Những thử nghiệm không tưởng gây chấn động dư luận

Thứ ba - 17/02/2015 09:35

chien binh khong ngu  Có thể hình dung hình mẫu của các siêu chiến binh mà Lầu Năm Góc muốn là các siêu anh hùng. Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

chien binh khong ngu Có thể hình dung hình mẫu của các siêu chiến binh mà Lầu Năm Góc muốn là các siêu anh hùng. Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

 

Kỳ 1: Chiến binh ko ngủ

Giấc ngủ có thể được xem là kẻ thù tồi tệ nhất của các chiến binh, dù trong các cuộc chiến kéo dài một ngày hay các nhiệm vụ trường kỳ buộc người thực hiện phải di chuyển nửa vòng trái đất. Chính vì thế, nhiều cơ quan quân sự đã thử nghiệm trong nhiều năm hòng sử dụng thuốc hoặc các chất kích thích như amphetamine để điều khiển cơ thể.

Với khoa học ngày càng hiện đại, con người có thể thực hiện nhiều thứ để thỏa mãn ước mơ và tham vọng. Tuy nhiên, có những thử nghiệm khoa học gần như vượt quá khả năng con người, gây hoang mang và chấn động dư luận.

Đây chẳng phải là tham vọng mới của quân đội Mỹ. Những năm 1950, Lầu Năm Góc đã triển khai dự án “chiến binh không ngủ” nhằm cho ra đời những “siêu chiến binh”. Nội dung của dự án là tạo ra những chiến binh không ngủ cả ngày lẫn đêm trong các trận chiến dài ngày.

Cơ quan nghiên cứu dự án quốc phòng cao cấp của Mỹ (DARPA) đã thử nghiệm và triển khai loại thuốc modafinil, thường thấy ngoài thị trường với tên Provigil, giúp các chiến binh có thể chiến đấu suốt 40 giờ không ngủ. Modafinil kích thích trung khu thần kinh khiến con người không buồn ngủ và không có biểu hiện mệt mỏi.

Chưa hết, DARPA không ngần ngại bỏ ra khoản tài trợ lớn cho các dự án nghiên cứu biện pháp chống buồn ngủ khác thường, chẳng hạn như dùng điện từ kích thích đại não để loại bỏ cảm giác mỏi mệt.

Không dừng lại ở đó, để tạo ra các chiến binh hoàn hảo, nghĩa là vừa có khả năng tự vệ trong điều kiện môi trường khắc nghiệt và ác liệt, không bị lây bệnh truyền nhiễm, không bị vũ khí sinh học và hóa học tác động, không sợ độ cao, chịu được nhiệt độ cao, Lầu Năm Góc đưa vào thử nghiệm áo giáp cho chiến binh.
chien binh khong ngu
Một trong những tính năng của một chiến binh hoàn hảo là không bị lây bệnh truyền nhiễm, không bị vũ khí hóa học, sinh học tác động.   
Nguồn: Internet. 
Giả thiết thử nghiệm thành công thì các chiến binh sẽ có khả năng bay như chim, lặn sâu như sư tử biển… Nếu chịu khó liên tưởng, có thể nhìn ra những hình mẫu này ở tạo hình các siêu anh hùng trong loạt phim siêu anh hùng của Hollywood.

Dĩ nhiên, thời điểm mà những dự án này được triển khai, tất cả chỉ là mơ ước của Lầu Năm Góc. Kết quả không hoàn hảo như giả thiết đặt ra, các chiến binh được thử nghiệm một số bị bệnh tâm thần, một số stress mức độ cao, một số kiệt sức.

Những năm gần đây, DARPA với biệt danh “nhà khoa học điên rồ” được chính phủ Mỹ tài trợ đều đặn mỗi năm 2 tỉ USD để nghiên cứu và thử nghiệm. Khoảng giữa năm 2012, DARPA đã đưa ra những bộ khung bên ngoài giúp người lính chạy xa hơn, nhanh hơn và có khả năng nâng được khối lượng lớn.

Nhưng đó chỉ là một bước trong việc biến đổi mã gen của người lính để tạo ra những siêu chiến binh có thể mọc lại tứ chi khi bị hỏa lực của kẻ địch tấn công, họ không cần ăn, không cần ngủ mà vẫn chiến đấu được trong thời gian dài nhờ “ngân hàng dự trữ chất béo” trong cơ thể.

Ai cũng biết biến đổi gen từng tạo ra những cá thể động vật và thực vật như mong đợi nhưng cũng gây ra từng ấy những biến chứng khôn lường lâu dài. (còn nữa)

Khánh Nguyên (Tổng hợp)

 

Kỳ 2: Ghép đầu người

 
ghep dau nguoi

Bản mô tả cách thức ghép đầu khỉ của giáo sư Robert J.White. Nguồn: The Verge.

Với thành công trong các ca phẫu thuật ghép tạng, các nhà phẫu thuật dường như đi quá xa khi muốn giành lại sự sống của một người sau khi bị hành hình bằng máy chém bằng cách ghép đầu người chết vào cơ thể người…vừa mới chết.

Từ ca ghép tạng thành công đầu tiên…

Những năm 50 và 60 của thế kỷ 20, y học đạt được nhiều thành tựu đáng nể và ca cấy ghép nội tạng đầu tiên trên cơ thể người đã thành công tháng 12.1954 tại bệnh viện Peter Bent Brigham, Boston, Mỹ.

Tiến sĩ-bác sĩ phẫu thuật Joseph Murray đã tiến hành thành công ca ghép thận cứu sống Ric-hard Herrick 23 tuổi, thời điểm đó sắp chết vì bệnh thận. Quả thận được ghép là quả thận khỏe mạnh từ người em song sinh của Ric-hard, Ronald Herrick. Sau ca phẫu thuật lịch sử ấy, Ric-hard sống thêm được 8 năm còn Ronald thọ tới 80 tuổi. Đến năm 1962, thuốc chống loại thải các cơ quan cấy ghép ra đời, bác sĩ Murray thành công trong việc cấy ghép tạng đầu tiên mà người hiến và người được hiến không phải máu mủ ruột rà.

…đến tham vọng ghép đầu người

Với thành công trong các ca phẫu thuật ghép tạng, các nhà phẫu thuật dường như đi quá xa khi muốn giành lại sự sống của một người sau khi bị hành hình bằng máy chém bằng cách ghép đầu người chết vào cơ thể người…vừa mới chết. Hàng trăm thí nghiệm ghép đầu được tiến hành trên chó, khỉ, mèo, tỉ lệ thành công chỉ là vài ca. Và dù thành công, những thí nghiệm này vẫn làm dấy lên những cuộc tranh luận về đạo đức giữa y học với tôn giáo và pháp lý.

Bất chấp dư luận, năm 1985, Viện nghiên cứu y học ở Kyev đã tiến hành ca ghép đầu học giả xuất sắc Mikhalov đang bị ung thư xương giai đoạn cuối vào cơ thể một tên côn đồ vừa bị hành quyết. Sự kiện này được nhiều tờ báo gọi là hão huyền và điên rồ. Trong khi đó, nhà triết học Liên Xô Piterlov cho rằng “tên tội phạm này tứ chi và cơ thể cường tráng. Giờ ghép đầu một nhà bác học vào cơ thể ấy thì sẽ gây ra nguy hiểm và là một lãng phí rất lớn”. Những người phản bác lại nghĩ ca cấy ghép sẽ giúp cải lão hoàn đồng một nhân tài già nua, đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

Viện khoa học Nga sau này tiết lộ rằng “người mới” đầu Mikhalov thân côn đồ sống được 3 năm và phải uống nhiều thuốc để chống phản ứng loại thải giữa đầu và thân. Nửa năm đầu, “người mới” hoàn toàn mất trí nhớ. Sau đó trí nhớ khôi phục dần và là ký ức của Mikhalov. Nhưng một điều nằm ngoài dự kiến là “người mới” mang cá tính của Mikhalov và cả thói láu cá của kẻ côn đồ.

Ước mơ cấy ghép được đầu người vẫn chưa bao giờ dừng lại. Khoảng giữa năm 2013, giáo sư-bác sĩ giải phẫu thần kinh Ý Sergio Canavero tuyên bố có thể cấy ghép đầu người trong vòng 2 năm tới với chi phí khoảng 13 triệu USD. Theo giáo sư, dự án hoàn toàn có khả năng thực thi vì tiếp nối những kết quả khả quan mà giáo sư Robert J.White (Mỹ) đạt được khi cấy ghép đầu khỉ thành công trong những năm 1970.

Chưa biết tương lai thế nào nhưng tuyên bố trên không khỏi khiến nhiều người rùng mình nhớ lại, giáo sư J.White đã buộc phải “gây chết không đau” cho hai con khỉ được cấy ghép đầu vì hàng loạt biến chứng sau phẫu thuật. Liệu sẽ ra sao khi cấy ghép ở người diễn ra? Nếu đưa ra những băn khoăn về vấn đề y đức thì có thể bị cho là ngăn cản sự phát triển của khoa học và xã hội. Nhưng nếu dự án thành công, sẽ có những chuyện dở khóc dở cười nào trong việc tranh giành “người mới”, trong các vấn đề pháp lý có liên quan. Và dù là trong quá khứ hay hiện tại, câu chuyện cấy ghép đầu người vẫn không khỏi gây tranh cãi. (còn nữa)

Khánh Nguyên (Tổng hợp)

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập35
  • Hôm nay7,467
  • Tháng hiện tại265,534
  • Tổng lượt truy cập36,320,089
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây