 09-02-2015
Bài báo viết rất hay ,Khi xã hội mà người ngay và giới truyền thông không dám tố giác tham ô thì xã hội đó có vấn đề rồi
 
6 - Nguyễn Đức Vinh (e-mail: vinhnd09@gmail.com) - 07:40 09-02-2015
Chống tham nhũng không những chẳng được gì mà có khi còn mất tất cả(kể cả mạng sống).
 
7 - Nguyễn văn Dũng (e-mail: chuhoang_324@yahoo.com) - 07:45 09-02-2015
Tôi không chắc là những ý kiến của người đọc được trình bầy trên Blog-24/7 của Báo Dân trí đã được Tân Tổng thanh tra Chính phủ ngó tới, bởi Ông có nhiều việc phải làm trong một ngày mà việc nào cũng quan trọng cả. Thế nhưng chẳng may Ông có đọc đúng vào ngày hôm nay-Đầu tuần, thì tôi muốn nói rằng: Ông đã có đủ dũng khí, lòng cam đảm để sẵn sàng dành thời gian nghe chứ không phải gọi qua số máy …228 về một sự thật là Vẫn có vùng cấm bởi nhiều người hùng hồn hơn Ông, khi nghe tới vẫn phải im đấy và … vẫn đến nay cái sự vẫn là khẩu hiệu.
 
8 - Tran long (e-mail: Tranhianlong@gmail.com) - 07:48 09-02-2015
Nguoi dan mat niem tin ve nhung khau hieu cua Thanh Tra Chinh Phu nhieu roi..
 
9 - Hỏi Thiên Tào (e-mail: sonngahuy@yahoo.com) - 07:52 09-02-2015
Khi nào chúng ta học cách chống tham nhũng như láng giềng hiện nay thì mới có cơ hội cho người ngay bớt sợ quan tham, còn hô như sấm nhưng làm như mưa dầm kiểu này thì khỏi phải bàn nữa có lập thêm mười cơ quan chống tham nhung nữa cũng thế thôi!???
 
10 - Trần Thị Sử (e-mail: sutt.ketoan@songhong.vn) - 07:52 09-02-2015
Vâng đúng là xã hội hiện nay đang không bình thường thưa nhà báo Bùi Hoàng Tám . Chúng tôi những người trí thức đang làm kinh tế trả lời nhà báo bằng sự thật của người dân có hiểu biết và đang từng ngày từng giờ chứng kiến tận cảnh của sự tha hóa xuống cấp của các công quyền công chức cán bộ . Tôi cũng là những người dân lo lắng nếu mình nói ra sự thật thì nguy hiểm không những cho mình mà sợ cả liên lụy bị trả thù tới con cháu mình . Tôi cũng đã từng có lời đề nghị có thể cho chúng tôi được giao lưu cùng nhà báo , nếu nói ra sự thật thì nhà báo có sợ liên lụy không . Cảm ơn nhà báo

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập70
  • Hôm nay14,491
  • Tháng hiện tại269,330
  • Tổng lượt truy cập35,915,675
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây