Thuốc kháng sinh làm hại chúng ta như thế nào

Thứ tư - 18/02/2015 04:59

Thuốc kháng sinh làm hại chúng ta như thế nào

Sự đề kháng lại thuốc kháng sinh là một hiện tượng đang phát triển và đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất trên thế giới.
 Kháng kháng sinh là một hình thức kháng thuốc, trong đó một số loài vi khuẩn vẫn có thể sống lâu hơn khi người dùng uống một hoặc nhiều loại thuốc kháng sinh. Hiện tượng này là hậu quả của việc dùng sai và lạm dụng thuốc kháng sinh trong y học và trong thức ăn chăn nuôi. Kết quả của điều này, là có một sự hiện diện ngày càng tăng của các “siêu trùng” – vi sinh vật, chủ yếu là các vi khuẩn, mà có mang một số gen kháng kháng sinh.
Thuốc kháng sinh Novamoxin (ảnh từ Wikimedia Commons)

Thuốc kháng sinh Novamoxin (ảnh từ Wikimedia Commons)

Mức độ nghiêm trọng của vấn đề này đang được nhấn mạnh bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong một báo cáo gần đây đã gọi hiện tượng này là một “mối đe dọa toàn cầu.” Báo cáo của WHO dựa theo một báo cáo năm 2013 của Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh (CDC), cho thấy 2 triệu người ở Mỹ bị nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh mỗi năm, và có 23.000 người chết trong số đó. Năm ngoái, Tiến sĩ Sally Davies đã gọi vấn đề này như là một “quả bom hẹn giờ” và nói rằng nó chắc chắn sẽ trở nên quan trọng với tầm ảnh hưởng to lớn, như là hiện tượng biến đổi khí hậu.

Kết quả của kháng kháng sinh và số lượng ngày càng tăng của các siêu vi khuẩn, đó là các bệnh lây nhiễm thông thường mà trước đây có thể được điều trị dễ dàng mà không có vấn đề gì, thì nay đã trở thành không thể chữa trị được. Năm 2012, WHO báo cáo có 450.000 trường hợp mắc bệnh lao trên 92 quốc gia, là những nơi có nhiều loại thuốc được dùng để điều trị, và phát hiện rằng chúng không có hiệu quả.

Tình trạng tương tự có thể xảy ra đối với bệnh lậu, và những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng nó kéo theo. Bệnh lậu lây truyền qua đường tình dục hiện đang gia tăng trên toàn thế giới, và do đó là có khả năng cần điều trị kháng kháng sinh.

“Kháng sinh hiệu quả đã là một trong những lý do chính cho phép chúng ta sống lâu hơn, sống khỏe mạnh hơn, và được hưởng lợi từ y học hiện đại. Trừ khi chúng ta có những hành động có ý nghĩa để cải thiện những nỗ lực ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm và cũng thay đổi cách chúng ta sản xuất, kê đơn, và sử dụng thuốc kháng sinh, thế giới sẽ mất nhiều hơn và nhiều hơn nữa các công cụ của y tế công cộng, và sẽ kéo theo sự tàn phá “, Tiến sĩ Keiji Fukuda, trợ lý tổng giám đốc của WHO về an toàn sức khỏe, cho biết.

Báo cáo mới của WHO đã thu thập thông tin về kháng kháng sinh từ 114 quốc gia. Vấn đề này là đặc biệt nghiêm trọng bởi vì hiện nay không có loại thuốc kháng sinh mới nào được phát triển. Như Tiến sĩ Danilo Lo Fo Wong, cố vấn cấp cao về kháng kháng sinh cho WHO châu Âu đã chỉ ra, “Các thuốc kháng sinh mới được đưa vào thị trường là không thực sự mới. Chúng là các biến thể của những loại thuốc mà chúng ta đã có. ” Nhóm thuốc kháng khuẩn mới gần đây nhất được phát triển đã cách đây 27 năm, theo báo cáo.

Nhiều loại vi khuẩn có khả năng phá hủy thuốc kháng sinh để tự bảo vệ mình. Chúng phát triển một gen kháng kháng sinh đối với một hoặc nhiều thuốc kháng sinh bằng cách phát triển một sự hoán chuyển các kết quả- trong quá trình sản xuất các enzym làm vô hiệu hóa các kháng sinh. Và các vi khuẩn tích tụ sự đề kháng bằng cách phát triển các loại gen mới. Trong một vòng xoắn kỳ lạ của số phận, ngành di truyền học có thể làm việc ngược lại chúng tôi. Do đó, bất cứ lúc nào một người sử dụng thuốc kháng sinh mà không có chỉ dẫn đúng hoặc sử dụng trong một thời gian ngắn hơn thời gian cần thiết, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của kháng kháng sinh.

Sir Alexander Fleming, người phát minh ra penicillin, đã cảnh báo về mối nguy hại này trong bài giảng Nobel của ông năm 1945, ông đã nói: “Đến thời điểm khi penicillin có thể mua được ở bất cứ hiệu thuốc nào. Khi đó sẽ có một mối nguy hiểm là người không hiểu biết sẽ dễ dàng dùng thuốc với liều lượng không đủ ,và bằng cách phơi bày các vi khuẩn của anh ta tới loại thuốc này với liều lượng không gây chết người sẽ làm cho chúng kháng cự lại.”

Ngoài ra, việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để giúp chúng phát triển nhanh hơn và tăng cân nhiều hơn cũng làm tăng mức độ của vấn đề. Khi gia súc bài tiết các thuốc kháng sinh chúng phần lớn là không bị phân hủy. Sau đó chúng thâm nhập vào môi trường thông qua mặt đất và nước, và khi lại được đưa vào cơ thể con người thì chúng vẫn giữ được khả năng thúc đẩy việc kháng kháng sinh. Như vậy, vi khuẩn kháng thuốc ở động vật do tiếp xúc với thuốc kháng sinh trong thức ăn của chúng, có thể được truyền sang con người thông qua ba con đường: tiêu thụ những sản phẩm từ động vật, tiếp xúc gần với động vật, và thông qua môi trường. Năm 2001, Liên hiệp các nhà khoa học liên quan (Uni-on of Concerned Scientist) ước tính rằng hơn 70 phần trăm các thuốc kháng sinh sử dụng ở Hoa Kỳ được đưa vào trong thực phẩm động vật của họ. Mặc dù WHO cảnh báo rằng, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi là nên bị cấm, nhưng chúng vẫn tiếp tục được sử dụng mà không có sự hạn chế nào.

Với ít tùy chọn thuốc hơn, thì ảnh hưởng tiêu cực nhất là đến những người nghèo và những người không có bảo hiểm sức khỏe, những hoàn cảnh mà hạn chế sự nghiên cứu để thu được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Theo WHO, tổ chức từ thiện y tế Médecins Sans Frontières (Các bác sĩ không biên giới), và các chuyên gia trên toàn thế giới đã tuyên bố rằng một kế hoạch toàn cầu đối với việc sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý là rất cấp thiết. Bỏ qua lời khuyên của họ cũng có nghĩa là gieo hạt giống của sự hủy diệt cho chính chúng ta.

Tiến sĩ César Chelala là một nhà tư vấn sức khỏe cộng đồng quốc tế và được trao giải thưởng của Overseas Press Club ở Mỹ

 

 

Tác giả bài viết: Dr. César Chelala

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập35
  • Hôm nay15,594
  • Tháng hiện tại336,083
  • Tổng lượt truy cập35,982,428
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây