Nguồn: “Why is American currency green?”, History.com.
Biên dịch: Lê Hoàng Giang
Trong những thập niên trước Nội Chiến, các ngân hàng tư nhân được nhà nước cấp phép đã được tự in tiền giấy, kết quả là đã có nhiều thiết kế và mệnh giá tiền khác nhau. Những tờ tiền mới được chính phủ Hoa Kỳ phát hành từ thập niên 1860 được gọi là tiền xanh lục vì mặt sau của chúng được in bằng mực xanh lục. Loại mực này là một biện pháp chống làm giả tiền thông qua ảnh chụp, vì máy ảnh thời đó chỉ chụp được ảnh đen trắng.
Năm 1929, chính phủ đã giảm kích cỡ tiền giấy (nhằm tiết kiệm chi phí in) và quy định thiết kế tiêu chuẩn cho mỗi mệnh giá, giúp cho người dân có thể phân biệt tiền thật và giả dễ dàng hơn. Những tờ tiền mới kích thước nhỏ vẫn tiếp tục được in bằng mực xanh lục vì theo Cục In ấn và Khắc dấu Hoa Kỳ, loại mực này khi đó rất phổ biến và bền màu, và màu xanh lục còn là biểu tượng cho sự ổn định.
Hiện nay, có khoảng 1,2 nghìn tỷ đô-la tiền xu và tiền giấy đang lưu hành tại Mỹ. Chi phí để in mỗi tờ 1 đô-la là 5 xu và mỗi tờ 100 đô-la, mệnh giá cao nhất hiện đang lưu hành, là 13 xu. Ước tính tuổi thọ của một tờ 1 đô-la là gần sáu năm, còn một tờ 100 đô-la thường có tuổi thọ 15 năm. Tờ 50 đô-la có tuổi thọ trung bình ngắn nhất là 3,7 năm.
Tác giả bài viết: Biên dịch: Lê Hoàng Giang
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn