Tin giả đang thao túng chúng ta

Thứ sáu - 19/01/2018 08:41

Tin giả đang thao túng chúng ta

Tuổi Trẻ Online điểm lại những vụ tin tức giả đình đám nhất trong năm 2017, để thấy "vấn nạn tin giả" giờ đây đã đa dạng đến mức nào và ảnh hưởng đến cuộc sống thực như thế nào.

 

Yếu nhân - mồi ngon của tin giả

 

Các yếu nhân luôn là chủ đề ưa thích của tin tức giả, và trong số các chính khách, nguyên thủ quốc gia, không ai mệt vì tin giả như Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Không phải ngẫu nhiên mà ông Trump ghét tin giả đến thế. Sự thật là có rất nhiều tin nhằm vào ông mà rõ ràng là ác ý, cung cấp "1 nửa sự thật" để người tiếp nhận thông tin hiểu sai về vấn đề.

Cuối tháng 7, ông bị "vu" là phớt lờ một em bé khuyết tật muốn bắt tay với mình và bị ném đá dữ dội, trước khi thông tin này chính thức được dán nhãn "tin giả". 

Cụ thể, ngày 29-7, trang mạng  washingtonjournal.com giật tít "Đoạn video về em bé khuyết tật muốn bắt tay (ông) Trump và bị ngó lơ sẽ làm tan nát trái tim bạn", kèm đoạn băng cho rằng tổng thống đã bắt tay với mọi người, trừ cậu bé ngồi xe lăn, tại 1 sự kiện ở Nhà Trắng.

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 1.

Tổng thống Trump đang “lơ” cậu bé giơ tay? Sự thật là cậu không phải kêu ông bắt tay mà đang khoe món đồ đang cầm trong tay

Đoạn video vỏn vẹn 24 giây thu hút được 250.000 lượt xem trên YouTube. 

Sự thật là, trong một đoạn video dài hơn do Nhà Trắng cung cấp, trước khi phát biểu tại sự kiện, ông Trump đã dừng lại và trò chuyện với cậu bé Montgomery Weer, 3 tuổi. 

Mẹ cậu bé sau đó cũng nói rõ là dù trong video cậu có đưa tay ra nhưng không phải là muốn bắt tay với tổng thống.

"Ông Trump không lơ con trai tôi và Monty cũng đâu có cố bắt tay ông ấy. Thứ nhất, với 1 đứa bé 3 tuổi bắt tay chả có ý nghĩa gì; thứ hai, nó chỉ đang muốn khoe tấm thẻ mới được mật vụ tặng mà thôi"

Bà Marjorie, mẹ bé Weer, viết trên Facebook

Dù là tin giả, nhưng bài viết của Washington Journal cũng kịp khiến nhiều người lầm tưởng mà phẫn nộ. 

Trong số này có cả nhà văn Anh J.K. Rowling - tác giả loạt tiểu thuyết phù thủy Harry Potter nổi tiếng. Bà Rowling chỉ trích ông Trump trên Twitter, sau đó đã xóa tin nhắn này và xin lỗi gia đình bé Weer nhưng không xin lỗi ông Trump!

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 3.

Ảnh chụp màn hình từ một đoạn video khác cho thấy ông Trump có cúi xuống hỏi thăm cậu bé

 

 

 

Sau vụ "ngó lơ em bé", tổng thống Trump lại tiếp tục xuất hiện trong nhiều bản tin giả trong chuyến thăm Nhật Bản trước khi đến Đà Nẵng hồi tháng 11-2017. 

Nhiều tờ báo, trang mạng đã đăng hình ông Trump "đổ ụp" cả hộp thức ăn cho cá khi tham gia hoạt động này cùng Tổng thống Nhật Shinzo Abe.

Song đây cũng là trường hợp "một nửa sự thật không phải là sự thật". Một số tấm ảnh và video khác cho thấy chính ông Abe cũng làm thế chứ không phải ông Trump "phàm phu" như những người tin theo tin giả đã chỉ trích ông.  

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 5.

Nếu gọi ông Trump cho cá ăn “phàm phu” trong ảnh này…

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 6.

thì cách ông Abe cho cá ăn phải gọi là gì?

 

 

 

Tin khó tin (nhưng vẫn có người tin)

 

Trong thời tin tức giả, các phương tiện truyền thông chính thống luôn kêu gọi người đọc "nghĩ kỹ trước khi chia sẻ" và tăng cường cảnh giác, cũng như trang bị cho mình khả năng thẩm định thông tin. 

Vậy nhưng tin tức giả với nội dung không tưởng, khó tin như phim, vẫn có đất sống, vẫn kịp gây hoang mang và vẫn được người người nhà nhà chia sẻ.

Điển hình cho loại tin giả này là thông tin "NASA xác nhận Trái Đất sẽ chìm trong bóng đêm 15 ngày liền", xuất hiện trên trang twofeed.org vào ngày 29-5-2017, và hai trang reflectionofmind.org và globalrevolutionnetwork.com vào ngày 12-1-2017. 

Twofeed cho rằng "thời khắc tăm tối" sẽ đến vào tháng 11-2017, trong khi hai trang kia khẳng định nó xảy ra vào tháng 3-2017. Các bài viết này đều dẫn thông tin từ NASA, giải thích lý do của hiện tượng này là vì sao Mộc, sao Kim và Mặt trời va chạm nhau.

Sự thật thì chẳng có chuỗi ngày "đen tối" nào diễn ra và dĩ nhiên NASA chưa hề thông báo chuyện hoang đường nào như thế. Đó là chưa kể thông tin này xuất hiện lần đầu vào năm 2015 nhưng năm nào "xào lại" thì cũng có người tin.  

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 8.

NASA chưa bao giờ tuyên bố Trái đất sẽ chìm vào tăm tối

Tương tự, hồi tháng 5-2017, một bài viết từ trang World News Daily Report được chia sẻ trên mạng xã hội, trích lời một người đàn ông ở bang Colorado (Mỹ) khẳng định mình bị Bigfoot - một sinh vật to lớn kiểu người tiền sử trước giờ chỉ tồn tại qua giai thoại hay lời đồn, tấn công và "quấy rối tình dục". 

Câu chuyện hoang đường đến nhường này vẫn khiến nhiều người chia sẻ nhiệt tình trên mạng, dù chính World News Daily Report đã ghi rõ trên phần giới thiệu rằng trang web này chỉ đăng toàn nội dung hư cấu!

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 9.

Ảnh chụp màn hình một người chia sẻ bản tin giả về "thợ săn bị Bigfoot tấn công" kèm lời bình châm chọc.

Tin giả bất nhân

 

Sau mỗi thiên tai, thảm họa, tin tức thường rất nhiễu và dễ khiến người ta tin ngay. Đây lại là mảnh đất cho "truyền thông bất lương", những kẻ lợi dụng thảm cảnh để tung tin giả bất nhẫn, hoạt động.

Ngày 14-6-2017, tòa nhà 24 tầng Grenfell Tower ở London (Anh) bốc cháy khiến 71 người thiệt mạng và hơn 70 người bị thương. Trong tình cảnh đau buồn đó, trên mạng xã hội lại lan truyền đường link đến bài báo về câu chuyện thần kỳ của 1 em bé "được tìm thấy vẫn còn sống 12 ngày sau vụ cháy".

Đường link sử dụng hình ảnh dùng để đăng tin nóng (breaking news) của BBC và măng-sét của trang Metro (Anh), dù cả hai cơ quan truyền thông này sau đó khẳng định họ không liên quan gì đến bản tin.

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 10.

Tin giả được thiết kế như thật bằng cách lấy logo của các cơ quan uy tín

Tác giả bài viết khẳng định cả cảnh sát London và thị trưởng thành phố này là ông Sadiq Khan đều xác nhận câu chuyện trên, song chỉ cần vài thao tác kiểm tra cơ bản trên Twitter cũng thấy họ không hề nói vậy. 

"Kẻ bệnh hoạn nào lại lan truyền tin giả về em bé sống sót sau thảm họa chứ, thật không bằng cầm thú" - một người chỉ trích không tiếc lời trên Twitter.

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 11.

Và những chỉ trích: “Đây là tin giả được viết bởi một kẻ không có lương tâm”

Ăn theo thảm họa cháy tòa nhà Grenfell Tower còn là bản tin trên trang News360-tv.com, cho rằng siêu sao điền kinh Usain Bolt đã tặng 2 triệu USD cho các nạn nhân. 

Người đại diện của nhà vô địch chạy cự ly ngắn người Jamaica sau đó khẳng định đây là "tin giả", sau khi nó đã kịp lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội.

Những người đã hân hoan chia sẻ câu chuyện nói trên cảm thấy giận dữ khi biết nó là tin giả, song họ cũng nên tự trách mình đã không cẩn thận kiểm tra thông tin trước khi bấm "share".

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 12.

Lại một trang tin giả như thật sử dụng hình ảnh người nổi tiếng Usain Bolt

Tin giả vì mục đích tốt?

 

Tin vịt nhằm gây hoang mang, trục lợi là một chuyện, nhưng tin giả vì mục đích tốt thì sao? Đề tài tranh luận này xuất hiện sau khi đoạn video "lấy nước mắt người xem" của phóng viên tạp chí uy tín National Geographic về chú gấu Bắc cực gầy trơ xương phải vất vả kiếm ăn vì đói được đưa lên Instagram hồi đầu tháng 12-2017.

Tác giả bức ảnh Paul Nicklen cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân chú gấu này gần như chết đói và phải chật vật tìm thức ăn. Đến ngày 20-12, đoạn video trên đã thu được 1,5 triệu lượt xem.

Tuy nhiên, khi cơn xúc động và phẫn nộ đã qua, nhiều nhà khoa học và chuyên gia đã chỉ ra những điểm bất thường, đủ cơ sở để gọi đoạn video này là "tin giả".

 

Leo Ikakhik, chuyên gia quan sát gấu Bắc Cực thuộc vùng Nunavut (Canada), cho biết ông không ngạc nhiên gì khi xem video của National Geographic, do lẽ "đó chỉ là chuyện bình thường của chu kỳ tự nhiên". 

Với bảy năm kinh nghiệm, ông Ikakhik khẳng định với Đài Russia Today của Nga rằng đã nhiều lần thấy gấu chết đói và cho rằng không nên buộc tội ngay cho "biến đổi khí hậu", vì con gấu đó hoàn toàn có thể bị thương hoặc bệnh nên không thể săn mồi như bình thường, dẫn đến chết đói.

"Đây chỉ là chuyện riêng của con gấu chứ không phải biến đổi khí hậu"

Chuyên gia Leo Ikakhik

Theo đài Russia Today, đã có ý kiến chỉ trích việc người ta chỉ từ 1 sự vụ đơn lẻ - một con gấu gầy trơ xương gây thương cảm đồng mạng - mà đã vội nhảy vào kết luận là biến đổi khí hậu đang tàn phá thiên nhiên.

Đó là chưa kể tờ National Geographic dường như có động cơ "không trong sáng", khi video được quay vào tháng 8, tức mùa hè và không có tuyết, nhưng chờ đến tháng 12 mới công bố, khiến nhiều người lầm tưởng mùa đông mà sao quang cảnh trơ trọi, tàn khốc đến vậy.

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 15.

Chú gấu này có thể chỉ bị thương hay bệnh nên gầy yếu, chứ không liên quan gì đến biến đổi khí hậu.

Vậy đoạn video xúc động về chú gấu rõ là tin giả, nhưng có thể thấy National Geographic muốn mọi người chú ý đến vấn đề biến đổi khí hậu. Song, trong bài viết trên báo The Globe and Mail (Canada) ngày 11-12, tác giả Margaret Wente cho rằng mục đích không thể biện minh cho phương tiện, và tin giả với hảo ý thật ra có thể gây tác dụng ngược.

Bà Wente cho biết mình "hết sức tình cờ" cũng có mặt ở khu vực nơi đoạn video được quay hồi hè, và thấy rất nhiều chú gấu khỏe mạnh khác xuất hiện ở khắp nơi. 

"Vậy con gấu nào thật hơn, những chú gấu xinh đẹp khỏe mạnh (trong câu chuyện) của tôi hay một con đang bệnh và sắp chết của National Geographic?"

Nhà báo Margaret Wente

Bà Wente cho rằng "các câu chuyện phóng đại quá đáng và gây sợ hãi" không chỉ có hại cho khoa học mà còn cho cả những nhà môi trường học đang muốn giành được sự ủng hộ từ công chúng. 

"Nhiều người thực sự lo ngại về biến đổi khí hậu, nhưng họ cũng rất nghi ngờ các nhà hoạt động hành xử như ‘chú bé chăn cừu’" - bà Wente viết, ngụ ý chuyện "báo động giả" về các nguy cơ môi trường.

"Tin giả vì mục đích tốt sẽ gây tác dụng ngược là làm giảm độ khả tín của (những người hoạt động vì môi trường), và những người lo ngại về biến đổi khí hậu sẽ không bao giờ quên câu chuyện này (rằng mối lo của họ đã bị lợi dụng)" - bài viết kết luận.  

'Điều thần kỳ' không có thật

 

Còn gì ấm lòng hơn khi giữa những tin tức bạo lực, khủng bố đau buồn lại tìm được những câu chuyện thần kỳ, như chuyện hai phụ nữ người Hawaii sống sót sau 5 tháng lênh đênh trên biển.

Jennifer Appel và Tasha Fuiaba dự định đi từ Hawaii đến hòn đảo Tahiti ở vùng Polynesia thuộc Pháp bằng thuyền buồm, hành trình dài hơn 4.300km. 

Đến tháng 5-2017, theo lời kể của hai phụ nữ này, tàu họ bị hỏng động cơ, cột buồm chính bị mất, và gặp bão, nên phải lênh đênh trên biển suốt 5 tháng, trước khi được Hải quân Mỹ tìm thấy và cứu sống.

Appel và Fuiava cho biết có hai chú chó ở cùng họ trên thuyền, giúp họ giữ tinh thần, và họ có thể "sống ổn" gần nửa năm giữa đại dương vì đã chuẩn bị sẵn máy lọc nước và thức ăn đủ dùng cho một năm. Họ đã kinh qua một trận cuồng phong và một cuộc tấn công kéo dài 6 giờ của những con cá mập dài 6 mét.  

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 17.

Không có câu chuyện thần kỳ nào về hai người phụ nữ và hai chú chó này?

Câu chuyện thần kỳ của hai người phụ nữ gây xôn xao trên mạng, cho đến khi người ta bắt đầu nhìn lại sự việc và phát hiện ra nhiều "lỗ hổng" trong lời kể của Appel và Fuiaba.  

“Hai người phụ nữ Hawaii này đã không hề kích hoạt đèn hiệu khẩn cấp trên tàu, và các nhà khí tượng học cho rằng cơn bão khủng khiếp mà họ đã trải qua không tồn tại”

Đài CBC (Canada)

Đèn hiệu khẩn cấp (emergency beacon) là thiết bị có kết nối vệ tinh, khi được kích hoạt sẽ gửi thông tin vị trí về cơ quan chức năng trong vòng vài phút. Thiết bị này có thể kích hoạt bằng tay, hoặc tự động kích hoạt khi chìm xuống nước.

Appel và Fuiaba ban đầu cho biết họ có sáu thiết bị liên lạc khác nhau trên tàu, nhưng tất cả đều hỏng, khiến họ không kêu cứu được với ai. Song, sau khi câu chuyện đèn hiệu khẩn cấp bị phanh phui, Appel lại cho rằng họ có mang theo thiết bị này và được cài đặt đầy đủ. 

Khi được hỏi tại sao họ không kích hoạt nó, Appel trả lời vì họ không nghĩ mình đang ở trong tình trạng khẩn cấp, đe dọa đến tính mạng đến mức phải báo động.

Ngoài ra, dữ liệu từ Dịch vụ thời tiết quốc gia Hoa Kỳ và NASA đều cho thấy không có cơn bão nào xảy ra như mô tả của hai người phụ nữ này. Câu chuyện cá mập tấn công cũng bị giới khoa học đặt nghi vấn. 

Giáo sư Kim Holland (ĐH Hawaii) nói với hãng tin AP rằng không có chuyện cá mập "tấn công có tổ chức và kéo dài" như lời kể của Appel và Fuiaba.

TRƯỜNG SƠN

 

 

Học sinh Mỹ được dạy phân biệt tin thật - giả

03/01/2018 13:19 GMT+7
 

TTO - Giới trẻ online hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày, nhưng lại chật vật để hiểu những nội dung nhận được.


Theo ABC News, các nhà lập pháp Mỹ đang thúc giục các trường học quan tâm nhiều hơn đến vấn đề giảng dạy cho học sinh khả năng phân biệt tin tức thật giả trên Internet, trước tình trạng tin giả được phát tán đầy rẫy.

Nhiều bang ở Mỹ đã giới thiệu hoặc thông qua những đạo luật kêu gọi hệ thống trường công ráo riết hơn trong việc dạy kỹ năng đọc hiểu truyền thông. Dẫu một số bang bao gồm Washington, Connecticut, Rhode Island và New Mexico đã ban hành thành luật, và được hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ủng hộ, vấn đề này vẫn chưa nhận được sự quan tâm ở mức độ cần thiết.

Một số bang như Arizona, New York và Hawaii được kỳ vọng sẽ thông qua đạo luật này trong năm 2018.

Một học sinh 14 tuổi trong lớp đọc hiểu kỹ thuật số của cô Jennifer Rocca - Ảnh: AP

Hans Zeiger, nghị sĩ đảng Cộng hòa ở Washington, cho rằng trường học nên dạy về tầm quan trọng của tin tức tốt, cũng như các phương tiện cần để đi đúng hướng trong môi trường thông tin phức tạp.

Theo nhóm ủng hộ, các cấp giáo dục cơ sở (từ mẫu giáo cho đến lớp 12) của Mỹ không theo kịp những thay đổi chóng mặt của công nghệ. Các nghiên cứu cho thấy, nhiều trẻ em lên mạng hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày, nhưng lại chật vật để hiểu những nội dung nhận được.

Trong nhiều năm qua, các trường học được thúc giục kết hợp vấn đề đọc hiểu truyền thông - bao gồm khả năng đánh giá và phân tích nguồn thông tin - vào kế hoạch giảng dạy ở những môn giáo dục công dân, khoa học, nghệ thuật ngôn ngữ...

Những nỗ lực này bắt đầu nhận được sự ủng hộ tích cực sau đợt bầu cử tổng thống Mỹ 2016, giai đoạn cho thấy thậm chí rất đông người lớn cũng có thể bị lừa gạt, dẫn dắt bởi thông tin sai lệch.

Michelle Ciulla Lipkin, Giám đốc điều hành Hiệp hội Quốc gia về Giáo dục Đọc hiểu Truyền thông, chia sẻ: "Năm năm trước, thật khó để mọi người hiểu chúng tôi đang làm gì và chúng tôi muốn ngành giáo dục xuất hiện điều gì, cũng như những kỹ năng học sinh cần học. Hiện nay, tầm quan trọng của việc này trong lớp học là không cần bàn cãi nữa".

Một nghiên cứu công bố năm 2016 của Đại học Stanford đưa ra cảnh báo rằng, học sinh ở trường trung học cho đến đại học "dễ dàng bị lừa" và không được trang bị tốt nhằm ứng phó với thông tin trên mạng.

Trong chương trình học trường cấp hai ở tiểu bang New Mexico, đọc hiểu truyền thông chỉ là môn học tự lựa chọn, trong khi môn kỹ năng tài chính là bắt buộc. Một dân biểu bang này, Antonio "Moe" Maestas, cho biết ông hy vọng đọc hiểu truyền thông sẽ được lồng ghép xuyên suốt chương trình học trong những năm tới đây.

Thông tin hỗn loạn trên Internet khiến người lớn cũng dễ bị lừa - Ảnh: Twitter

Đạo luật mới ở bang Washington yêu cầu nhân viên giám thị nhóm trường của bang phải lập trang web có các đường dẫn tới các phương pháp rèn luyện đọc hiểu truyền thông thành công.

Văn phòng giám thị cũng phải thực hiện khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng thủ thư, giáo viên, hiệu trưởng các trường kết hợp những vấn đề này vào chương trình giảng dạy.

Tháng 6-2017, thống đốc bang Connecticut đã ký một đạo luật, thành lập hội đồng cố vấn để triển khai tư vấn, bao gồm hướng dẫn học sinh sinh viên đánh giá những nội dung họ thấy và đọc online.

Jennifer Rocca, quản lý thư viện kiêm giáo viên của một trường trung học ở Brookfield, Connecticut, thuộc nhóm những người ủng hộ, thúc giục các nhà hành pháp phê chuẩn đạo luật.

Môn đọc hiểu kỹ thuật số của cô là bắt buộc đối với học sinh năm đầu. Lớp thử thách học viên đánh giá tính đáng tin cậy của các nguồn online, để họ có thể phát hiện ra thông tin sai.

"Bạn nên biết cách lướt Internet và đánh giá thông tin cho dù học trường nào", cô bày tỏ hy vọng các trường học sẽ coi trọng đào tạo kỹ năng này.

 

Tin giả đang thao túng chúng ta

 

 

Tuổi Trẻ Online điểm lại những vụ tin tức giả đình đám nhất trong năm 2017, để thấy "vấn nạn tin giả" giờ đây đã đa dạng đến mức nào và ảnh hưởng đến cuộc sống thực như thế nào.

Yếu nhân - mồi ngon của tin giả

 

Các yếu nhân luôn là chủ đề ưa thích của tin tức giả, và trong số các chính khách, nguyên thủ quốc gia, không ai mệt vì tin giả như Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Không phải ngẫu nhiên mà ông Trump ghét tin giả đến thế. Sự thật là có rất nhiều tin nhằm vào ông mà rõ ràng là ác ý, cung cấp "1 nửa sự thật" để người tiếp nhận thông tin hiểu sai về vấn đề.

Cuối tháng 7, ông bị "vu" là phớt lờ một em bé khuyết tật muốn bắt tay với mình và bị ném đá dữ dội, trước khi thông tin này chính thức được dán nhãn "tin giả". 

Cụ thể, ngày 29-7, trang mạng  washingtonjournal.com giật tít "Đoạn video về em bé khuyết tật muốn bắt tay (ông) Trump và bị ngó lơ sẽ làm tan nát trái tim bạn", kèm đoạn băng cho rằng tổng thống đã bắt tay với mọi người, trừ cậu bé ngồi xe lăn, tại 1 sự kiện ở Nhà Trắng.

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 1.

Tổng thống Trump đang “lơ” cậu bé giơ tay? Sự thật là cậu không phải kêu ông bắt tay mà đang khoe món đồ đang cầm trong tay

Đoạn video vỏn vẹn 24 giây thu hút được 250.000 lượt xem trên YouTube. 

Sự thật là, trong một đoạn video dài hơn do Nhà Trắng cung cấp, trước khi phát biểu tại sự kiện, ông Trump đã dừng lại và trò chuyện với cậu bé Montgomery Weer, 3 tuổi. 

Mẹ cậu bé sau đó cũng nói rõ là dù trong video cậu có đưa tay ra nhưng không phải là muốn bắt tay với tổng thống.

"Ông Trump không lơ con trai tôi và Monty cũng đâu có cố bắt tay ông ấy. Thứ nhất, với 1 đứa bé 3 tuổi bắt tay chả có ý nghĩa gì; thứ hai, nó chỉ đang muốn khoe tấm thẻ mới được mật vụ tặng mà thôi"

Bà Marjorie, mẹ bé Weer, viết trên Facebook

Dù là tin giả, nhưng bài viết của Washington Journal cũng kịp khiến nhiều người lầm tưởng mà phẫn nộ. 

Trong số này có cả nhà văn Anh J.K. Rowling - tác giả loạt tiểu thuyết phù thủy Harry Potter nổi tiếng. Bà Rowling chỉ trích ông Trump trên Twitter, sau đó đã xóa tin nhắn này và xin lỗi gia đình bé Weer nhưng không xin lỗi ông Trump!

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 3.

Ảnh chụp màn hình từ một đoạn video khác cho thấy ông Trump có cúi xuống hỏi thăm cậu bé

 

 

 

Sau vụ "ngó lơ em bé", tổng thống Trump lại tiếp tục xuất hiện trong nhiều bản tin giả trong chuyến thăm Nhật Bản trước khi đến Đà Nẵng hồi tháng 11-2017. 

Nhiều tờ báo, trang mạng đã đăng hình ông Trump "đổ ụp" cả hộp thức ăn cho cá khi tham gia hoạt động này cùng Tổng thống Nhật Shinzo Abe.

Song đây cũng là trường hợp "một nửa sự thật không phải là sự thật". Một số tấm ảnh và video khác cho thấy chính ông Abe cũng làm thế chứ không phải ông Trump "phàm phu" như những người tin theo tin giả đã chỉ trích ông.  

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 5.

Nếu gọi ông Trump cho cá ăn “phàm phu” trong ảnh này…

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 6.

thì cách ông Abe cho cá ăn phải gọi là gì?

 

 

 

Tin khó tin (nhưng vẫn có người tin)

 

Trong thời tin tức giả, các phương tiện truyền thông chính thống luôn kêu gọi người đọc "nghĩ kỹ trước khi chia sẻ" và tăng cường cảnh giác, cũng như trang bị cho mình khả năng thẩm định thông tin. 

Vậy nhưng tin tức giả với nội dung không tưởng, khó tin như phim, vẫn có đất sống, vẫn kịp gây hoang mang và vẫn được người người nhà nhà chia sẻ.

Điển hình cho loại tin giả này là thông tin "NASA xác nhận Trái Đất sẽ chìm trong bóng đêm 15 ngày liền", xuất hiện trên trang twofeed.org vào ngày 29-5-2017, và hai trang reflectionofmind.org và globalrevolutionnetwork.com vào ngày 12-1-2017. 

Twofeed cho rằng "thời khắc tăm tối" sẽ đến vào tháng 11-2017, trong khi hai trang kia khẳng định nó xảy ra vào tháng 3-2017. Các bài viết này đều dẫn thông tin từ NASA, giải thích lý do của hiện tượng này là vì sao Mộc, sao Kim và Mặt trời va chạm nhau.

Sự thật thì chẳng có chuỗi ngày "đen tối" nào diễn ra và dĩ nhiên NASA chưa hề thông báo chuyện hoang đường nào như thế. Đó là chưa kể thông tin này xuất hiện lần đầu vào năm 2015 nhưng năm nào "xào lại" thì cũng có người tin.  

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 8.

NASA chưa bao giờ tuyên bố Trái đất sẽ chìm vào tăm tối

Tương tự, hồi tháng 5-2017, một bài viết từ trang World News Daily Report được chia sẻ trên mạng xã hội, trích lời một người đàn ông ở bang Colorado (Mỹ) khẳng định mình bị Bigfoot - một sinh vật to lớn kiểu người tiền sử trước giờ chỉ tồn tại qua giai thoại hay lời đồn, tấn công và "quấy rối tình dục". 

Câu chuyện hoang đường đến nhường này vẫn khiến nhiều người chia sẻ nhiệt tình trên mạng, dù chính World News Daily Report đã ghi rõ trên phần giới thiệu rằng trang web này chỉ đăng toàn nội dung hư cấu!

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 9.

Ảnh chụp màn hình một người chia sẻ bản tin giả về "thợ săn bị Bigfoot tấn công" kèm lời bình châm chọc.

Tin giả bất nhân

 

Sau mỗi thiên tai, thảm họa, tin tức thường rất nhiễu và dễ khiến người ta tin ngay. Đây lại là mảnh đất cho "truyền thông bất lương", những kẻ lợi dụng thảm cảnh để tung tin giả bất nhẫn, hoạt động.

Ngày 14-6-2017, tòa nhà 24 tầng Grenfell Tower ở London (Anh) bốc cháy khiến 71 người thiệt mạng và hơn 70 người bị thương. Trong tình cảnh đau buồn đó, trên mạng xã hội lại lan truyền đường link đến bài báo về câu chuyện thần kỳ của 1 em bé "được tìm thấy vẫn còn sống 12 ngày sau vụ cháy".

Đường link sử dụng hình ảnh dùng để đăng tin nóng (breaking news) của BBC và măng-sét của trang Metro (Anh), dù cả hai cơ quan truyền thông này sau đó khẳng định họ không liên quan gì đến bản tin.

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 10.

Tin giả được thiết kế như thật bằng cách lấy logo của các cơ quan uy tín

Tác giả bài viết khẳng định cả cảnh sát London và thị trưởng thành phố này là ông Sadiq Khan đều xác nhận câu chuyện trên, song chỉ cần vài thao tác kiểm tra cơ bản trên Twitter cũng thấy họ không hề nói vậy. 

"Kẻ bệnh hoạn nào lại lan truyền tin giả về em bé sống sót sau thảm họa chứ, thật không bằng cầm thú" - một người chỉ trích không tiếc lời trên Twitter.

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 11.

Và những chỉ trích: “Đây là tin giả được viết bởi một kẻ không có lương tâm”

Ăn theo thảm họa cháy tòa nhà Grenfell Tower còn là bản tin trên trang News360-tv.com, cho rằng siêu sao điền kinh Usain Bolt đã tặng 2 triệu USD cho các nạn nhân. 

Người đại diện của nhà vô địch chạy cự ly ngắn người Jamaica sau đó khẳng định đây là "tin giả", sau khi nó đã kịp lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội.

Những người đã hân hoan chia sẻ câu chuyện nói trên cảm thấy giận dữ khi biết nó là tin giả, song họ cũng nên tự trách mình đã không cẩn thận kiểm tra thông tin trước khi bấm "share".

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 12.

Lại một trang tin giả như thật sử dụng hình ảnh người nổi tiếng Usain Bolt

Tin giả vì mục đích tốt?

 

Tin vịt nhằm gây hoang mang, trục lợi là một chuyện, nhưng tin giả vì mục đích tốt thì sao? Đề tài tranh luận này xuất hiện sau khi đoạn video "lấy nước mắt người xem" của phóng viên tạp chí uy tín National Geographic về chú gấu Bắc cực gầy trơ xương phải vất vả kiếm ăn vì đói được đưa lên Instagram hồi đầu tháng 12-2017.

Tác giả bức ảnh Paul Nicklen cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân chú gấu này gần như chết đói và phải chật vật tìm thức ăn. Đến ngày 20-12, đoạn video trên đã thu được 1,5 triệu lượt xem.

Tuy nhiên, khi cơn xúc động và phẫn nộ đã qua, nhiều nhà khoa học và chuyên gia đã chỉ ra những điểm bất thường, đủ cơ sở để gọi đoạn video này là "tin giả".

 

Leo Ikakhik, chuyên gia quan sát gấu Bắc Cực thuộc vùng Nunavut (Canada), cho biết ông không ngạc nhiên gì khi xem video của National Geographic, do lẽ "đó chỉ là chuyện bình thường của chu kỳ tự nhiên". 

Với bảy năm kinh nghiệm, ông Ikakhik khẳng định với Đài Russia Today của Nga rằng đã nhiều lần thấy gấu chết đói và cho rằng không nên buộc tội ngay cho "biến đổi khí hậu", vì con gấu đó hoàn toàn có thể bị thương hoặc bệnh nên không thể săn mồi như bình thường, dẫn đến chết đói.

"Đây chỉ là chuyện riêng của con gấu chứ không phải biến đổi khí hậu"

Chuyên gia Leo Ikakhik

Theo đài Russia Today, đã có ý kiến chỉ trích việc người ta chỉ từ 1 sự vụ đơn lẻ - một con gấu gầy trơ xương gây thương cảm đồng mạng - mà đã vội nhảy vào kết luận là biến đổi khí hậu đang tàn phá thiên nhiên.

Đó là chưa kể tờ National Geographic dường như có động cơ "không trong sáng", khi video được quay vào tháng 8, tức mùa hè và không có tuyết, nhưng chờ đến tháng 12 mới công bố, khiến nhiều người lầm tưởng mùa đông mà sao quang cảnh trơ trọi, tàn khốc đến vậy.

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 15.

Chú gấu này có thể chỉ bị thương hay bệnh nên gầy yếu, chứ không liên quan gì đến biến đổi khí hậu.

Vậy đoạn video xúc động về chú gấu rõ là tin giả, nhưng có thể thấy National Geographic muốn mọi người chú ý đến vấn đề biến đổi khí hậu. Song, trong bài viết trên báo The Globe and Mail (Canada) ngày 11-12, tác giả Margaret Wente cho rằng mục đích không thể biện minh cho phương tiện, và tin giả với hảo ý thật ra có thể gây tác dụng ngược.

Bà Wente cho biết mình "hết sức tình cờ" cũng có mặt ở khu vực nơi đoạn video được quay hồi hè, và thấy rất nhiều chú gấu khỏe mạnh khác xuất hiện ở khắp nơi. 

"Vậy con gấu nào thật hơn, những chú gấu xinh đẹp khỏe mạnh (trong câu chuyện) của tôi hay một con đang bệnh và sắp chết của National Geographic?"

Nhà báo Margaret Wente

Bà Wente cho rằng "các câu chuyện phóng đại quá đáng và gây sợ hãi" không chỉ có hại cho khoa học mà còn cho cả những nhà môi trường học đang muốn giành được sự ủng hộ từ công chúng. 

"Nhiều người thực sự lo ngại về biến đổi khí hậu, nhưng họ cũng rất nghi ngờ các nhà hoạt động hành xử như ‘chú bé chăn cừu’" - bà Wente viết, ngụ ý chuyện "báo động giả" về các nguy cơ môi trường.

"Tin giả vì mục đích tốt sẽ gây tác dụng ngược là làm giảm độ khả tín của (những người hoạt động vì môi trường), và những người lo ngại về biến đổi khí hậu sẽ không bao giờ quên câu chuyện này (rằng mối lo của họ đã bị lợi dụng)" - bài viết kết luận.  

'Điều thần kỳ' không có thật

 

Còn gì ấm lòng hơn khi giữa những tin tức bạo lực, khủng bố đau buồn lại tìm được những câu chuyện thần kỳ, như chuyện hai phụ nữ người Hawaii sống sót sau 5 tháng lênh đênh trên biển.

Jennifer Appel và Tasha Fuiaba dự định đi từ Hawaii đến hòn đảo Tahiti ở vùng Polynesia thuộc Pháp bằng thuyền buồm, hành trình dài hơn 4.300km. 

Đến tháng 5-2017, theo lời kể của hai phụ nữ này, tàu họ bị hỏng động cơ, cột buồm chính bị mất, và gặp bão, nên phải lênh đênh trên biển suốt 5 tháng, trước khi được Hải quân Mỹ tìm thấy và cứu sống.

Appel và Fuiava cho biết có hai chú chó ở cùng họ trên thuyền, giúp họ giữ tinh thần, và họ có thể "sống ổn" gần nửa năm giữa đại dương vì đã chuẩn bị sẵn máy lọc nước và thức ăn đủ dùng cho một năm. Họ đã kinh qua một trận cuồng phong và một cuộc tấn công kéo dài 6 giờ của những con cá mập dài 6 mét.  

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 17.

Không có câu chuyện thần kỳ nào về hai người phụ nữ và hai chú chó này?

Câu chuyện thần kỳ của hai người phụ nữ gây xôn xao trên mạng, cho đến khi người ta bắt đầu nhìn lại sự việc và phát hiện ra nhiều "lỗ hổng" trong lời kể của Appel và Fuiaba.  

“Hai người phụ nữ Hawaii này đã không hề kích hoạt đèn hiệu khẩn cấp trên tàu, và các nhà khí tượng học cho rằng cơn bão khủng khiếp mà họ đã trải qua không tồn tại”

Đài CBC (Canada)

Đèn hiệu khẩn cấp (emergency beacon) là thiết bị có kết nối vệ tinh, khi được kích hoạt sẽ gửi thông tin vị trí về cơ quan chức năng trong vòng vài phút. Thiết bị này có thể kích hoạt bằng tay, hoặc tự động kích hoạt khi chìm xuống nước.

Appel và Fuiaba ban đầu cho biết họ có sáu thiết bị liên lạc khác nhau trên tàu, nhưng tất cả đều hỏng, khiến họ không kêu cứu được với ai. Song, sau khi câu chuyện đèn hiệu khẩn cấp bị phanh phui, Appel lại cho rằng họ có mang theo thiết bị này và được cài đặt đầy đủ. 

Khi được hỏi tại sao họ không kích hoạt nó, Appel trả lời vì họ không nghĩ mình đang ở trong tình trạng khẩn cấp, đe dọa đến tính mạng đến mức phải báo động.

Ngoài ra, dữ liệu từ Dịch vụ thời tiết quốc gia Hoa Kỳ và NASA đều cho thấy không có cơn bão nào xảy ra như mô tả của hai người phụ nữ này. Câu chuyện cá mập tấn công cũng bị giới khoa học đặt nghi vấn. 

Giáo sư Kim Holland (ĐH Hawaii) nói với hãng tin AP rằng không có chuyện cá mập "tấn công có tổ chức và kéo dài" như lời kể của Appel và Fuiaba.

TRƯỜNG SƠN

 

 

Học sinh Mỹ được dạy phân biệt tin thật - giả

03/01/2018 13:19 GMT+7
 

TTO - Giới trẻ online hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày, nhưng lại chật vật để hiểu những nội dung nhận được.


Theo ABC News, các nhà lập pháp Mỹ đang thúc giục các trường học quan tâm nhiều hơn đến vấn đề giảng dạy cho học sinh khả năng phân biệt tin tức thật giả trên Internet, trước tình trạng tin giả được phát tán đầy rẫy.

Nhiều bang ở Mỹ đã giới thiệu hoặc thông qua những đạo luật kêu gọi hệ thống trường công ráo riết hơn trong việc dạy kỹ năng đọc hiểu truyền thông. Dẫu một số bang bao gồm Washington, Connecticut, Rhode Island và New Mexico đã ban hành thành luật, và được hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ủng hộ, vấn đề này vẫn chưa nhận được sự quan tâm ở mức độ cần thiết.

Một số bang như Arizona, New York và Hawaii được kỳ vọng sẽ thông qua đạo luật này trong năm 2018.

Một học sinh 14 tuổi trong lớp đọc hiểu kỹ thuật số của cô Jennifer Rocca - Ảnh: AP

Hans Zeiger, nghị sĩ đảng Cộng hòa ở Washington, cho rằng trường học nên dạy về tầm quan trọng của tin tức tốt, cũng như các phương tiện cần để đi đúng hướng trong môi trường thông tin phức tạp.

Theo nhóm ủng hộ, các cấp giáo dục cơ sở (từ mẫu giáo cho đến lớp 12) của Mỹ không theo kịp những thay đổi chóng mặt của công nghệ. Các nghiên cứu cho thấy, nhiều trẻ em lên mạng hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày, nhưng lại chật vật để hiểu những nội dung nhận được.

Trong nhiều năm qua, các trường học được thúc giục kết hợp vấn đề đọc hiểu truyền thông - bao gồm khả năng đánh giá và phân tích nguồn thông tin - vào kế hoạch giảng dạy ở những môn giáo dục công dân, khoa học, nghệ thuật ngôn ngữ...

Những nỗ lực này bắt đầu nhận được sự ủng hộ tích cực sau đợt bầu cử tổng thống Mỹ 2016, giai đoạn cho thấy thậm chí rất đông người lớn cũng có thể bị lừa gạt, dẫn dắt bởi thông tin sai lệch.

Michelle Ciulla Lipkin, Giám đốc điều hành Hiệp hội Quốc gia về Giáo dục Đọc hiểu Truyền thông, chia sẻ: "Năm năm trước, thật khó để mọi người hiểu chúng tôi đang làm gì và chúng tôi muốn ngành giáo dục xuất hiện điều gì, cũng như những kỹ năng học sinh cần học. Hiện nay, tầm quan trọng của việc này trong lớp học là không cần bàn cãi nữa".

Một nghiên cứu công bố năm 2016 của Đại học Stanford đưa ra cảnh báo rằng, học sinh ở trường trung học cho đến đại học "dễ dàng bị lừa" và không được trang bị tốt nhằm ứng phó với thông tin trên mạng.

Trong chương trình học trường cấp hai ở tiểu bang New Mexico, đọc hiểu truyền thông chỉ là môn học tự lựa chọn, trong khi môn kỹ năng tài chính là bắt buộc. Một dân biểu bang này, Antonio "Moe" Maestas, cho biết ông hy vọng đọc hiểu truyền thông sẽ được lồng ghép xuyên suốt chương trình học trong những năm tới đây.

Thông tin hỗn loạn trên Internet khiến người lớn cũng dễ bị lừa - Ảnh: Twitter

Đạo luật mới ở bang Washington yêu cầu nhân viên giám thị nhóm trường của bang phải lập trang web có các đường dẫn tới các phương pháp rèn luyện đọc hiểu truyền thông thành công.

Văn phòng giám thị cũng phải thực hiện khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng thủ thư, giáo viên, hiệu trưởng các trường kết hợp những vấn đề này vào chương trình giảng dạy.

Tháng 6-2017, thống đốc bang Connecticut đã ký một đạo luật, thành lập hội đồng cố vấn để triển khai tư vấn, bao gồm hướng dẫn học sinh sinh viên đánh giá những nội dung họ thấy và đọc online.

Jennifer Rocca, quản lý thư viện kiêm giáo viên của một trường trung học ở Brookfield, Connecticut, thuộc nhóm những người ủng hộ, thúc giục các nhà hành pháp phê chuẩn đạo luật.

Môn đọc hiểu kỹ thuật số của cô là bắt buộc đối với học sinh năm đầu. Lớp thử thách học viên đánh giá tính đáng tin cậy của các nguồn online, để họ có thể phát hiện ra thông tin sai.

"Bạn nên biết cách lướt Internet và đánh giá thông tin cho dù học trường nào", cô bày tỏ hy vọng các trường học sẽ coi trọng đào tạo kỹ năng này.

Tin giả đang thao túng chúng ta

 

 

Tuổi Trẻ Online điểm lại những vụ tin tức giả đình đám nhất trong năm 2017, để thấy "vấn nạn tin giả" giờ đây đã đa dạng đến mức nào và ảnh hưởng đến cuộc sống thực như thế nào.

Yếu nhân - mồi ngon của tin giả

 

Các yếu nhân luôn là chủ đề ưa thích của tin tức giả, và trong số các chính khách, nguyên thủ quốc gia, không ai mệt vì tin giả như Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Không phải ngẫu nhiên mà ông Trump ghét tin giả đến thế. Sự thật là có rất nhiều tin nhằm vào ông mà rõ ràng là ác ý, cung cấp "1 nửa sự thật" để người tiếp nhận thông tin hiểu sai về vấn đề.

Cuối tháng 7, ông bị "vu" là phớt lờ một em bé khuyết tật muốn bắt tay với mình và bị ném đá dữ dội, trước khi thông tin này chính thức được dán nhãn "tin giả". 

Cụ thể, ngày 29-7, trang mạng  washingtonjournal.com giật tít "Đoạn video về em bé khuyết tật muốn bắt tay (ông) Trump và bị ngó lơ sẽ làm tan nát trái tim bạn", kèm đoạn băng cho rằng tổng thống đã bắt tay với mọi người, trừ cậu bé ngồi xe lăn, tại 1 sự kiện ở Nhà Trắng.

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 1.

Tổng thống Trump đang “lơ” cậu bé giơ tay? Sự thật là cậu không phải kêu ông bắt tay mà đang khoe món đồ đang cầm trong tay

Đoạn video vỏn vẹn 24 giây thu hút được 250.000 lượt xem trên YouTube. 

Sự thật là, trong một đoạn video dài hơn do Nhà Trắng cung cấp, trước khi phát biểu tại sự kiện, ông Trump đã dừng lại và trò chuyện với cậu bé Montgomery Weer, 3 tuổi. 

Mẹ cậu bé sau đó cũng nói rõ là dù trong video cậu có đưa tay ra nhưng không phải là muốn bắt tay với tổng thống.

"Ông Trump không lơ con trai tôi và Monty cũng đâu có cố bắt tay ông ấy. Thứ nhất, với 1 đứa bé 3 tuổi bắt tay chả có ý nghĩa gì; thứ hai, nó chỉ đang muốn khoe tấm thẻ mới được mật vụ tặng mà thôi"

Bà Marjorie, mẹ bé Weer, viết trên Facebook

Dù là tin giả, nhưng bài viết của Washington Journal cũng kịp khiến nhiều người lầm tưởng mà phẫn nộ. 

Trong số này có cả nhà văn Anh J.K. Rowling - tác giả loạt tiểu thuyết phù thủy Harry Potter nổi tiếng. Bà Rowling chỉ trích ông Trump trên Twitter, sau đó đã xóa tin nhắn này và xin lỗi gia đình bé Weer nhưng không xin lỗi ông Trump!

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 3.

Ảnh chụp màn hình từ một đoạn video khác cho thấy ông Trump có cúi xuống hỏi thăm cậu bé

 

 

 

Sau vụ "ngó lơ em bé", tổng thống Trump lại tiếp tục xuất hiện trong nhiều bản tin giả trong chuyến thăm Nhật Bản trước khi đến Đà Nẵng hồi tháng 11-2017. 

Nhiều tờ báo, trang mạng đã đăng hình ông Trump "đổ ụp" cả hộp thức ăn cho cá khi tham gia hoạt động này cùng Tổng thống Nhật Shinzo Abe.

Song đây cũng là trường hợp "một nửa sự thật không phải là sự thật". Một số tấm ảnh và video khác cho thấy chính ông Abe cũng làm thế chứ không phải ông Trump "phàm phu" như những người tin theo tin giả đã chỉ trích ông.  

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 5.

Nếu gọi ông Trump cho cá ăn “phàm phu” trong ảnh này…

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 6.

thì cách ông Abe cho cá ăn phải gọi là gì?

 

 

 

Tin khó tin (nhưng vẫn có người tin)

 

Trong thời tin tức giả, các phương tiện truyền thông chính thống luôn kêu gọi người đọc "nghĩ kỹ trước khi chia sẻ" và tăng cường cảnh giác, cũng như trang bị cho mình khả năng thẩm định thông tin. 

Vậy nhưng tin tức giả với nội dung không tưởng, khó tin như phim, vẫn có đất sống, vẫn kịp gây hoang mang và vẫn được người người nhà nhà chia sẻ.

Điển hình cho loại tin giả này là thông tin "NASA xác nhận Trái Đất sẽ chìm trong bóng đêm 15 ngày liền", xuất hiện trên trang twofeed.org vào ngày 29-5-2017, và hai trang reflectionofmind.org và globalrevolutionnetwork.com vào ngày 12-1-2017. 

Twofeed cho rằng "thời khắc tăm tối" sẽ đến vào tháng 11-2017, trong khi hai trang kia khẳng định nó xảy ra vào tháng 3-2017. Các bài viết này đều dẫn thông tin từ NASA, giải thích lý do của hiện tượng này là vì sao Mộc, sao Kim và Mặt trời va chạm nhau.

Sự thật thì chẳng có chuỗi ngày "đen tối" nào diễn ra và dĩ nhiên NASA chưa hề thông báo chuyện hoang đường nào như thế. Đó là chưa kể thông tin này xuất hiện lần đầu vào năm 2015 nhưng năm nào "xào lại" thì cũng có người tin.  

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 8.

NASA chưa bao giờ tuyên bố Trái đất sẽ chìm vào tăm tối

Tương tự, hồi tháng 5-2017, một bài viết từ trang World News Daily Report được chia sẻ trên mạng xã hội, trích lời một người đàn ông ở bang Colorado (Mỹ) khẳng định mình bị Bigfoot - một sinh vật to lớn kiểu người tiền sử trước giờ chỉ tồn tại qua giai thoại hay lời đồn, tấn công và "quấy rối tình dục". 

Câu chuyện hoang đường đến nhường này vẫn khiến nhiều người chia sẻ nhiệt tình trên mạng, dù chính World News Daily Report đã ghi rõ trên phần giới thiệu rằng trang web này chỉ đăng toàn nội dung hư cấu!

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 9.

Ảnh chụp màn hình một người chia sẻ bản tin giả về "thợ săn bị Bigfoot tấn công" kèm lời bình châm chọc.

Tin giả bất nhân

 

Sau mỗi thiên tai, thảm họa, tin tức thường rất nhiễu và dễ khiến người ta tin ngay. Đây lại là mảnh đất cho "truyền thông bất lương", những kẻ lợi dụng thảm cảnh để tung tin giả bất nhẫn, hoạt động.

Ngày 14-6-2017, tòa nhà 24 tầng Grenfell Tower ở London (Anh) bốc cháy khiến 71 người thiệt mạng và hơn 70 người bị thương. Trong tình cảnh đau buồn đó, trên mạng xã hội lại lan truyền đường link đến bài báo về câu chuyện thần kỳ của 1 em bé "được tìm thấy vẫn còn sống 12 ngày sau vụ cháy".

Đường link sử dụng hình ảnh dùng để đăng tin nóng (breaking news) của BBC và măng-sét của trang Metro (Anh), dù cả hai cơ quan truyền thông này sau đó khẳng định họ không liên quan gì đến bản tin.

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 10.

Tin giả được thiết kế như thật bằng cách lấy logo của các cơ quan uy tín

Tác giả bài viết khẳng định cả cảnh sát London và thị trưởng thành phố này là ông Sadiq Khan đều xác nhận câu chuyện trên, song chỉ cần vài thao tác kiểm tra cơ bản trên Twitter cũng thấy họ không hề nói vậy. 

"Kẻ bệnh hoạn nào lại lan truyền tin giả về em bé sống sót sau thảm họa chứ, thật không bằng cầm thú" - một người chỉ trích không tiếc lời trên Twitter.

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 11.

Và những chỉ trích: “Đây là tin giả được viết bởi một kẻ không có lương tâm”

Ăn theo thảm họa cháy tòa nhà Grenfell Tower còn là bản tin trên trang News360-tv.com, cho rằng siêu sao điền kinh Usain Bolt đã tặng 2 triệu USD cho các nạn nhân. 

Người đại diện của nhà vô địch chạy cự ly ngắn người Jamaica sau đó khẳng định đây là "tin giả", sau khi nó đã kịp lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội.

Những người đã hân hoan chia sẻ câu chuyện nói trên cảm thấy giận dữ khi biết nó là tin giả, song họ cũng nên tự trách mình đã không cẩn thận kiểm tra thông tin trước khi bấm "share".

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 12.

Lại một trang tin giả như thật sử dụng hình ảnh người nổi tiếng Usain Bolt

Tin giả vì mục đích tốt?

 

Tin vịt nhằm gây hoang mang, trục lợi là một chuyện, nhưng tin giả vì mục đích tốt thì sao? Đề tài tranh luận này xuất hiện sau khi đoạn video "lấy nước mắt người xem" của phóng viên tạp chí uy tín National Geographic về chú gấu Bắc cực gầy trơ xương phải vất vả kiếm ăn vì đói được đưa lên Instagram hồi đầu tháng 12-2017.

Tác giả bức ảnh Paul Nicklen cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân chú gấu này gần như chết đói và phải chật vật tìm thức ăn. Đến ngày 20-12, đoạn video trên đã thu được 1,5 triệu lượt xem.

Tuy nhiên, khi cơn xúc động và phẫn nộ đã qua, nhiều nhà khoa học và chuyên gia đã chỉ ra những điểm bất thường, đủ cơ sở để gọi đoạn video này là "tin giả".

 

Leo Ikakhik, chuyên gia quan sát gấu Bắc Cực thuộc vùng Nunavut (Canada), cho biết ông không ngạc nhiên gì khi xem video của National Geographic, do lẽ "đó chỉ là chuyện bình thường của chu kỳ tự nhiên". 

Với bảy năm kinh nghiệm, ông Ikakhik khẳng định với Đài Russia Today của Nga rằng đã nhiều lần thấy gấu chết đói và cho rằng không nên buộc tội ngay cho "biến đổi khí hậu", vì con gấu đó hoàn toàn có thể bị thương hoặc bệnh nên không thể săn mồi như bình thường, dẫn đến chết đói.

"Đây chỉ là chuyện riêng của con gấu chứ không phải biến đổi khí hậu"

Chuyên gia Leo Ikakhik

Theo đài Russia Today, đã có ý kiến chỉ trích việc người ta chỉ từ 1 sự vụ đơn lẻ - một con gấu gầy trơ xương gây thương cảm đồng mạng - mà đã vội nhảy vào kết luận là biến đổi khí hậu đang tàn phá thiên nhiên.

Đó là chưa kể tờ National Geographic dường như có động cơ "không trong sáng", khi video được quay vào tháng 8, tức mùa hè và không có tuyết, nhưng chờ đến tháng 12 mới công bố, khiến nhiều người lầm tưởng mùa đông mà sao quang cảnh trơ trọi, tàn khốc đến vậy.

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 15.

Chú gấu này có thể chỉ bị thương hay bệnh nên gầy yếu, chứ không liên quan gì đến biến đổi khí hậu.

Vậy đoạn video xúc động về chú gấu rõ là tin giả, nhưng có thể thấy National Geographic muốn mọi người chú ý đến vấn đề biến đổi khí hậu. Song, trong bài viết trên báo The Globe and Mail (Canada) ngày 11-12, tác giả Margaret Wente cho rằng mục đích không thể biện minh cho phương tiện, và tin giả với hảo ý thật ra có thể gây tác dụng ngược.

Bà Wente cho biết mình "hết sức tình cờ" cũng có mặt ở khu vực nơi đoạn video được quay hồi hè, và thấy rất nhiều chú gấu khỏe mạnh khác xuất hiện ở khắp nơi. 

"Vậy con gấu nào thật hơn, những chú gấu xinh đẹp khỏe mạnh (trong câu chuyện) của tôi hay một con đang bệnh và sắp chết của National Geographic?"

Nhà báo Margaret Wente

Bà Wente cho rằng "các câu chuyện phóng đại quá đáng và gây sợ hãi" không chỉ có hại cho khoa học mà còn cho cả những nhà môi trường học đang muốn giành được sự ủng hộ từ công chúng. 

"Nhiều người thực sự lo ngại về biến đổi khí hậu, nhưng họ cũng rất nghi ngờ các nhà hoạt động hành xử như ‘chú bé chăn cừu’" - bà Wente viết, ngụ ý chuyện "báo động giả" về các nguy cơ môi trường.

"Tin giả vì mục đích tốt sẽ gây tác dụng ngược là làm giảm độ khả tín của (những người hoạt động vì môi trường), và những người lo ngại về biến đổi khí hậu sẽ không bao giờ quên câu chuyện này (rằng mối lo của họ đã bị lợi dụng)" - bài viết kết luận.  

'Điều thần kỳ' không có thật

 

Còn gì ấm lòng hơn khi giữa những tin tức bạo lực, khủng bố đau buồn lại tìm được những câu chuyện thần kỳ, như chuyện hai phụ nữ người Hawaii sống sót sau 5 tháng lênh đênh trên biển.

Jennifer Appel và Tasha Fuiaba dự định đi từ Hawaii đến hòn đảo Tahiti ở vùng Polynesia thuộc Pháp bằng thuyền buồm, hành trình dài hơn 4.300km. 

Đến tháng 5-2017, theo lời kể của hai phụ nữ này, tàu họ bị hỏng động cơ, cột buồm chính bị mất, và gặp bão, nên phải lênh đênh trên biển suốt 5 tháng, trước khi được Hải quân Mỹ tìm thấy và cứu sống.

Appel và Fuiava cho biết có hai chú chó ở cùng họ trên thuyền, giúp họ giữ tinh thần, và họ có thể "sống ổn" gần nửa năm giữa đại dương vì đã chuẩn bị sẵn máy lọc nước và thức ăn đủ dùng cho một năm. Họ đã kinh qua một trận cuồng phong và một cuộc tấn công kéo dài 6 giờ của những con cá mập dài 6 mét.  

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 17.

Không có câu chuyện thần kỳ nào về hai người phụ nữ và hai chú chó này?

Câu chuyện thần kỳ của hai người phụ nữ gây xôn xao trên mạng, cho đến khi người ta bắt đầu nhìn lại sự việc và phát hiện ra nhiều "lỗ hổng" trong lời kể của Appel và Fuiaba.  

“Hai người phụ nữ Hawaii này đã không hề kích hoạt đèn hiệu khẩn cấp trên tàu, và các nhà khí tượng học cho rằng cơn bão khủng khiếp mà họ đã trải qua không tồn tại”

Đài CBC (Canada)

Đèn hiệu khẩn cấp (emergency beacon) là thiết bị có kết nối vệ tinh, khi được kích hoạt sẽ gửi thông tin vị trí về cơ quan chức năng trong vòng vài phút. Thiết bị này có thể kích hoạt bằng tay, hoặc tự động kích hoạt khi chìm xuống nước.

Appel và Fuiaba ban đầu cho biết họ có sáu thiết bị liên lạc khác nhau trên tàu, nhưng tất cả đều hỏng, khiến họ không kêu cứu được với ai. Song, sau khi câu chuyện đèn hiệu khẩn cấp bị phanh phui, Appel lại cho rằng họ có mang theo thiết bị này và được cài đặt đầy đủ. 

Khi được hỏi tại sao họ không kích hoạt nó, Appel trả lời vì họ không nghĩ mình đang ở trong tình trạng khẩn cấp, đe dọa đến tính mạng đến mức phải báo động.

Ngoài ra, dữ liệu từ Dịch vụ thời tiết quốc gia Hoa Kỳ và NASA đều cho thấy không có cơn bão nào xảy ra như mô tả của hai người phụ nữ này. Câu chuyện cá mập tấn công cũng bị giới khoa học đặt nghi vấn. 

Giáo sư Kim Holland (ĐH Hawaii) nói với hãng tin AP rằng không có chuyện cá mập "tấn công có tổ chức và kéo dài" như lời kể của Appel và Fuiaba.

TRƯỜNG SƠN

 

 

Học sinh Mỹ được dạy phân biệt tin thật - giả

03/01/2018 13:19 GMT+7
 

TTO - Giới trẻ online hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày, nhưng lại chật vật để hiểu những nội dung nhận được.


Theo ABC News, các nhà lập pháp Mỹ đang thúc giục các trường học quan tâm nhiều hơn đến vấn đề giảng dạy cho học sinh khả năng phân biệt tin tức thật giả trên Internet, trước tình trạng tin giả được phát tán đầy rẫy.

Nhiều bang ở Mỹ đã giới thiệu hoặc thông qua những đạo luật kêu gọi hệ thống trường công ráo riết hơn trong việc dạy kỹ năng đọc hiểu truyền thông. Dẫu một số bang bao gồm Washington, Connecticut, Rhode Island và New Mexico đã ban hành thành luật, và được hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ủng hộ, vấn đề này vẫn chưa nhận được sự quan tâm ở mức độ cần thiết.

Một số bang như Arizona, New York và Hawaii được kỳ vọng sẽ thông qua đạo luật này trong năm 2018.

Một học sinh 14 tuổi trong lớp đọc hiểu kỹ thuật số của cô Jennifer Rocca - Ảnh: AP

Hans Zeiger, nghị sĩ đảng Cộng hòa ở Washington, cho rằng trường học nên dạy về tầm quan trọng của tin tức tốt, cũng như các phương tiện cần để đi đúng hướng trong môi trường thông tin phức tạp.

Theo nhóm ủng hộ, các cấp giáo dục cơ sở (từ mẫu giáo cho đến lớp 12) của Mỹ không theo kịp những thay đổi chóng mặt của công nghệ. Các nghiên cứu cho thấy, nhiều trẻ em lên mạng hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày, nhưng lại chật vật để hiểu những nội dung nhận được.

Trong nhiều năm qua, các trường học được thúc giục kết hợp vấn đề đọc hiểu truyền thông - bao gồm khả năng đánh giá và phân tích nguồn thông tin - vào kế hoạch giảng dạy ở những môn giáo dục công dân, khoa học, nghệ thuật ngôn ngữ...

Những nỗ lực này bắt đầu nhận được sự ủng hộ tích cực sau đợt bầu cử tổng thống Mỹ 2016, giai đoạn cho thấy thậm chí rất đông người lớn cũng có thể bị lừa gạt, dẫn dắt bởi thông tin sai lệch.

Michelle Ciulla Lipkin, Giám đốc điều hành Hiệp hội Quốc gia về Giáo dục Đọc hiểu Truyền thông, chia sẻ: "Năm năm trước, thật khó để mọi người hiểu chúng tôi đang làm gì và chúng tôi muốn ngành giáo dục xuất hiện điều gì, cũng như những kỹ năng học sinh cần học. Hiện nay, tầm quan trọng của việc này trong lớp học là không cần bàn cãi nữa".

Một nghiên cứu công bố năm 2016 của Đại học Stanford đưa ra cảnh báo rằng, học sinh ở trường trung học cho đến đại học "dễ dàng bị lừa" và không được trang bị tốt nhằm ứng phó với thông tin trên mạng.

Trong chương trình học trường cấp hai ở tiểu bang New Mexico, đọc hiểu truyền thông chỉ là môn học tự lựa chọn, trong khi môn kỹ năng tài chính là bắt buộc. Một dân biểu bang này, Antonio "Moe" Maestas, cho biết ông hy vọng đọc hiểu truyền thông sẽ được lồng ghép xuyên suốt chương trình học trong những năm tới đây.

Thông tin hỗn loạn trên Internet khiến người lớn cũng dễ bị lừa - Ảnh: Twitter

Đạo luật mới ở bang Washington yêu cầu nhân viên giám thị nhóm trường của bang phải lập trang web có các đường dẫn tới các phương pháp rèn luyện đọc hiểu truyền thông thành công.

Văn phòng giám thị cũng phải thực hiện khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng thủ thư, giáo viên, hiệu trưởng các trường kết hợp những vấn đề này vào chương trình giảng dạy.

Tháng 6-2017, thống đốc bang Connecticut đã ký một đạo luật, thành lập hội đồng cố vấn để triển khai tư vấn, bao gồm hướng dẫn học sinh sinh viên đánh giá những nội dung họ thấy và đọc online.

Jennifer Rocca, quản lý thư viện kiêm giáo viên của một trường trung học ở Brookfield, Connecticut, thuộc nhóm những người ủng hộ, thúc giục các nhà hành pháp phê chuẩn đạo luật.

Môn đọc hiểu kỹ thuật số của cô là bắt buộc đối với học sinh năm đầu. Lớp thử thách học viên đánh giá tính đáng tin cậy của các nguồn online, để họ có thể phát hiện ra thông tin sai.

"Bạn nên biết cách lướt Internet và đánh giá thông tin cho dù học trường nào", cô bày tỏ hy vọng các trường học sẽ coi trọng đào tạo kỹ năng này.

Tin giả đang thao túng chúng ta

 

 

Tuổi Trẻ Online điểm lại những vụ tin tức giả đình đám nhất trong năm 2017, để thấy "vấn nạn tin giả" giờ đây đã đa dạng đến mức nào và ảnh hưởng đến cuộc sống thực như thế nào.

Yếu nhân - mồi ngon của tin giả

 

Các yếu nhân luôn là chủ đề ưa thích của tin tức giả, và trong số các chính khách, nguyên thủ quốc gia, không ai mệt vì tin giả như Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Không phải ngẫu nhiên mà ông Trump ghét tin giả đến thế. Sự thật là có rất nhiều tin nhằm vào ông mà rõ ràng là ác ý, cung cấp "1 nửa sự thật" để người tiếp nhận thông tin hiểu sai về vấn đề.

Cuối tháng 7, ông bị "vu" là phớt lờ một em bé khuyết tật muốn bắt tay với mình và bị ném đá dữ dội, trước khi thông tin này chính thức được dán nhãn "tin giả". 

Cụ thể, ngày 29-7, trang mạng  washingtonjournal.com giật tít "Đoạn video về em bé khuyết tật muốn bắt tay (ông) Trump và bị ngó lơ sẽ làm tan nát trái tim bạn", kèm đoạn băng cho rằng tổng thống đã bắt tay với mọi người, trừ cậu bé ngồi xe lăn, tại 1 sự kiện ở Nhà Trắng.

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 1.

Tổng thống Trump đang “lơ” cậu bé giơ tay? Sự thật là cậu không phải kêu ông bắt tay mà đang khoe món đồ đang cầm trong tay

Đoạn video vỏn vẹn 24 giây thu hút được 250.000 lượt xem trên YouTube. 

Sự thật là, trong một đoạn video dài hơn do Nhà Trắng cung cấp, trước khi phát biểu tại sự kiện, ông Trump đã dừng lại và trò chuyện với cậu bé Montgomery Weer, 3 tuổi. 

Mẹ cậu bé sau đó cũng nói rõ là dù trong video cậu có đưa tay ra nhưng không phải là muốn bắt tay với tổng thống.

"Ông Trump không lơ con trai tôi và Monty cũng đâu có cố bắt tay ông ấy. Thứ nhất, với 1 đứa bé 3 tuổi bắt tay chả có ý nghĩa gì; thứ hai, nó chỉ đang muốn khoe tấm thẻ mới được mật vụ tặng mà thôi"

Bà Marjorie, mẹ bé Weer, viết trên Facebook

Dù là tin giả, nhưng bài viết của Washington Journal cũng kịp khiến nhiều người lầm tưởng mà phẫn nộ. 

Trong số này có cả nhà văn Anh J.K. Rowling - tác giả loạt tiểu thuyết phù thủy Harry Potter nổi tiếng. Bà Rowling chỉ trích ông Trump trên Twitter, sau đó đã xóa tin nhắn này và xin lỗi gia đình bé Weer nhưng không xin lỗi ông Trump!

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 3.

Ảnh chụp màn hình từ một đoạn video khác cho thấy ông Trump có cúi xuống hỏi thăm cậu bé

 

 

 

Sau vụ "ngó lơ em bé", tổng thống Trump lại tiếp tục xuất hiện trong nhiều bản tin giả trong chuyến thăm Nhật Bản trước khi đến Đà Nẵng hồi tháng 11-2017. 

Nhiều tờ báo, trang mạng đã đăng hình ông Trump "đổ ụp" cả hộp thức ăn cho cá khi tham gia hoạt động này cùng Tổng thống Nhật Shinzo Abe.

Song đây cũng là trường hợp "một nửa sự thật không phải là sự thật". Một số tấm ảnh và video khác cho thấy chính ông Abe cũng làm thế chứ không phải ông Trump "phàm phu" như những người tin theo tin giả đã chỉ trích ông.  

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 5.

Nếu gọi ông Trump cho cá ăn “phàm phu” trong ảnh này…

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 6.

thì cách ông Abe cho cá ăn phải gọi là gì?

 

 

 

Tin khó tin (nhưng vẫn có người tin)

 

Trong thời tin tức giả, các phương tiện truyền thông chính thống luôn kêu gọi người đọc "nghĩ kỹ trước khi chia sẻ" và tăng cường cảnh giác, cũng như trang bị cho mình khả năng thẩm định thông tin. 

Vậy nhưng tin tức giả với nội dung không tưởng, khó tin như phim, vẫn có đất sống, vẫn kịp gây hoang mang và vẫn được người người nhà nhà chia sẻ.

Điển hình cho loại tin giả này là thông tin "NASA xác nhận Trái Đất sẽ chìm trong bóng đêm 15 ngày liền", xuất hiện trên trang twofeed.org vào ngày 29-5-2017, và hai trang reflectionofmind.org và globalrevolutionnetwork.com vào ngày 12-1-2017. 

Twofeed cho rằng "thời khắc tăm tối" sẽ đến vào tháng 11-2017, trong khi hai trang kia khẳng định nó xảy ra vào tháng 3-2017. Các bài viết này đều dẫn thông tin từ NASA, giải thích lý do của hiện tượng này là vì sao Mộc, sao Kim và Mặt trời va chạm nhau.

Sự thật thì chẳng có chuỗi ngày "đen tối" nào diễn ra và dĩ nhiên NASA chưa hề thông báo chuyện hoang đường nào như thế. Đó là chưa kể thông tin này xuất hiện lần đầu vào năm 2015 nhưng năm nào "xào lại" thì cũng có người tin.  

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 8.

NASA chưa bao giờ tuyên bố Trái đất sẽ chìm vào tăm tối

Tương tự, hồi tháng 5-2017, một bài viết từ trang World News Daily Report được chia sẻ trên mạng xã hội, trích lời một người đàn ông ở bang Colorado (Mỹ) khẳng định mình bị Bigfoot - một sinh vật to lớn kiểu người tiền sử trước giờ chỉ tồn tại qua giai thoại hay lời đồn, tấn công và "quấy rối tình dục". 

Câu chuyện hoang đường đến nhường này vẫn khiến nhiều người chia sẻ nhiệt tình trên mạng, dù chính World News Daily Report đã ghi rõ trên phần giới thiệu rằng trang web này chỉ đăng toàn nội dung hư cấu!

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 9.

Ảnh chụp màn hình một người chia sẻ bản tin giả về "thợ săn bị Bigfoot tấn công" kèm lời bình châm chọc.

Tin giả bất nhân

 

Sau mỗi thiên tai, thảm họa, tin tức thường rất nhiễu và dễ khiến người ta tin ngay. Đây lại là mảnh đất cho "truyền thông bất lương", những kẻ lợi dụng thảm cảnh để tung tin giả bất nhẫn, hoạt động.

Ngày 14-6-2017, tòa nhà 24 tầng Grenfell Tower ở London (Anh) bốc cháy khiến 71 người thiệt mạng và hơn 70 người bị thương. Trong tình cảnh đau buồn đó, trên mạng xã hội lại lan truyền đường link đến bài báo về câu chuyện thần kỳ của 1 em bé "được tìm thấy vẫn còn sống 12 ngày sau vụ cháy".

Đường link sử dụng hình ảnh dùng để đăng tin nóng (breaking news) của BBC và măng-sét của trang Metro (Anh), dù cả hai cơ quan truyền thông này sau đó khẳng định họ không liên quan gì đến bản tin.

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 10.

Tin giả được thiết kế như thật bằng cách lấy logo của các cơ quan uy tín

Tác giả bài viết khẳng định cả cảnh sát London và thị trưởng thành phố này là ông Sadiq Khan đều xác nhận câu chuyện trên, song chỉ cần vài thao tác kiểm tra cơ bản trên Twitter cũng thấy họ không hề nói vậy. 

"Kẻ bệnh hoạn nào lại lan truyền tin giả về em bé sống sót sau thảm họa chứ, thật không bằng cầm thú" - một người chỉ trích không tiếc lời trên Twitter.

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 11.

Và những chỉ trích: “Đây là tin giả được viết bởi một kẻ không có lương tâm”

Ăn theo thảm họa cháy tòa nhà Grenfell Tower còn là bản tin trên trang News360-tv.com, cho rằng siêu sao điền kinh Usain Bolt đã tặng 2 triệu USD cho các nạn nhân. 

Người đại diện của nhà vô địch chạy cự ly ngắn người Jamaica sau đó khẳng định đây là "tin giả", sau khi nó đã kịp lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội.

Những người đã hân hoan chia sẻ câu chuyện nói trên cảm thấy giận dữ khi biết nó là tin giả, song họ cũng nên tự trách mình đã không cẩn thận kiểm tra thông tin trước khi bấm "share".

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 12.

Lại một trang tin giả như thật sử dụng hình ảnh người nổi tiếng Usain Bolt

Tin giả vì mục đích tốt?

 

Tin vịt nhằm gây hoang mang, trục lợi là một chuyện, nhưng tin giả vì mục đích tốt thì sao? Đề tài tranh luận này xuất hiện sau khi đoạn video "lấy nước mắt người xem" của phóng viên tạp chí uy tín National Geographic về chú gấu Bắc cực gầy trơ xương phải vất vả kiếm ăn vì đói được đưa lên Instagram hồi đầu tháng 12-2017.

Tác giả bức ảnh Paul Nicklen cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân chú gấu này gần như chết đói và phải chật vật tìm thức ăn. Đến ngày 20-12, đoạn video trên đã thu được 1,5 triệu lượt xem.

Tuy nhiên, khi cơn xúc động và phẫn nộ đã qua, nhiều nhà khoa học và chuyên gia đã chỉ ra những điểm bất thường, đủ cơ sở để gọi đoạn video này là "tin giả".

 

Leo Ikakhik, chuyên gia quan sát gấu Bắc Cực thuộc vùng Nunavut (Canada), cho biết ông không ngạc nhiên gì khi xem video của National Geographic, do lẽ "đó chỉ là chuyện bình thường của chu kỳ tự nhiên". 

Với bảy năm kinh nghiệm, ông Ikakhik khẳng định với Đài Russia Today của Nga rằng đã nhiều lần thấy gấu chết đói và cho rằng không nên buộc tội ngay cho "biến đổi khí hậu", vì con gấu đó hoàn toàn có thể bị thương hoặc bệnh nên không thể săn mồi như bình thường, dẫn đến chết đói.

"Đây chỉ là chuyện riêng của con gấu chứ không phải biến đổi khí hậu"

Chuyên gia Leo Ikakhik

Theo đài Russia Today, đã có ý kiến chỉ trích việc người ta chỉ từ 1 sự vụ đơn lẻ - một con gấu gầy trơ xương gây thương cảm đồng mạng - mà đã vội nhảy vào kết luận là biến đổi khí hậu đang tàn phá thiên nhiên.

Đó là chưa kể tờ National Geographic dường như có động cơ "không trong sáng", khi video được quay vào tháng 8, tức mùa hè và không có tuyết, nhưng chờ đến tháng 12 mới công bố, khiến nhiều người lầm tưởng mùa đông mà sao quang cảnh trơ trọi, tàn khốc đến vậy.

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 15.

Chú gấu này có thể chỉ bị thương hay bệnh nên gầy yếu, chứ không liên quan gì đến biến đổi khí hậu.

Vậy đoạn video xúc động về chú gấu rõ là tin giả, nhưng có thể thấy National Geographic muốn mọi người chú ý đến vấn đề biến đổi khí hậu. Song, trong bài viết trên báo The Globe and Mail (Canada) ngày 11-12, tác giả Margaret Wente cho rằng mục đích không thể biện minh cho phương tiện, và tin giả với hảo ý thật ra có thể gây tác dụng ngược.

Bà Wente cho biết mình "hết sức tình cờ" cũng có mặt ở khu vực nơi đoạn video được quay hồi hè, và thấy rất nhiều chú gấu khỏe mạnh khác xuất hiện ở khắp nơi. 

"Vậy con gấu nào thật hơn, những chú gấu xinh đẹp khỏe mạnh (trong câu chuyện) của tôi hay một con đang bệnh và sắp chết của National Geographic?"

Nhà báo Margaret Wente

Bà Wente cho rằng "các câu chuyện phóng đại quá đáng và gây sợ hãi" không chỉ có hại cho khoa học mà còn cho cả những nhà môi trường học đang muốn giành được sự ủng hộ từ công chúng. 

"Nhiều người thực sự lo ngại về biến đổi khí hậu, nhưng họ cũng rất nghi ngờ các nhà hoạt động hành xử như ‘chú bé chăn cừu’" - bà Wente viết, ngụ ý chuyện "báo động giả" về các nguy cơ môi trường.

"Tin giả vì mục đích tốt sẽ gây tác dụng ngược là làm giảm độ khả tín của (những người hoạt động vì môi trường), và những người lo ngại về biến đổi khí hậu sẽ không bao giờ quên câu chuyện này (rằng mối lo của họ đã bị lợi dụng)" - bài viết kết luận.  

'Điều thần kỳ' không có thật

 

Còn gì ấm lòng hơn khi giữa những tin tức bạo lực, khủng bố đau buồn lại tìm được những câu chuyện thần kỳ, như chuyện hai phụ nữ người Hawaii sống sót sau 5 tháng lênh đênh trên biển.

Jennifer Appel và Tasha Fuiaba dự định đi từ Hawaii đến hòn đảo Tahiti ở vùng Polynesia thuộc Pháp bằng thuyền buồm, hành trình dài hơn 4.300km. 

Đến tháng 5-2017, theo lời kể của hai phụ nữ này, tàu họ bị hỏng động cơ, cột buồm chính bị mất, và gặp bão, nên phải lênh đênh trên biển suốt 5 tháng, trước khi được Hải quân Mỹ tìm thấy và cứu sống.

Appel và Fuiava cho biết có hai chú chó ở cùng họ trên thuyền, giúp họ giữ tinh thần, và họ có thể "sống ổn" gần nửa năm giữa đại dương vì đã chuẩn bị sẵn máy lọc nước và thức ăn đủ dùng cho một năm. Họ đã kinh qua một trận cuồng phong và một cuộc tấn công kéo dài 6 giờ của những con cá mập dài 6 mét.  

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 17.

Không có câu chuyện thần kỳ nào về hai người phụ nữ và hai chú chó này?

Câu chuyện thần kỳ của hai người phụ nữ gây xôn xao trên mạng, cho đến khi người ta bắt đầu nhìn lại sự việc và phát hiện ra nhiều "lỗ hổng" trong lời kể của Appel và Fuiaba.  

“Hai người phụ nữ Hawaii này đã không hề kích hoạt đèn hiệu khẩn cấp trên tàu, và các nhà khí tượng học cho rằng cơn bão khủng khiếp mà họ đã trải qua không tồn tại”

Đài CBC (Canada)

Đèn hiệu khẩn cấp (emergency beacon) là thiết bị có kết nối vệ tinh, khi được kích hoạt sẽ gửi thông tin vị trí về cơ quan chức năng trong vòng vài phút. Thiết bị này có thể kích hoạt bằng tay, hoặc tự động kích hoạt khi chìm xuống nước.

Appel và Fuiaba ban đầu cho biết họ có sáu thiết bị liên lạc khác nhau trên tàu, nhưng tất cả đều hỏng, khiến họ không kêu cứu được với ai. Song, sau khi câu chuyện đèn hiệu khẩn cấp bị phanh phui, Appel lại cho rằng họ có mang theo thiết bị này và được cài đặt đầy đủ. 

Khi được hỏi tại sao họ không kích hoạt nó, Appel trả lời vì họ không nghĩ mình đang ở trong tình trạng khẩn cấp, đe dọa đến tính mạng đến mức phải báo động.

Ngoài ra, dữ liệu từ Dịch vụ thời tiết quốc gia Hoa Kỳ và NASA đều cho thấy không có cơn bão nào xảy ra như mô tả của hai người phụ nữ này. Câu chuyện cá mập tấn công cũng bị giới khoa học đặt nghi vấn. 

Giáo sư Kim Holland (ĐH Hawaii) nói với hãng tin AP rằng không có chuyện cá mập "tấn công có tổ chức và kéo dài" như lời kể của Appel và Fuiaba.

TRƯỜNG SƠN

 

 

Học sinh Mỹ được dạy phân biệt tin thật - giả

03/01/2018 13:19 GMT+7
 

TTO - Giới trẻ online hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày, nhưng lại chật vật để hiểu những nội dung nhận được.


Theo ABC News, các nhà lập pháp Mỹ đang thúc giục các trường học quan tâm nhiều hơn đến vấn đề giảng dạy cho học sinh khả năng phân biệt tin tức thật giả trên Internet, trước tình trạng tin giả được phát tán đầy rẫy.

Nhiều bang ở Mỹ đã giới thiệu hoặc thông qua những đạo luật kêu gọi hệ thống trường công ráo riết hơn trong việc dạy kỹ năng đọc hiểu truyền thông. Dẫu một số bang bao gồm Washington, Connecticut, Rhode Island và New Mexico đã ban hành thành luật, và được hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ủng hộ, vấn đề này vẫn chưa nhận được sự quan tâm ở mức độ cần thiết.

Một số bang như Arizona, New York và Hawaii được kỳ vọng sẽ thông qua đạo luật này trong năm 2018.

Một học sinh 14 tuổi trong lớp đọc hiểu kỹ thuật số của cô Jennifer Rocca - Ảnh: AP

Hans Zeiger, nghị sĩ đảng Cộng hòa ở Washington, cho rằng trường học nên dạy về tầm quan trọng của tin tức tốt, cũng như các phương tiện cần để đi đúng hướng trong môi trường thông tin phức tạp.

Theo nhóm ủng hộ, các cấp giáo dục cơ sở (từ mẫu giáo cho đến lớp 12) của Mỹ không theo kịp những thay đổi chóng mặt của công nghệ. Các nghiên cứu cho thấy, nhiều trẻ em lên mạng hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày, nhưng lại chật vật để hiểu những nội dung nhận được.

Trong nhiều năm qua, các trường học được thúc giục kết hợp vấn đề đọc hiểu truyền thông - bao gồm khả năng đánh giá và phân tích nguồn thông tin - vào kế hoạch giảng dạy ở những môn giáo dục công dân, khoa học, nghệ thuật ngôn ngữ...

Những nỗ lực này bắt đầu nhận được sự ủng hộ tích cực sau đợt bầu cử tổng thống Mỹ 2016, giai đoạn cho thấy thậm chí rất đông người lớn cũng có thể bị lừa gạt, dẫn dắt bởi thông tin sai lệch.

Michelle Ciulla Lipkin, Giám đốc điều hành Hiệp hội Quốc gia về Giáo dục Đọc hiểu Truyền thông, chia sẻ: "Năm năm trước, thật khó để mọi người hiểu chúng tôi đang làm gì và chúng tôi muốn ngành giáo dục xuất hiện điều gì, cũng như những kỹ năng học sinh cần học. Hiện nay, tầm quan trọng của việc này trong lớp học là không cần bàn cãi nữa".

Một nghiên cứu công bố năm 2016 của Đại học Stanford đưa ra cảnh báo rằng, học sinh ở trường trung học cho đến đại học "dễ dàng bị lừa" và không được trang bị tốt nhằm ứng phó với thông tin trên mạng.

Trong chương trình học trường cấp hai ở tiểu bang New Mexico, đọc hiểu truyền thông chỉ là môn học tự lựa chọn, trong khi môn kỹ năng tài chính là bắt buộc. Một dân biểu bang này, Antonio "Moe" Maestas, cho biết ông hy vọng đọc hiểu truyền thông sẽ được lồng ghép xuyên suốt chương trình học trong những năm tới đây.

Thông tin hỗn loạn trên Internet khiến người lớn cũng dễ bị lừa - Ảnh: Twitter

Đạo luật mới ở bang Washington yêu cầu nhân viên giám thị nhóm trường của bang phải lập trang web có các đường dẫn tới các phương pháp rèn luyện đọc hiểu truyền thông thành công.

Văn phòng giám thị cũng phải thực hiện khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng thủ thư, giáo viên, hiệu trưởng các trường kết hợp những vấn đề này vào chương trình giảng dạy.

Tháng 6-2017, thống đốc bang Connecticut đã ký một đạo luật, thành lập hội đồng cố vấn để triển khai tư vấn, bao gồm hướng dẫn học sinh sinh viên đánh giá những nội dung họ thấy và đọc online.

Jennifer Rocca, quản lý thư viện kiêm giáo viên của một trường trung học ở Brookfield, Connecticut, thuộc nhóm những người ủng hộ, thúc giục các nhà hành pháp phê chuẩn đạo luật.

Môn đọc hiểu kỹ thuật số của cô là bắt buộc đối với học sinh năm đầu. Lớp thử thách học viên đánh giá tính đáng tin cậy của các nguồn online, để họ có thể phát hiện ra thông tin sai.

"Bạn nên biết cách lướt Internet và đánh giá thông tin cho dù học trường nào", cô bày tỏ hy vọng các trường học sẽ coi trọng đào tạo kỹ năng này.

Tin giả đang thao túng chúng ta

 

 

Tuổi Trẻ Online điểm lại những vụ tin tức giả đình đám nhất trong năm 2017, để thấy "vấn nạn tin giả" giờ đây đã đa dạng đến mức nào và ảnh hưởng đến cuộc sống thực như thế nào.

Yếu nhân - mồi ngon của tin giả

 

Các yếu nhân luôn là chủ đề ưa thích của tin tức giả, và trong số các chính khách, nguyên thủ quốc gia, không ai mệt vì tin giả như Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Không phải ngẫu nhiên mà ông Trump ghét tin giả đến thế. Sự thật là có rất nhiều tin nhằm vào ông mà rõ ràng là ác ý, cung cấp "1 nửa sự thật" để người tiếp nhận thông tin hiểu sai về vấn đề.

Cuối tháng 7, ông bị "vu" là phớt lờ một em bé khuyết tật muốn bắt tay với mình và bị ném đá dữ dội, trước khi thông tin này chính thức được dán nhãn "tin giả". 

Cụ thể, ngày 29-7, trang mạng  washingtonjournal.com giật tít "Đoạn video về em bé khuyết tật muốn bắt tay (ông) Trump và bị ngó lơ sẽ làm tan nát trái tim bạn", kèm đoạn băng cho rằng tổng thống đã bắt tay với mọi người, trừ cậu bé ngồi xe lăn, tại 1 sự kiện ở Nhà Trắng.

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 1.

Tổng thống Trump đang “lơ” cậu bé giơ tay? Sự thật là cậu không phải kêu ông bắt tay mà đang khoe món đồ đang cầm trong tay

Đoạn video vỏn vẹn 24 giây thu hút được 250.000 lượt xem trên YouTube. 

Sự thật là, trong một đoạn video dài hơn do Nhà Trắng cung cấp, trước khi phát biểu tại sự kiện, ông Trump đã dừng lại và trò chuyện với cậu bé Montgomery Weer, 3 tuổi. 

Mẹ cậu bé sau đó cũng nói rõ là dù trong video cậu có đưa tay ra nhưng không phải là muốn bắt tay với tổng thống.

"Ông Trump không lơ con trai tôi và Monty cũng đâu có cố bắt tay ông ấy. Thứ nhất, với 1 đứa bé 3 tuổi bắt tay chả có ý nghĩa gì; thứ hai, nó chỉ đang muốn khoe tấm thẻ mới được mật vụ tặng mà thôi"

Bà Marjorie, mẹ bé Weer, viết trên Facebook

Dù là tin giả, nhưng bài viết của Washington Journal cũng kịp khiến nhiều người lầm tưởng mà phẫn nộ. 

Trong số này có cả nhà văn Anh J.K. Rowling - tác giả loạt tiểu thuyết phù thủy Harry Potter nổi tiếng. Bà Rowling chỉ trích ông Trump trên Twitter, sau đó đã xóa tin nhắn này và xin lỗi gia đình bé Weer nhưng không xin lỗi ông Trump!

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 3.

Ảnh chụp màn hình từ một đoạn video khác cho thấy ông Trump có cúi xuống hỏi thăm cậu bé

 

 

 

Sau vụ "ngó lơ em bé", tổng thống Trump lại tiếp tục xuất hiện trong nhiều bản tin giả trong chuyến thăm Nhật Bản trước khi đến Đà Nẵng hồi tháng 11-2017. 

Nhiều tờ báo, trang mạng đã đăng hình ông Trump "đổ ụp" cả hộp thức ăn cho cá khi tham gia hoạt động này cùng Tổng thống Nhật Shinzo Abe.

Song đây cũng là trường hợp "một nửa sự thật không phải là sự thật". Một số tấm ảnh và video khác cho thấy chính ông Abe cũng làm thế chứ không phải ông Trump "phàm phu" như những người tin theo tin giả đã chỉ trích ông.  

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 5.

Nếu gọi ông Trump cho cá ăn “phàm phu” trong ảnh này…

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 6.

thì cách ông Abe cho cá ăn phải gọi là gì?

 

 

 

Tin khó tin (nhưng vẫn có người tin)

 

Trong thời tin tức giả, các phương tiện truyền thông chính thống luôn kêu gọi người đọc "nghĩ kỹ trước khi chia sẻ" và tăng cường cảnh giác, cũng như trang bị cho mình khả năng thẩm định thông tin. 

Vậy nhưng tin tức giả với nội dung không tưởng, khó tin như phim, vẫn có đất sống, vẫn kịp gây hoang mang và vẫn được người người nhà nhà chia sẻ.

Điển hình cho loại tin giả này là thông tin "NASA xác nhận Trái Đất sẽ chìm trong bóng đêm 15 ngày liền", xuất hiện trên trang twofeed.org vào ngày 29-5-2017, và hai trang reflectionofmind.org và globalrevolutionnetwork.com vào ngày 12-1-2017. 

Twofeed cho rằng "thời khắc tăm tối" sẽ đến vào tháng 11-2017, trong khi hai trang kia khẳng định nó xảy ra vào tháng 3-2017. Các bài viết này đều dẫn thông tin từ NASA, giải thích lý do của hiện tượng này là vì sao Mộc, sao Kim và Mặt trời va chạm nhau.

Sự thật thì chẳng có chuỗi ngày "đen tối" nào diễn ra và dĩ nhiên NASA chưa hề thông báo chuyện hoang đường nào như thế. Đó là chưa kể thông tin này xuất hiện lần đầu vào năm 2015 nhưng năm nào "xào lại" thì cũng có người tin.  

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 8.

NASA chưa bao giờ tuyên bố Trái đất sẽ chìm vào tăm tối

Tương tự, hồi tháng 5-2017, một bài viết từ trang World News Daily Report được chia sẻ trên mạng xã hội, trích lời một người đàn ông ở bang Colorado (Mỹ) khẳng định mình bị Bigfoot - một sinh vật to lớn kiểu người tiền sử trước giờ chỉ tồn tại qua giai thoại hay lời đồn, tấn công và "quấy rối tình dục". 

Câu chuyện hoang đường đến nhường này vẫn khiến nhiều người chia sẻ nhiệt tình trên mạng, dù chính World News Daily Report đã ghi rõ trên phần giới thiệu rằng trang web này chỉ đăng toàn nội dung hư cấu!

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 9.

Ảnh chụp màn hình một người chia sẻ bản tin giả về "thợ săn bị Bigfoot tấn công" kèm lời bình châm chọc.

Tin giả bất nhân

 

Sau mỗi thiên tai, thảm họa, tin tức thường rất nhiễu và dễ khiến người ta tin ngay. Đây lại là mảnh đất cho "truyền thông bất lương", những kẻ lợi dụng thảm cảnh để tung tin giả bất nhẫn, hoạt động.

Ngày 14-6-2017, tòa nhà 24 tầng Grenfell Tower ở London (Anh) bốc cháy khiến 71 người thiệt mạng và hơn 70 người bị thương. Trong tình cảnh đau buồn đó, trên mạng xã hội lại lan truyền đường link đến bài báo về câu chuyện thần kỳ của 1 em bé "được tìm thấy vẫn còn sống 12 ngày sau vụ cháy".

Đường link sử dụng hình ảnh dùng để đăng tin nóng (breaking news) của BBC và măng-sét của trang Metro (Anh), dù cả hai cơ quan truyền thông này sau đó khẳng định họ không liên quan gì đến bản tin.

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 10.

Tin giả được thiết kế như thật bằng cách lấy logo của các cơ quan uy tín

Tác giả bài viết khẳng định cả cảnh sát London và thị trưởng thành phố này là ông Sadiq Khan đều xác nhận câu chuyện trên, song chỉ cần vài thao tác kiểm tra cơ bản trên Twitter cũng thấy họ không hề nói vậy. 

"Kẻ bệnh hoạn nào lại lan truyền tin giả về em bé sống sót sau thảm họa chứ, thật không bằng cầm thú" - một người chỉ trích không tiếc lời trên Twitter.

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 11.

Và những chỉ trích: “Đây là tin giả được viết bởi một kẻ không có lương tâm”

Ăn theo thảm họa cháy tòa nhà Grenfell Tower còn là bản tin trên trang News360-tv.com, cho rằng siêu sao điền kinh Usain Bolt đã tặng 2 triệu USD cho các nạn nhân. 

Người đại diện của nhà vô địch chạy cự ly ngắn người Jamaica sau đó khẳng định đây là "tin giả", sau khi nó đã kịp lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội.

Những người đã hân hoan chia sẻ câu chuyện nói trên cảm thấy giận dữ khi biết nó là tin giả, song họ cũng nên tự trách mình đã không cẩn thận kiểm tra thông tin trước khi bấm "share".

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 12.

Lại một trang tin giả như thật sử dụng hình ảnh người nổi tiếng Usain Bolt

Tin giả vì mục đích tốt?

 

Tin vịt nhằm gây hoang mang, trục lợi là một chuyện, nhưng tin giả vì mục đích tốt thì sao? Đề tài tranh luận này xuất hiện sau khi đoạn video "lấy nước mắt người xem" của phóng viên tạp chí uy tín National Geographic về chú gấu Bắc cực gầy trơ xương phải vất vả kiếm ăn vì đói được đưa lên Instagram hồi đầu tháng 12-2017.

Tác giả bức ảnh Paul Nicklen cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân chú gấu này gần như chết đói và phải chật vật tìm thức ăn. Đến ngày 20-12, đoạn video trên đã thu được 1,5 triệu lượt xem.

Tuy nhiên, khi cơn xúc động và phẫn nộ đã qua, nhiều nhà khoa học và chuyên gia đã chỉ ra những điểm bất thường, đủ cơ sở để gọi đoạn video này là "tin giả".

 

Leo Ikakhik, chuyên gia quan sát gấu Bắc Cực thuộc vùng Nunavut (Canada), cho biết ông không ngạc nhiên gì khi xem video của National Geographic, do lẽ "đó chỉ là chuyện bình thường của chu kỳ tự nhiên". 

Với bảy năm kinh nghiệm, ông Ikakhik khẳng định với Đài Russia Today của Nga rằng đã nhiều lần thấy gấu chết đói và cho rằng không nên buộc tội ngay cho "biến đổi khí hậu", vì con gấu đó hoàn toàn có thể bị thương hoặc bệnh nên không thể săn mồi như bình thường, dẫn đến chết đói.

"Đây chỉ là chuyện riêng của con gấu chứ không phải biến đổi khí hậu"

Chuyên gia Leo Ikakhik

Theo đài Russia Today, đã có ý kiến chỉ trích việc người ta chỉ từ 1 sự vụ đơn lẻ - một con gấu gầy trơ xương gây thương cảm đồng mạng - mà đã vội nhảy vào kết luận là biến đổi khí hậu đang tàn phá thiên nhiên.

Đó là chưa kể tờ National Geographic dường như có động cơ "không trong sáng", khi video được quay vào tháng 8, tức mùa hè và không có tuyết, nhưng chờ đến tháng 12 mới công bố, khiến nhiều người lầm tưởng mùa đông mà sao quang cảnh trơ trọi, tàn khốc đến vậy.

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 15.

Chú gấu này có thể chỉ bị thương hay bệnh nên gầy yếu, chứ không liên quan gì đến biến đổi khí hậu.

Vậy đoạn video xúc động về chú gấu rõ là tin giả, nhưng có thể thấy National Geographic muốn mọi người chú ý đến vấn đề biến đổi khí hậu. Song, trong bài viết trên báo The Globe and Mail (Canada) ngày 11-12, tác giả Margaret Wente cho rằng mục đích không thể biện minh cho phương tiện, và tin giả với hảo ý thật ra có thể gây tác dụng ngược.

Bà Wente cho biết mình "hết sức tình cờ" cũng có mặt ở khu vực nơi đoạn video được quay hồi hè, và thấy rất nhiều chú gấu khỏe mạnh khác xuất hiện ở khắp nơi. 

"Vậy con gấu nào thật hơn, những chú gấu xinh đẹp khỏe mạnh (trong câu chuyện) của tôi hay một con đang bệnh và sắp chết của National Geographic?"

Nhà báo Margaret Wente

Bà Wente cho rằng "các câu chuyện phóng đại quá đáng và gây sợ hãi" không chỉ có hại cho khoa học mà còn cho cả những nhà môi trường học đang muốn giành được sự ủng hộ từ công chúng. 

"Nhiều người thực sự lo ngại về biến đổi khí hậu, nhưng họ cũng rất nghi ngờ các nhà hoạt động hành xử như ‘chú bé chăn cừu’" - bà Wente viết, ngụ ý chuyện "báo động giả" về các nguy cơ môi trường.

"Tin giả vì mục đích tốt sẽ gây tác dụng ngược là làm giảm độ khả tín của (những người hoạt động vì môi trường), và những người lo ngại về biến đổi khí hậu sẽ không bao giờ quên câu chuyện này (rằng mối lo của họ đã bị lợi dụng)" - bài viết kết luận.  

'Điều thần kỳ' không có thật

 

Còn gì ấm lòng hơn khi giữa những tin tức bạo lực, khủng bố đau buồn lại tìm được những câu chuyện thần kỳ, như chuyện hai phụ nữ người Hawaii sống sót sau 5 tháng lênh đênh trên biển.

Jennifer Appel và Tasha Fuiaba dự định đi từ Hawaii đến hòn đảo Tahiti ở vùng Polynesia thuộc Pháp bằng thuyền buồm, hành trình dài hơn 4.300km. 

Đến tháng 5-2017, theo lời kể của hai phụ nữ này, tàu họ bị hỏng động cơ, cột buồm chính bị mất, và gặp bão, nên phải lênh đênh trên biển suốt 5 tháng, trước khi được Hải quân Mỹ tìm thấy và cứu sống.

Appel và Fuiava cho biết có hai chú chó ở cùng họ trên thuyền, giúp họ giữ tinh thần, và họ có thể "sống ổn" gần nửa năm giữa đại dương vì đã chuẩn bị sẵn máy lọc nước và thức ăn đủ dùng cho một năm. Họ đã kinh qua một trận cuồng phong và một cuộc tấn công kéo dài 6 giờ của những con cá mập dài 6 mét.  

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống chúng ta - Ảnh 17.

Không có câu chuyện thần kỳ nào về hai người phụ nữ và hai chú chó này?

Câu chuyện thần kỳ của hai người phụ nữ gây xôn xao trên mạng, cho đến khi người ta bắt đầu nhìn lại sự việc và phát hiện ra nhiều "lỗ hổng" trong lời kể của Appel và Fuiaba.  

“Hai người phụ nữ Hawaii này đã không hề kích hoạt đèn hiệu khẩn cấp trên tàu, và các nhà khí tượng học cho rằng cơn bão khủng khiếp mà họ đã trải qua không tồn tại”

Đài CBC (Canada)

Đèn hiệu khẩn cấp (emergency beacon) là thiết bị có kết nối vệ tinh, khi được kích hoạt sẽ gửi thông tin vị trí về cơ quan chức năng trong vòng vài phút. Thiết bị này có thể kích hoạt bằng tay, hoặc tự động kích hoạt khi chìm xuống nước.

Appel và Fuiaba ban đầu cho biết họ có sáu thiết bị liên lạc khác nhau trên tàu, nhưng tất cả đều hỏng, khiến họ không kêu cứu được với ai. Song, sau khi câu chuyện đèn hiệu khẩn cấp bị phanh phui, Appel lại cho rằng họ có mang theo thiết bị này và được cài đặt đầy đủ. 

Khi được hỏi tại sao họ không kích hoạt nó, Appel trả lời vì họ không nghĩ mình đang ở trong tình trạng khẩn cấp, đe dọa đến tính mạng đến mức phải báo động.

Ngoài ra, dữ liệu từ Dịch vụ thời tiết quốc gia Hoa Kỳ và NASA đều cho thấy không có cơn bão nào xảy ra như mô tả của hai người phụ nữ này. Câu chuyện cá mập tấn công cũng bị giới khoa học đặt nghi vấn. 

Giáo sư Kim Holland (ĐH Hawaii) nói với hãng tin AP rằng không có chuyện cá mập "tấn công có tổ chức và kéo dài" như lời kể của Appel và Fuiaba.

TRƯỜNG SƠN

 

 

Học sinh Mỹ được dạy phân biệt tin thật - giả

03/01/2018 13:19 GMT+7
 

TTO - Giới trẻ online hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày, nhưng lại chật vật để hiểu những nội dung nhận được.


Theo ABC News, các nhà lập pháp Mỹ đang thúc giục các trường học quan tâm nhiều hơn đến vấn đề giảng dạy cho học sinh khả năng phân biệt tin tức thật giả trên Internet, trước tình trạng tin giả được phát tán đầy rẫy.

Nhiều bang ở Mỹ đã giới thiệu hoặc thông qua những đạo luật kêu gọi hệ thống trường công ráo riết hơn trong việc dạy kỹ năng đọc hiểu truyền thông. Dẫu một số bang bao gồm Washington, Connecticut, Rhode Island và New Mexico đã ban hành thành luật, và được hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ủng hộ, vấn đề này vẫn chưa nhận được sự quan tâm ở mức độ cần thiết.

Một số bang như Arizona, New York và Hawaii được kỳ vọng sẽ thông qua đạo luật này trong năm 2018.

Một học sinh 14 tuổi trong lớp đọc hiểu kỹ thuật số của cô Jennifer Rocca - Ảnh: AP

Hans Zeiger, nghị sĩ đảng Cộng hòa ở Washington, cho rằng trường học nên dạy về tầm quan trọng của tin tức tốt, cũng như các phương tiện cần để đi đúng hướng trong môi trường thông tin phức tạp.

Theo nhóm ủng hộ, các cấp giáo dục cơ sở (từ mẫu giáo cho đến lớp 12) của Mỹ không theo kịp những thay đổi chóng mặt của công nghệ. Các nghiên cứu cho thấy, nhiều trẻ em lên mạng hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày, nhưng lại chật vật để hiểu những nội dung nhận được.

Trong nhiều năm qua, các trường học được thúc giục kết hợp vấn đề đọc hiểu truyền thông - bao gồm khả năng đánh giá và phân tích nguồn thông tin - vào kế hoạch giảng dạy ở những môn giáo dục công dân, khoa học, nghệ thuật ngôn ngữ...

Những nỗ lực này bắt đầu nhận được sự ủng hộ tích cực sau đợt bầu cử tổng thống Mỹ 2016, giai đoạn cho thấy thậm chí rất đông người lớn cũng có thể bị lừa gạt, dẫn dắt bởi thông tin sai lệch.

Michelle Ciulla Lipkin, Giám đốc điều hành Hiệp hội Quốc gia về Giáo dục Đọc hiểu Truyền thông, chia sẻ: "Năm năm trước, thật khó để mọi người hiểu chúng tôi đang làm gì và chúng tôi muốn ngành giáo dục xuất hiện điều gì, cũng như những kỹ năng học sinh cần học. Hiện nay, tầm quan trọng của việc này trong lớp học là không cần bàn cãi nữa".

Một nghiên cứu công bố năm 2016 của Đại học Stanford đưa ra cảnh báo rằng, học sinh ở trường trung học cho đến đại học "dễ dàng bị lừa" và không được trang bị tốt nhằm ứng phó với thông tin trên mạng.

Trong chương trình học trường cấp hai ở tiểu bang New Mexico, đọc hiểu truyền thông chỉ là môn học tự lựa chọn, trong khi môn kỹ năng tài chính là bắt buộc. Một dân biểu bang này, Antonio "Moe" Maestas, cho biết ông hy vọng đọc hiểu truyền thông sẽ được lồng ghép xuyên suốt chương trình học trong những năm tới đây.

Thông tin hỗn loạn trên Internet khiến người lớn cũng dễ bị lừa - Ảnh: Twitter

Đạo luật mới ở bang Washington yêu cầu nhân viên giám thị nhóm trường của bang phải lập trang web có các đường dẫn tới các phương pháp rèn luyện đọc hiểu truyền thông thành công.

Văn phòng giám thị cũng phải thực hiện khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng thủ thư, giáo viên, hiệu trưởng các trường kết hợp những vấn đề này vào chương trình giảng dạy.

Tháng 6-2017, thống đốc bang Connecticut đã ký một đạo luật, thành lập hội đồng cố vấn để triển khai tư vấn, bao gồm hướng dẫn học sinh sinh viên đánh giá những nội dung họ thấy và đọc online.

Jennifer Rocca, quản lý thư viện kiêm giáo viên của một trường trung học ở Brookfield, Connecticut, thuộc nhóm những người ủng hộ, thúc giục các nhà hành pháp phê chuẩn đạo luật.

Môn đọc hiểu kỹ thuật số của cô là bắt buộc đối với học sinh năm đầu. Lớp thử thách học viên đánh giá tính đáng tin cậy của các nguồn online, để họ có thể phát hiện ra thông tin sai.

"Bạn nên biết cách lướt Internet và đánh giá thông tin cho dù học trường nào", cô bày tỏ hy vọng các trường học sẽ coi trọng đào tạo kỹ năng này.

 

 

 

 

 


Tác giả bài viết: Van Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập144
  • Hôm nay11,506
  • Tháng hiện tại274,668
  • Tổng lượt truy cập35,921,013
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây