Tính kỷ luật có thể giúp bạn xây dựng một sự nghiệp bền vững

Thứ sáu - 15/05/2020 05:12

Tính kỷ luật có thể giúp bạn xây dựng một sự nghiệp bền vững

Có câu “Nguyên tắc kỷ luật là yếu tố căn bản dẫn đến thành công”. Vậy nguyên tắc đối với một cá nhân là gì? Câu trả lời chính là nằm ở lương tâm.

Dưới đây là 2 câu chuyện chứng minh rằng việc tuân theo những nguyên tắc kỷ luật có thể ảnh hưởng đến tương lai của bạn. 

Câu chuyện về hai người đại diện mua hàng

Chang và Li đều là hai người đại diện mua hàng cùng làm việc trong một công ty nọ, nhưng cách xử lý công việc của cả hai hoàn toàn trái ngược nhau. Li là người có kinh nghiệm, anh thường biết cách xử lý các tình huống một cách khéo léo sao cho thu được lợi về bản thân nhiều nhất. Còn Chang thì hoàn toàn ngược lại.

Vào một dịp nọ, công ty cần mua một lượng lớn nguồn vật liệu thô để làm ra sản phẩm. Cả Chang và Li đều được giao nhiệm vụ đi tìm các nguồn cung thích hợp. 

Cả Chang và Li đều được giao nhiệm vụ cho đi tìm các nguồn cung thích hợp. (Ảnh qua Lovepik)

 

Chỉ trong thời gian ngắn, Li đã chọn ra được một công ty cung cấp vật liệu ưng ý. Tuy nhiên, sản phẩm này có chất lượng kém hơn yêu cầu, nhưng họ lại đồng ý chiết khấu cho anh một khoản tiền nếu anh mua số lượng lớn. 

Ngược lại, Chang thì chọn cách loại bỏ tất cả những công ty áp dụng hình thức giống Li. Anh tập trung vào chất lượng và liên tục làm ra những so sánh để chọn được nhà cung cấp tốt nhất.

Mặc dù cùng là một nhiệm vụ được giao, nhưng chỉ một người chấp nhận gạt bỏ những tư lợi của bản thân mà chỉ tập trung vào chất lượng.

Vài ngày sau đó, công ty tiến hành mở một cuộc họp để quyết định chọn ra nhà cung cấp. Li tự hào đưa ra mức giá nguồn vật liệu thô mà mình tìm được thấp hơn nhiều so với công ty của Chang. 

Trong lúc mọi người đang thảo luận về sự chênh lệch giá tiền, Li lại tiếp tục đứng lên khẳng định rằng, sản phẩm từ công ty anh chọn có thể đảm bảo về mặt chất lượng. 

Kết thúc bàn luận, sau cùng mọi người quyết định đưa ra giải pháp bỏ phiếu, và kết quả số phiếu của cả hai đều bằng nhau. Vị sếp quyết định sẻ chia đều số lượng và nhập nguồn cung từ cả hai công ty mà hai người chọn.

Sau một thời gian, cuối cùng sản phẩm của công ty cũng hoàn thiện và được đưa ra thị trường, nhiều người nhận xét chất lượng của nguồn cung từ công ty Chang giới thiệu đạt đến độ hoàn thiện cao, dẫn tới những sản phẩm làm ra khi đến tay khách hàng không cần phải đổi trả bất kỳ thứ gì. Các khách hàng thậm chí còn giới thiệu công ty cho các đối tác mới bởi chất lượng của sản phẩm. 

Trong khi đó, các sản phẩm làm ra từ nguồn vật liệu cung cấp bởi công ty Li giới thiệu đều bị đổi trả rất nhiều, thậm chí có nhiều đối tác lâu dài đã phải hủy bỏ đơn đặt hàng của họ. Điều này khiến cho công ty phải chịu thua lỗ rất lớn. Li sau đó đã bị kỷ luật vì điều này còn Chang thì được phân bổ thực hiện tìm các nguồn cung cho các dự án tiếp theo.

Câu chuyện về chàng thư sinh

Vào thời nhà Tống, có một thư sinh nọ đi lên kinh thành tham dự kỳ thi của triều đình. Trên đường đi, anh vô tình trông thấy một người đàn ông bán tranh trên phố. Vốn là một người rất thích thưởng tranh, anh tiện chân ghé ngang qua ngắm nhìn một lúc.

Do có nhiều hiểu biết trong việc thưởng tranh, chàng thư sinh này chỉ cần nhìn qua một thoáng là biết được ngay bức tranh đó có đẹp hay không và đáng giá bao nhiêu.

Đến khi anh chuẩn bị rời đi thì người bán hàng bỗng gọi lại và hỏi: “Này anh thư sinh, cậu nghĩ bức tranh của tôi đáng giá bao nhiêu?”

“Xin thứ lỗi cho lời nói của tôi, nhưng bức tranh của ông chỉ đáng giá một xu bạc”, chàng thư sinh trả lời rồi sau đó xin cáo từ để đến nơi dự thi.

Trên đường đi đến nơi dự thi, nam sinh đã bảo với một người bán tranh rằng tác phẩm của ông chỉ đáng giá một xu bạc. (Ảnh)Trên đường đi đến nơi dự thi, nam sinh đã bảo với một người bán tranh rằng tác phẩm của ông chỉ đáng giá một xu bạc. (Ảnh qua ASK)

 

Sau cuộc thi lần đó, chàng thư sinh đã xuất sắc giành được thứ hạng cao nhất, và được gọi đến diện kiến nhà vua.

Nhưng khi bước chân đến chính điện, chàng thư sinh rất đỗi kinh ngạc khi phát hiện, nhà vua cũng chính là người đàn ông bán tranh ngoài phố mà anh từng gặp. 

Nhà vua khi đó cũng nhận ra anh, nhưng ông muốn thử lòng chàng trai một chút nên bèn cho lôi ra đúng bức tranh hôm đó và hỏi anh cùng một câu hỏi tương tự.

Chàng thư sinh vô cùng bối rối trước câu hỏi của nhà vua, nếu như anh trả lời giống như trước tức là anh đã xúc phạm đến vua, còn nếu anh đưa ra mức giá cao hơn tức là anh đã lừa dối và phạm vào nguyên tắc kỷ luật của chính mình.

Suy nghĩ một lúc, chàng thư sinh trả lời:

“Nếu bệ hạ trao cho tôi bức vẽ này thì nó sẽ trở nên vô giá, nhưng nếu bệ hạ bán nó ở ngoài đường thì bức họa chỉ đáng giá 1 xu bạc mà thôi”.

Nhà vua sau khi nghe xong không hề tỏ ra cáu giận mà còn vô cùng hài lòng với câu trả lời của chàng thư sinh, bởi anh ta đã không vứt bỏ những nguyên tắc của bản thân mình, điều đó khiến anh trở nên đáng giá và đáng để trọng dụng, tin tưởng hơn.

Để trọng thưởng cho điều này, nhà vua còn phong cho chàng thư sinh vào một chức vụ quan trọng và cao quý trong triều đình.

***

Nguyên tắc kỷ luật có thể phản ánh con người thật của một cá nhân. Để biết được xem người này có tính cách tốt hay xấu, cách đơn giản nhất chính là xác định sự kiên trì của họ trong việc tuân thủ theo những nguyên tắc căn bản mà họ đặt ra. 

Nếu ai đó có thể dễ dàng vứt bỏ đi những nguyên tắc của mình, nghĩa là họ đã vứt bỏ đi chính trách nhiệm đối với bản thân, một người như vậy làm sao có thể chịu trách nhiệm cho công việc của người khác được?

 


Tác giả bài viết: Chúc Di (Theo Vision Times)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập105
  • Hôm nay7,902
  • Tháng hiện tại270,601
  • Tổng lượt truy cập35,536,882
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây