Thiền định làm chậm quá trình lão hóa cơ thể

Thứ tư - 18/02/2015 04:56

Thiền định làm chậm quá trình lão hóa cơ thể

Các nhà khoa học hiện nay khẳng định rằng, quá trình lão hóa dường như không thể tránh khỏi. Trên thực tế, có thể kiểm soát được.
 lao hoa

Quá trình lão hóa không thể tránh khỏi, trên thực tế, có thể kiểm soát được. Ảnh: wakingtimes.com

Chúng ta làm quen với Elizabeth Blackburn – người đoạt giải Nobel cho khám phá ra cơ chế gây lão hóa của con người. Theo kết quả nghiên cứu của Blackburn, chiều dài của telomere đưa ra khái niệm tổng quát về tuổi sinh học và sức khỏe của mỗi người trong chúng ta.

Sau khi phát hiện được telomere và mối liên hệ quá trình rút ngắn của chúng với việc suy giảm tuổi thọ, Blackburn cùng với các đồng nghiệp của mình đã tự đặt câu hỏi: Liệu có thể làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ được không?

Việc loại bỏ các yếu tố ảnh hướng đến việc giảm chiều dài Telomere và giảm hoạt tính của telomerase, một cách rõ ràng, giúp chúng ta nếu như không trẻ mãi thì cũng làm giảm quá trình lão hóa không tránh khỏi của con người. Theo các nghiên cứu, stress mãn tính, chế độ ăn uống không điều độ và lối sống không lành mạnh dẫn đến việc rút ngắn telomere.

Nhưng không chỉ có vậy. Các telomere ngắn nhất có ở những người chưa tốt nghiệp phổ thông hay sống trong môi trường tàn bạo và bạo ngược, cũng như ở những người làm việc theo ca và sống trong vùng khó khăn, hay trong môi trường sinh thái không thuận lợi. Việc rút ngắn telomere cũng được thấy ở những người khi còn thơ ấu đã trải qua những bạo lực về thể chất hoặc tinh thần. Telomere là vật truyền tải stress của người mẹ sau khi sinh, cũng gây nên sự giảm chiều dài telomere của đứa trẻ sinh ra.

Chúng ta có thể tác động ở mức độ nhiều hay ít đến nhiều yếu tố dẫn đến sự rút ngắn của telomere. Các bài tập thể dục, chế độ ăn uống khỏe mạnh và hỗ trợ tâm lý có thể làm chậm sự phá hủy telomere. Tuy nhiên, phương pháp hiệu quả nhất trong việc chống lại lão hóa lại là… thiền. Thiền định không chỉ có khả năng làm chậm sự phá hủy của telomere, mà còn có thể kéo dài chúng.

Nghiên cứu ảnh hưởng của thiền định lên quá trình rút ngắn telomere là hướng nghiên cứu mới của Blackburn, trở thành một điều bất ngờ cho bà và đồng nghiệp. Đáng tiếc là phần lớn mọi người đều có cách nhìn bảo thủ cho rằng thiền định chỉ như là một cách thực hành tôn giáo thuần túy.

 thien

Thiền định làm chậm quá trình lão hóa. Nhờ thiền định, con người học được cách coi trọng hiện tại và ít phiền muộn hơn về quá khứ và tương lai. Ảnh: women-hub.com

Tuy nhiên, với cách tiếp cận bằng khoa học được áp dụng trong nghiên cứu của Blackburn và các đồng nghiệp, đã làm cho những người theo chủ nghĩa hoài nghi có cái nhìn khác đối với thiền định.

Kết quả của vài nghiên cứu được tiến hành đã trả lời một cách đơn giản và rõ ràng câu hỏi: Thiền định có ảnh hưởng đến sự rút ngắn chiều dài của telomere và giảm hoạt tính của telomerase, tức là đến quá trình lão hóa hay không?

Trong một nghiên cứu có sự tham gia của các tình nguyện viên, tham gia theo dõi những bệnh nhân bị chứng suy nhược trí tuệ.

Như đã được đề cập đến trước đó, những người ở trong tình trạng mà họ phải chăm sóc những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, phải chịu stress và gây ra sự rút ngắn chiều dài telomere của họ.

Trong vòng thời gian 8 tuần, nhóm thứ nhất tham gia thiền định cổ truyền niệm thần chú trong 12 phút mỗi ngày. Nhóm khác – kiểm tra – trong vòng thời gian tương tự nghe nhạc thư giãn. Kết quả cho thấy, ở những người tình nguyện thực hành thiền định, hoạt tính telomerase trở nên cao hơn nhiều so với nhóm kiểm tra.

Trong nghiên cứu thứ hai, các tình nguyện viên đã tiến hành thiền định trong vòng ba tháng trên núi ở phía bắc của bang Colorado của Mỹ. Kết quả cho thấy, sau khóa thiền định, mức độ telomerase của những người tham gia thiền định cao hơn 30% so với những người không tham gia thiền định.

Một nghiên cứu khác nữa được thực hiện ở nhóm những người nam có nguy cơ thấp phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Nhờ việc thay đổi lối sống và thực hành thiền định, ở nhóm những người này không những duy trì được hoạt tính của telomerase ở mức cao, mà sau 5 năm chiều dài telomere đã được tăng lên.

Làm thế nào mà người ta có thể giải thích được những tác dụng có lợi như vậy của thiền định lên telomerase và telomere? Các nhà khoa học đã đưa ra một số giả thuyết để giải thích điều này. Theo một giả thuyết, nhờ vào việc thở chậm và đều đặn, mà thiền định làm giảm stress, thư giãn cơ thể, làm giảm căng thẳng tinh thần. Thiền định làm tĩnh lặng tâm trí và giúp đỡ kìm nén được những suy nghĩ xuất hiện trong đầu của chúng ta. Nhờ vào thiền định, con người sẽ học được cách coi trọng hiện thực và ít phiền muộn hơn về quá khứ và tương lai.

Các nhà khoa học đã phát triển một phương pháp trị liệu để giảm stress thông qua thiền định. Việc áp dụng phương pháp đã cho thấy sự giảm stress và tăng cường hệ thống miễn dịch, vượt qua trạng thái trầm cảm. Theo các số liệu nghiên cứu sinh lý học thần kinh, ngay cả những khóa thiền ngắn hạn cũng có thể gây ảnh hưởng lên não bộ và làm thay đổi cấu trúc của não bộ.

Cũng nói thêm rằng, những bằng chứng kể trên về ảnh hưởng tích cực của thiền định lên sức khỏe cũng như việc kéo dài tuổi thọ, không phải là một cái gì đó kỳ lạ đối với những người đang thực hành các môn tu luyện khí công cổ truyền.

Khí công có phép cải thiện hệ năng lượng cơ thể và tinh thần của con người thông qua các bài tập thiền định. Theo khí công, tinh thần và thể xác là một.

Lợi ích của khí công đối với sức khỏe đã được nhiều người biết đến từ lâu. Ngoài ra, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, trong thời gian thiền định xảy ra sự hình thành năng lượng siêu nhiên. Ở những người đạt đến trình độ cao trong thiền định, cường độ năng lượng này có thể lớn gấp hàng trăm, đôi khi cả hàng nghìn lần so với ở người thường.

Có thể năng lượng này là nguồn gốc của kéo dài tuổi thọ và sự trẻ mãi không già?

 

 

Tác giả bài viết: Alina Tanko

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập16
  • Hôm nay4,919
  • Tháng hiện tại125,457
  • Tổng lượt truy cập34,758,176
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây