Mùa xuân – mùa của lá gan theo đông y

Thứ tư - 18/02/2015 04:58

Mùa xuân – mùa của lá gan theo đông y

Trong y học cổ truyền, sức khỏe tối ưu được duy trì bằng việc nuôi dưỡng các cơ quan nội tạng khác nhau theo những mùa khác nhau.
Hình ảnh “hoa anh đào” được lấy từ Shutterstock

Hình ảnh “hoa anh đào” được lấy từ Shutterstock

Vào mùa xuân, khi chồi xanh vươn lên từ mặt đất vốn băng giá trước đây và búp non trở lại trên cành, đó là lúc bạn nên quan tâm tới lá gan của bạn.

Quan niệm của y học cổ truyền về chức năng của các cơ quan nội tạng rất phức tạp và không chỉ đơn thuần là các hoạt động hóa học của các cơ quan đó. Tuy nhiên, các quy luật rất rõ ràng. Theo Nội Kinh, một luận thuyết cơ bản về sức khỏe và bệnh tật của Trung Quốc cổ đại, “Những ai không tuân theo quy luật của mùa xuân sẽ phải gánh chịu tổn thương ở gan.“

Vậy “quy luật của mùa xuân” là gì? Hãy nghĩ về sự lãnh đạo, phát triển, và một tinh thần thoải mái.

Mùa xuân – mùa của sự lãnh đạo

Trong nhiều nền văn hóa cổ xưa, mùa xuân đại diện cho một sự khởi đầu mới, một thời điểm để thanh lọc và làm mới tạo tiền đề hoạt động cho các mùa còn lại trong năm. Trong y học Trung Quốc, gan cũng đóng một vai trò lãnh đạo có tính quyết định, giống như một vị tướng quân, người chỉ đạo các lực lượng trong cơ thể.

Lý tưởng nhất khi vị tướng gan này là một người điềm đạm – phản ứng một cách thích hợp đối với những thay đổi và thúc đẩy sự cân bằng, tăng trưởng, và một dòng lưu thông năng lượng tự do trong cơ thể.

“Vị tướng đưa ra quyết định về việc chúng ta sẽ đưa năng lượng của chúng ta tới nơi đâu”, Tiến sĩ Mary Rogel, nhà châm cứu và thảo dược ở Chicago, và là biên tập viên của Tạp chí Y học phương Đông cho biết. “Năng lượng đến từ những nơi khác, nhưng chính lá gan, vị tướng, đưa ra quyết định khi nào sử dụng nó, sử dụng ở đâu, và sử dụng bao nhiêu.”

Một vị tướng bệnh tật hay chậm chạp thường mang lại sự hỗn loạn: quân đội thiếu đi sự chỉ đạo, sự trì trệ, và kết quả thất vọng. Trong y học Trung Quốc, một lá gan trì trệ có thể gây ra bệnh tật ở bất cứ nơi đâu trong cơ thể và dẫn đến một loạt các triệu chứng như sưng hoặc viêm khớp, chứng bó cơ, tiêu hóa kém, mất cân bằng nội tiết tố, và các bệnh da liễu.

Đối với một số bệnh nhân của mình, Rogel nói cô phải giải quyết các vấn đề liên quan đến gan trước khi cô có thể làm điều gì khác.

“Đôi khi có những bệnh nhân đến với cơn đau khắp thân thể – bạn khó có thể chạm vào người họ, điều đó thực sự khó khăn để bắt đầu điều trị”, cô nói. “Những người đó theo kinh nghiệm của tôi, tất cả đều bị mất cân bằng ở gan, và khi tôi điều trị xong chứng mất cân bằng gan này, thì sau đó tôi có thể tiến hành điều trị cho họ giống như bất kỳ nào bệnh nhân khác.”

Một thời kỳ mãn kinh khó khăn cũng là thể hiện vai trò lãnh đạo quan trọng của gan. Việc sản xuất nội tiết tố ở mỗi người phụ nữ sẽ suy yếu tự nhiên theo tuổi tác, nhưng một số quá trình chuyển đổi sẽ dữ dội. Theo Rogel, nếu vị tướng có năng lực, thì hẳn có thể điều chỉnh cơ thể để thay đổi nội tiết tố, các triệu chứng sẽ biến mất.

“Nếu bạn tiến hành thanh lọc gan, các triệu chứng mãn kinh sẽ biến mất, và bạn không cần phải làm gì với các nội tiết tố,” cô nói. “Bạn không phải cần đến liệu pháp y học phương Tây trong thay thế bổ sung các nội tiết tố, tất cả những gì bạn cần làm là dọn dẹp mớ hỗn độn để gan có thể thực hiện công việc của nó.”

Chăm sóc tổng thể

Y học hiện đại xem gan như một bộ phận thanh lọc máu, chuyển hóa nội tiết tố, chất độc và vi-rút chết; cách ly những thứ khỏe mạnh khỏi những thứ bệnh tật.

Những bài thuốc thảo dược cổ truyền khác nhau nhằm mục đích làm sạch bộ lọc này với những cây xanh và có vị chua. Thật kì lạ, những thực vật này có xu hướng phát triển vào mùa xuân.

“Nó giống như tự nhiên nói cho chúng ta đã đến lúc thực hiện công việc làm sạch,” Rogel nói. “Làm sạch tất cả những đống chất thải tích tụ do việc ngồi suốt mùa đông và ăn tất cả những loại thực phẩm khó tiêu, việc này giúp cho mọi thứ lại được hoạt động trở lại.”

Những loại cây xanh như bồ công anh và cây chút chít vàng là những phương thức giúp gan duy trì lâu dài đã được sử dụng trên toàn thế giới. Những cây có vị chua nhiều như đại hoàng, chanh, giấm đều có tác dụng tương tự. Vị chua đó giúp đầu óc của vị tướng quân được thanh tĩnh.

Tinh thần thoải mái

Gan là một nhà lãnh đạo, nhưng cơ thể thì luôn luôn thay đổi, nên vị tướng không thể cứng nhắc. Nếu thời khắc mùa xuân dễ rung cảm vẫn không thể kiềm chế được tham vọng của chúng ta, thực sự lúc đó có thể nảy sinh nhiều vấn đề.

Giữa những thái cực của mùa đông và mùa hè, mùa xuân có một tinh thần thoải mái hơn, và do đó, đó cũng là khi chúng ta có một lá gan khỏe mạnh.

Nhưng khi con đường của chúng ta bị chặn, mọi thứ không đi theo cách chúng ta muốn, cơn tức giận của chúng ta sẽ nổi lên, và điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan. Theo y học Trung Quốc, gan đặc biệt nhạy cảm với thứ cảm xúc này, và cơn thịnh nộ dữ dội hoặc kéo dài có thể gây tác động rất xấu lên nó.

Sự oán giận, thất vọng, hoặc cảm giác bị mắc kẹt cũng có thể khiến gan dần trì trệ theo thời gian. Theo Rogel, một số bệnh nhân có thể thấy rõ những tác động xấu tới sức khỏe trở lại chỉ sau một lần nóng giận.

Những thứ khác gây tổn hại cho gan bao gồm rượu, tiếp xúc với hóa chất độc hại, dầu hydro hóa và chất béo chất lượng kém, lượng đường dư thừa, và sử dụng ma túy.

Để giữ vị tướng gan luôn ở trạng thái tốt nhất bạn nên ăn nhiều rau xanh, uống nước chanh, và thêm củ nghệ vào trong bữa ăn của bạn. Một biện pháp trị liệu cụ thể cho sự mất cân bằng gan, hãy ghé thăm các thầy châm cứu hoặc thầy thuốc đông y.

 

 

Tác giả bài viết: Conan Milner

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập92
  • Hôm nay7,663
  • Tháng hiện tại265,730
  • Tổng lượt truy cập36,320,285
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây