Thấy được tầm quan trọng của việc dạy học sinh cách tiêu tiền, hai năm qua Sở GD-ĐT TP.HCM cũng đã đưa chương trình này vào các khóa học ngoại khóa. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia nhìn nhận: Việt Nam chưa có chương trình giáo dục tài chính thực thụ.
Trong các môn học cũng có lồng ghép và chỉ dừng ở mức dạy các cháu tiết kiệm suông chứ chưa có phương pháp.
Motthegioi.vn chia sẻ vài cách dạy trẻ xài tiền để phụ huynh tham khảo.
Đừng dùng mệnh lệnh, hãy giúp trẻ phân tích
Anh Hà Huy Phước, phụ huynh một học sinh lớp 3 trường tiều học Đuốc Sống (quận 1, TP. HCM) giật mình thì kiểm tra tiền lì xì tết của con hết sạch và phát hiện ra cháu mỗi ngày lấy 50 ngàn đem vào lớp mua đồ chơi.
Anh Phước giật mình và giữ tiền của cháu. “Khi nào con cần mua gì nói ba, ba thấy cần thiết thì cho con mua”-anh Phước nói.
“Tuy nhiên, đây không phải là cách giáo dục tài chính cho trẻ, mà chỉ là cách quản lý tiền của con quá cứng nhắc, mệnh lệnh. Người cha đã không biết cách phân tích để cho cháu thấy việc cần thiết, nhu cầu của người con.
Ngày tết trẻ con mừng tuổi ông bà, cha mẹ để nhận lì xì |
Hè năm 2012, con gái chị đã dành dụm được năm triệu đồng gửi sổ tiết kiệm ngân hàng hẳn hoi. Và tiền lì xì tết của con chị cũng hơn ba triệu đồng để ống heo, hè này cháu sẽ đập ống heo đi ngần hàng cùng ba cháu để nộp vào sổ tiết kiệm 5 triệu trước đây.
Và đương nhiên vợ chồng chị cũng thông báo số lãi tiết kiệm từ ngân hàng cho con chị biết. Tính ra, cháu đã tiết kiệm được gần 10 triệu đồng.
Theo chị Hà ngay từ khi lớp 1 chị cũng dẫn con gái chị đi chợ chung và chỉ cho cháu biết 500 đồng sẽ mua được trái chanh, cọng hành, 1.000 đồng mua được quả cà, quả dưa. 6 tuổi, con gái chị cũng đã thuộc và đọc được mệnh giá của từng tờ tiền. Và đến nay 10 tuổi, chị có thể ghi giấy và đưa tiền cho con tự đi chợ theo yêu cầu của chị và cháu làm rất tốt.
Chị Hà cho biết thêm, vợ chồng chị có một nguyên tắc ngay từ khi cháu 7 tuổi là lập sổ thu chi, trong tuần bố cho con 20.000 đồng tiêu vặt cũng phải ghi vào, cô chú, bác nào đến nhà chơi “lì xì” cháu, cháu cũng phải ghi vào.
Tập vở, sách bút đi học là vợ chồng chị sắm đầy đủ, và yêu cầu cháu phải bảo quản, nếu mất thì cháu phải tự lấy tiền tiết kiệm ra sắm. Và cũng từ đấy cháu biết giữ tiền mình hơn.
Cháu đọc những câu chuyện trên báo hay xem tivi thấy những hoàn cảnh các bạn đồng trang lứa bất hạnh, ba cháu hay gợi ý cho cháu giúp bạn, cháu cũng trích tiền tiết kiệm từ ống heo đất giúp bạn.
Trên đây là một tình huống dạy tiết kiệm cho con theo bà Neale S.Godfrey là gần “chuẩn” nhất. Giúp trẻ tiếp cận tiền bạc và vật chất rất rõ ràng, cha mẹ cũng minh bạch trong tài chính với con cái.
Không nên thưởng tiền cho hành vi tốt
Một phụ huynh khác đặt tình huống rằng có nên cho con tiền, thưởng tiền mỗi khi con ngoan, học giỏi đạt điểm cao, bà Neale cho rằng không nên khuyến khích và cho tiền con nằng cách này. Tiền cho trẻ chỉ được trả trên hiệu quả công việc hoàn thành tốt chứ không cho tiền trẻ có hành vi tốt.
Anh Trần Bảo Lâm, phụ huynh một học sinh lớp 10, ngụ quận 1 TP. HCM boăn khoăn: Con anh từ khi lên cấp 3 mỗi tuần anh cho chúng 300 ngàn đồng tiêu vặt (mỗi ngày 50 ngàn, trừ chủ nhật, nếu có phát sinh thêm tiền sinh nhật, đi chơi anh thấy hợp lý thì cho thêm).
Mọi thứ từ tiền quần áo, tập sách vợ chồng anh lo không thiếu thứ gì, thậm chí tiền ăn đóng luôn trong nhà trường mà cháu cứ than không đủ tiêu xài. Vợ chồng anh thật bối rối, không biết dạy chúng như thế nào.
Dạy con tiết kiệm ngay từ lúc nhỏ không bao giờ thừa... |
Với những trẻ lớn 12-17 tuổi bạn nên đóng vai trò ngân hàng. Hãy dùng một cuốn sổ nhỏ để ghi lại tiền tiết kiệm của trẻ. Sau đó, mỗi khi con bạn muốn rút tiền tiết kiệm để làm gì đó, trẻ sẽ hỏi đến ý kiến của bạn và thảo luận trườc khi lấy tiền.
Nếu khi trao đổi, bạn thấy trẻ không nên tiêu tiền vào việc đó, bạn hãy đặt hạn một tuần để trì hoãn. Bởi vì rất nhiều người khi tiêu tiền đã gặp rắc rối với những quyết định mua sắm vội vàng, rất có khả năng sau một tuần con bạn sẽ quên đi những món đồ muốn mua.
“Nhưng nếu sau đó trẻ không quên thì bạn cần làm gì? Bạn hãy lên phương án “khấu trừ lương”, bạn giữ lại một số tiền số định mỗi tuần trích trong tổng số tiền tiêu vặt của trẻ.
Một tháng sau, hãy cho trẻ thấy được đã tích cóp được bao nhiêu và nhấn mạnh nhiều tháng sau đó số tiền sẽ được tăng lên nhiều. Thông thường, viễn cảnh về một lưng vốn dồi dào sẽ biến trẻ thành một người tiết kiệm tích cực”- bà Neale khẳng định.
Tác giả bài viết: Quốc Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn