Nhắc đến Trung Quốc hiện nay, người ta sẽ nhắc đến thực phẩm độc hại, không khí sông ngòi ô nhiễm, tham nhũng, bê bối tình dục, cùng những tuyên bố ngông cuồng và tham vọng viễn vông. Hình ảnh ấy hoàn toàn xa lạ với một Trung Quốc xưa kia, uy nghi với Vạn Lý Trường Thành, thông tuệ với kho tàng tri thức Khổng Tử, tinh thần chính nghĩa bao trùm trong Tam Quốc Chí, và sự kính trọng dành cho Thần Phật cùng người tu luyện, vốn là điều được truyền tải trong Tây Du Kí.
Trung Quốc ngày nay là Vạn Lý Trường Thành có đoạn sụp đổ, Viện Khổng Tử chỉ còn là hình thức, thậm chí bị biến thành công cụ gián điệp tại nước ngoài, anh hùng Tam Quốc chỉ còn tồn tại trong những bộ phim hở hang, khiêu gợi kích thích dục vọng và tranh đấu, người tu luyện chân chính bị phỉ báng, đàn áp và mổ cắp nội tạng.
So sánh thực tại và quá khứ, người ta bất chợt giật mình thảng thốt, tự hỏi điều gì đã xảy ra cho đất nước với dân số lên đến hàng tỉ người. Cửu Bình sẽ cho những ai muốn hiểu rõ về thực trạng này câu trả lời chính xác nhất.
Theo Tiến sĩ Chương Thiên Lượng, trợ Giáo sư trường đại học George Mason, khoa học chính trị hiện đại giảng, bất kì đảng phái chính trị nào cũng có thể duy trì quyền lực bằng bạo lực, sự giàu có và văn hóa, nhưng trong số 3 thứ đó, văn hóa có sức mạnh to lớn nhất.
“Trung Quốc cổ xưa, Khổng Tử không hề dùng bạo lực để đe dọa học trò, ông cũng không dùng tiền để mua chuộc họ. Bản thân Khổng Tử rất nghèo, thỉnh thoảng ông không có gì bỏ bụng. Thế nhưng học trò vẫn theo học vì nhân đức của ông”, Tiến sĩ Chương giải thích.
Ông cho biết, ĐCSTQ cũng nhận ra tầm quan trọng của văn hóa, nên đã thành lập “văn hóa Đảng”, kiểm duyệt thông tin gắt gao, loại bỏ “đức nhân” truyền thống của người Trung Quốc như: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Cuộc tấn công vào các giá trị đạo đức thể hiện rõ trong chiến dịch “Phá Tứ Cựu” trong Đại Cách mạng Văn hóa, nghĩa là phá bỏ quan niệm cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ và thói quen cũ.
Văn hóa Đảng là văn hóa tranh đấu, đạp đổ và phá bỏ, hiện đã thấm nhuần trong tư tưởng từng người dân Trung Quốc bởi quá trình đầu độc bài bản và có hệ thống từ khi họ bước vào độ tuổi cắp sách đến trường. Văn hóa ấy trở thành máu huyết lưu thông trong tư tưởng mà chính bản thân họ cũng không thể nhận ra. Đây là điều độc ác nhất mà ĐCSTQ thực hiện với người dân của họ, mục tiêu là biến đổi lương tri, gieo vào đầu con người những quan điểm, chuẩn mực lệch lạc, làm méo mó và biến dị tư tưởng, cuối cùng người dân sẽ hoàn toàn “thuần phục” Đảng.
“Trước khi có chủ nghĩa cộng sản, bất kỳ nền văn hóa nào cũng đều liên quan chặt chẽ với Thần, bởi vì nguồn gốc văn hóa của các nền văn minh ấy bắt nguồn từ các vị Thần. Văn hóa Trung Hoa cũng không ngoại lệ. Nền văn hóa ấy là do Thần tạo ra, văn hóa truyền thống có kết nối sâu sắc với Nho giáo, Khổng giáo và Phật giáo. Hoàng đế, người sáng lập ra truyền thống văn hóa của người Trung Hoa, cũng là một người tu Đạo”, Tiến sĩ Chương cho biết.
Nhìn vào Trung Quốc ngày nay, người ta sẽ không tìm đâu được nét văn hóa truyền thống cổ xưa vốn coi trọng đạo đức và nhân cách làm người.
Tất cả những điều này sẽ được đề cập đến trong “Cửu Bình: Chín bài bình luận về Đảng Cộng Sản Trung Quốc“.
Nhận xét về Cửu Bình, rất nhiều độc giả hy vọng cuốn sách có thể đến được tay nhiều người dân Trung Quốc hơn nữa, để họ có thể tìm về “nhân chi sơ tính bản thiện” của mình, và nhận ra bản chất xấu xa cùng những tội ác “kinh thiên động địa” của ĐCSTQ.
“Nhiều trí thức, trong đó có tôi, từng nghĩ rằng ĐCSTQ có mặt tốt, mặc dù cũng có mặt xấu. Nhưng chúng tôi đã lầm khi tin là ĐCSTQ đã làm được một số điều tốt đẹp, chẳng hạn như cải cách và mở cửa”, ông Trần Dụng Lâm, cựu Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Sydney, hiện là trí thức lưu vong được chính phủ Australia cấp quyền tị nạn.
“Mặc dù sự tàn bạo của ĐCSTQ là không thể tha thứ, nhưng tôi không biết nhiều về những tội ác phản nhân loại đã bị che đậy. Những điều ấy được tiết lộ trong cuốn Cửu Bình. Nếu không đọc Cửu Bình, rất khó để có thể nhìn ra được bản chất tà giáo của ĐCSTQ”.
“Cửu Bình là một tài liệu nổi tiếng mang ý nghĩa lịch sử. Nó không chỉ khai mở ký ức của người dân mà còn của cả những nhà trí thức”, ông Trần nhận định.
Leonid Kravchuk, vị tổng thống đầu tiên của Ukraina cho biết: “Sau khi phân tích cuốn sách này, kết luận đầu tiên của tôi là cuốn sách cùng với tác giả của nó sẽ thay đổi suy nghĩ của 100 triệu người dân”.
Cho đến nay, Cửu Bình đã được dịch sang 27 thứ tiếng. Nó không chỉ phổ biến trong xã hội quốc tế, mà còn là một trong những cuốn sách yêu thích của vị tổng thống này.
“ĐCSTQ thường phản ứng ngay lập tức khi bị bất cứ nước nào chỉ trích. Tuy nhiên, cho tới hôm nay, ĐCSTQ chưa từng bác bỏ ‘Cửu Bình’. Sự thật là ‘Cửu Bình’ đã phơi bày bản chất của Đảng. Nếu ĐCSTQ phản ứng với lời chỉ trích, thì lời nói này sẽ thu hút nhiều ngày càng nhiều người đọc cuốn sách ấy hơn nữa. Vì vậy, ĐCSTQ không dám có bất kỳ phản ứng nào”, theo Đông Phương, người dẫn chương trình truyền hình của đài Tân Đường Nhân (NTD) có trụ sở tại Mỹ, người từng chứng kiến cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn.
Ông Hạ Tân, một chuyên gia về Trung Quốc ở Washington, cho biết Trung Quốc thực chất chỉ là một nước yếu dù cố tỏ ra mạnh mẽ.
Cụ thể, về kinh tế Trung Quốc hiện đang là nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới nhưng thực chất nước này đang đối mặt với vô vàn nguy cơ bất ổn, trong đó là bong bóng bất động sản chực vỡ, vấn đề nợ công, tốc độ tăng trưởng chậm. Về mặt quân sự, Trung Quốc không ngừng phô trương thanh thế, nhưng quân đội nước này là lực lượng tham nhũng bậc nhất.
Đất nước Trung Quốc hiện nay như một tòa nhà cao tầng nguy nga nhưng bên trong mối mọt đã gặm nhắm gần như “sạch sẽ”. Tuy nhiên, bao thế hệ qua đi và vô số người dân Trung Quốc đáng thương kia hiện vẫn đang bị lừa dối, bởi lẽ họ đã quen đánh giá mọi thứ bằng vẻ bề ngoài. Cửu Bình sẽ là hy vọng và tương lai của Trung Quốc khi thông qua cuốn sách này người dân có thể nhìn thấu bản chất của ĐCSTQ.
Hiện phong trào thoái Đảng diễn ra mạnh mẽ tại Trung Quốc khi Cửu Bình được lan rộng. Theo thống kê chính thức của trang chuyên về hoạt động này, tính đến ngày 24/12 đã có 188,086,571 đăng kí thoái Đảng.
Sự phát triển của phong trào này có thể mang đến hy vọng mới cho Trung Quốc, hồi phục văn hóa và nhân cách đạo đức khi lương tâm con người thức tỉnh.
Tác giả bài viết: Thanh Thanh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn