Xử dụng hay sử dụng ?

Thứ sáu - 19/01/2018 08:13

Xử dụng hay sử dụng ?

Thưa các Bác học giả, học thật/thiệt. Các Bác có biết rằng vai trò của Hàn Lâm Viện để làm gì không vậy ? nay các Bác cứ khoe nhặng xị lên rằng "căn cứ vào vài chục cuốn Từ Điển, Tự Điển, Điển Tích" rồi đến các " hàm" TS Văn chương, chuyên gia "nặn ra văn học, cổ ngữ, tử ngữ...", nhà dzăng, nhà báo để rồi cho rằng ông này viết "xử dụng" là sai, còn tôi - dường như là Phạm trung Kiên...cố thì phải, lại xỉ vả người ta rằng, viết " SỬ DỤNG" mới là chuẩn ngôn ngữ ''dziệc lam''....
 Mời đọc 1 bài viết của tác giả Nguyễn Đăng Trình .

 
Từ: nguyenth 


               TẬN TÍN THƯ BẤT NHƯ VÔ THƯ
 
Thưa các Bác học giả, học thật/thiệt.
Các Bác có biết rằng vai trò của Hàn Lâm Viện để làm gì không vậy ? nay các Bác cứ khoe nhặng xị lên rằng "căn cứ vào vài chục cuốn Từ Điển, Tự Điển, Điển Tích" rồi đến các " hàm" TS Văn chương, chuyên gia "nặn ra văn học, cổ ngữ, tử ngữ...", nhà dzăng, nhà báo để rồi cho rằng ông này viết "xử dụng" là sai, còn tôi - dường như là Phạm trung Kiên...cố thì phải, lại xỉ vả người ta rằng, viết " SỬ DỤNG" mới là chuẩn ngôn ngữ ''dziệc lam''....
 
Nhớ lại trong kỳ tranh cử với TT Ngô đình Diệm nhiệm kỳ hai, ông Quát bị người dân chất vấn tại sân khấu vận động cạnh khu chợ Nguyễn tri Phương Sài gòn rằng :
Ông tranh cử TT, vậy ông có đủ khả năng làm cuốn Từ Điển không ?"
Vậy là ông đã bỏ công ra soạn Tự điển, nhưng không biết đã hoàn tất chưa, mà ông đã thất cử và bị tịch thu luôn đồn điền Cao su...( nhà ông Quát nằm trên đường Trương tấn Bửu gần nhà thờ Phú Nhuận)
Trở lại việc soạn Tự Điển, ở đây tôi không đi sâu vào vấn đề phương pháp luận được đề ra khi tiến hành soạn thảo Từ Điển, cấu trúc từ ngữ...và theo một trình tự ngữ pháp, mà chỉ đơn giản góp đôi ý mọn liên quan mà thôi. Cho dẫu các tác giả của số Từ Điển nổi tiếng trong nước Việt Nam từ trước tới nay đã làm một công việc thu thập, sắp xếp, hệ thống hóa, làm sáng tỏ cả về lãnh vực NGÔN và NGỮ, nguyên lý hình thành, lý do xuất hiện...công việc ấy thật cam go về ngôn ngữ học, nhưng dẫu sao, các tác giả này đâu phải là những nhà Bác Học về Ngôn Ngữ Học trực thuộc VIỆN HÀN LÂM HỌC QUỐC GIA, do vậy những sai sót về một số cách dùng từ ngữ được chuyển dịch từ NGÔN sang NGỮ, từ vùng địa lý này sang vùng địa lý khác....đã không thể tránh khỏi.
 
Các sai sót trong các cuốn Từ Điển hiện rất nhiều, kể cả lạc hậu về ngữ nghĩa, hoặc giải thích rất ngây ngô, tối nghĩa. Một số ví dụ để tham khảo về trình độ và kiến thức khi soạn Tự Điển đã cho thấy, nếu cứ tin vào Tự Điển, quý vị sẽ lạc lối.. sau đây:
Trong "T điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam" của GS Nguyễn Lân viết rằng: 
"Áo cứ chàng, làng cứ xã" 
thay vì 
"Áo cứ tràng, làng cứ xã".
Theo GS Lân giải thích thì, chàng đây là chàng trai, do vậy, công việc may vá cứ giao cho chàng/ chồng, công việc làng nước cứ nắm lấy ông Xã trưởng mà kêu cứu...Khi đọc lại Văn Hóa Việt Nam, không thấy nói đến công việc may vá áo quần do nam giới đảm trách, thật phi lý,
tôi tìm đến Gs Hán Văn để hỏi, thì được giải thích rằng, đúng ra phải là chữ TRÀNG, trong cổ ngữ tràng là cái cổ áo, cũng có ý nghĩa là người đứng đầu, là xếp, muốn nắm chắc một người thì cứ túm lấy cổ áo, muốn quy trách nhiệm thì cứ nạo đầu người cai, người xếp...
 
Cũng trong cuốn Từ điển này của GS Lân có viết :
"Màn hoa lại trải chiếu hoa, 
bát ngà lại phải chiếu ngà mâm son"
 
Đọc câu thành ngữ trên, nếu không tinh ý sẽ không thấy được cái sai sót nghiêm trọng của nó. Đây là lỗi do chép sai thành ngữ từ trong dân gian, và vì chép sai ông đã phải dùng lối văn suy diễn để đảo ngữ vị trí và vật thể so sánh, tạo nên câu thành ngữ có lối so sánh khập khiễng và ngớ ngẩn này (làm gì có chiếu ngà), đúng ra phải là :

Màn hoa lại phải chiếu hoa, 
bát ngọc lại phải đũa ngà mâm son
", 
 
ý nói, đã có màn hoa phải có chiếu hoa đi kèm (không có động từ  "treo" để đối xứng với động từ "trải"), đã dùng bát ngọc không thể đi kèm đũa mun hoặc tre, mà phải sánh đôi với đũa ngà mâm son.
 
Góp đôi ý mọn để cho thấy, nội dung Từ điển, Tự điển tự thân nó là một tập hợp, một kho tàng ngôn ngữ của một Dân Tộc được các thành viên của Dân tộc đó xử dụng, lưu truyền trong một chiều dài thời gian giao tiếp và chấp nhận như một phương tiện diễn đạt đắc ý nhất.
Các sắc thái địa phương vẫn phải được chú thích giảng nghĩa rõ ràng bằng phương pháp luận của Khoa Ngôn Ngữ Học mà không thể tự tiện suy diễn và áp đặt được, ví dụ bằng yên và bằng an, Tân sơn Nhất và Tân sơn Nhứt, an nghỉ và yên nghỉ, phấp phới và phất phới....
Và đó chính là lý do tại sao Cổ nhân khuyên rằng: 
"Qúa tin vào Sách thà đừng có Sách".
 
 
Nguyễn đăng Trình
 
 
 
 
 

Tác giả bài viết: Nguyễn đăng Trình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập148
  • Hôm nay18,676
  • Tháng hiện tại240,339
  • Tổng lượt truy cập35,506,620
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây