Thí nghiệm Milgram gây kinh ngạc: Con người thiếu tư duy độc lập rất dễ tiếp tay cho cái ác

Thứ sáu - 15/05/2020 05:17

Thí nghiệm Milgram gây kinh ngạc: Con người thiếu tư duy độc lập rất dễ tiếp tay cho cái ác

Từ góc nhìn của tâm lý học, con người đều có khả năng tiếp tay cho cái ác, cho dù đó là thi hành theo mệnh lệnh, hay từ góc độ bảo vệ lợi ích cá nhân thì vẫn không thể biện hộ cho hành vi sai trái của mình.

Thế chiến II và phong trào chống người Do Thái

Vào 13/7/1942, khi trời vẫn chưa sáng, các sĩ quan cảnh sát trong Tiểu đoàn cảnh sát dự bị số 101 của Đức đóng quân tại Ba Lan đã bị đánh thức bởi tiếng báo động. Sau đó mọi người được dẫn đến một ngôi làng gần đó, và 500 vị cảnh sát trẻ tuổi sẽ tập hợp xung quanh vị chỉ huy William V. Pratt. 

Khi các cảnh sát đã ổn định vị trí, V. Pratt mới bắt đầu phổ cập quân lệnh đến cấp dưới của mình. Ông cho biết cấp trên ra lệnh phải bắt toàn bộ 1.800 người Do Thái trong ngôi làng làng này, trong đó đàn ông nào phù hợp với độ tuổi lao động thì cho vào trại lao động, còn toàn bộ phụ nữ, trẻ em và người già thì bắn chết.

Trong lúc V. Pratt ra mệnh lệnh, mắt ông ngấn lệ vì bản thân ông trước đây chưa bao giờ nhận một nhiệm vụ man rợ kiểu này. Sau đó, ông đặc biệt hỏi lại một lần nữa những binh lính dưới trướng của mình: 

“Các người có vài giây để suy nghĩ, nếu như ai cảm thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ này thì bước ra”.

Ảnh chụp Trại tập trung Auschwitz ở Ba Lan dưới sự kiểm soát của nước Đức. (Ảnh: Unknown/ Wikipedia/ CC0)

Cuối cùng chỉ có mười mấy người bước ra, còn lại mặc dù phần lớn đều cảm thấy ghê tởm khi giết người, tuy nhiên họ vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ. 

Theo thống kê, trong khoảng thời gian Thế chiến II xảy ra, đã có khoảng 6 triệu người Do Thái bị tàn sát thảm khốc do phong trào chống người Do Thái mà Phát Xít Đức khởi động.

Năm 1960, một tay sai của Phát Xít Đức tên là Eichmann đã bị bắt và xét xử quân sự, ông từng phụ trách lập ra “Giải pháp cuối cùng” để tạo nên cuộc đại tàn sát người Do Thái, đồng thời cũng phụ trách phần lớn nhiệm vụ vận chuyển và giết hại. 

Tuy nhiên, Eichmann đã biện hộ cho hành động tàn bạo của mình trên tòa án rằng: “Tôi không có trách nhiệm đối với những người chết đó, tôi chỉ là thi hành theo mệnh lệnh mà thôi”.

Lời biện hộ này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhà tâm lý học Stanley Milgram, ông cho rằng viện cớ “thi hành theo mệnh lệnh” không thể giải thích cho hành động phạm tội của hắn.

Thí nghiệm Milgram

Từ đó Milgram đã nảy ra ý tưởng muốn kiểm tra phản ứng của con người khi nhận mệnh lệnh tàn bạo vô nhân tính từ người cầm quyền, và khả năng từ chối mà con người có thể phát huy là bao nhiêu?

Thí nghiệm được thực hiện vào tháng 6 năm 1961, Milgram đã áp dụng tiền thưởng là 4 USD cho mỗi tiếng, để tìm 1.000 người tình nguyện giúp ông tiến hành thí nghiệm.

Sau đó, Milgram thông báo với mỗi người tình nguyện viên rằng, mục đích của cuộc thí nghiệm này là để kiểm tra tác động của hình phạt đối với việc học.

Người tình nguyện sẽ đảm nhận vai trò là giáo viên, nhận nhiệm vụ kiểm tra khả năng ghi nhớ từ đơn của học sinh. Nếu học sinh trả lời đúng thì sẽ tặng một phần thưởng nhỏ nhưng nếu học sinh trả lời sai thì phải nhận phạt.

Vậy trừng phạt học sinh bằng cách nào? 

Trước mặt giáo viên sẽ có một cái máy, bên trên có một nút ấn điện áp từ 15V đến 450V. Hơn nữa, cái máy này sẽ liên kết với một học sinh tương ứng đang ngồi trên ghế điện ở phòng bên cạnh. Học sinh và giáo viên chỉ có thể giao tiếp với nhau thông qua âm thanh.

Các cộng sự của Stanley Milgram đang nối thiết bị thí nghiệm vào một “sinh viên” trong thí nghiệm (Ảnh qua Trithucvn)

Nếu như học sinh trả lời sai một câu, giáo viên phải ấn vào nút đầu tiên, dùng dòng điện 15V thấp nhất để tiến hành trừng phạt. Còn nếu học sinh lại trả lời sai, sẽ tiếp tục dùng dòng điện 30V, và sẽ tiếp tục nhân lên như thế cho đến khi đạt mức cao nhất là dòng điện áp 450V. Ngoài ra, bên cạnh giáo viên còn có một chuyên gia sẽ đốc thúc họ hoàn thành thí nghiệm.

Thí nghiệm Milgram. (Ảnh: Fred the Oyster / Wikipedia / CC BY-SA 4.0)

Thí nghiệm bắt đầu không lâu thì ‘học sinh’ lần lượt trả lời sai, những ‘giáo viên’ ở phòng bên vì thế cũng lần lượt phải gia tăng điện áp để trừng phạt. 

Học sinh lúc đầu không có phản ứng đặc biệt, nhưng khi điện áp đến một giai đoạn “mạnh mẽ” thì ‘học sinh’ bắt đầu kêu gào, phản khán, đau khổ cầu xin, và lúc này những ‘giáo viên’ thông thường đều cảm thấy căng thẳng, tâm trạng lo lắng. Tuy nhiên sẽ luôn có một ‘chuyên gia’ kế bên để nhắc nhở giáo viên thí nghiệm bắt buộc phải tiếp tục, và họ vẫn sẽ đưa ra câu hỏi và trừng phạt cho đến khi điện áp đạt đến 450V.

Thực tế, những ‘học sinh’ này đều là những ‘diễn viên’ đã được giao trước sẽ trả lời sai đáp án và bị điện giật, vốn dĩ họ không hề chịu bất cứ tổn thương nào, nhưng ‘giáo viên’ không hề hay biết điều này. 

Milgram muốn thông qua cuộc thí nghiệm để biết những người tình nguyện này sẽ chọn từ chối nghe theo mệnh lệnh khi điện áp đạt đến mức bao nhiêu.

Trước đó Milgram đã mời 40 bác sĩ tâm lý đến tiến hành dự đoán, họ đều cho rằng đa số mọi người sẽ từ chối nghe theo mệnh lệnh khi nguồn điện ở mức 150V, và sẽ chỉ có rất ít tình nguyện viên vẫn tiếp tục kích điện ở mức 450V (vì mức điện áp này vượt quá khả năng chịu đựng của con người).

Tuy nhiên, kết quả thí nghiệm khiến người khác phải ngạc nhiên, kết quả cho thấy:

(1) Có khoảng 2/3 số người tham gia thí nghiệm ấn vào nút 450V.

(2) Không có người tham gia thí nghiệm từ chối nghe theo mệnh lệnh trước khi đạt đến mức 150V.

Đối với kết quả thí nghiệm này, các nhà tâm lý học thế giới đều cảm thấy kinh ngạc. Do đó, rất nhiều nhà tâm lý học đã áp dụng thí nghiệm tương tự ở nhiều quốc gia khác nhau, kết quả càng khiến người khác bất an vì tỉ lệ người nghe theo mệnh lệnh vẫn cao không giảm.

Thiếu năng lực suy nghĩ độc lập, mọi người đều có khả năng tiếp tay cho cái ác

Thí nghiệm Milgram đã cho thấy người bình thường sẽ áp lực thế nào khi nhận được mệnh lệnh từ những người có quyền lực. Điều này lý giải vì sao trong Thế chiến II, người Đức phải hành động theo những gì mà ác quỷ Hitler bảo, còn người Nhật thì tuân theo mệnh lệnh của Thiên Hoàng.

Và thực tế hiện nay chẳng phải những chuyện như thế này vẫn đang xảy ra như cơm bữa trong xã hội chúng ta hay sao? 

Những tay sai dưới trướng của “Vĩ đại – Quang minh – Chính xác” trong cuộc “Lãnh đạo anh minh”, biết rõ chuyện gì là phạm pháp hại người, những anh ta vẫn tiến hành không nghi ngờ gì cả. Rất nhiều lãnh đạo biết rõ dân nghèo thiếu tiền, nhưng cấp dưới vẫn không dám chất vấn mà tiếp tục theo dự án tiến hành.

Có thể nói, những hiện trạng kinh tởm nhiều vô số thế này trong xã hội, mặc dù cuối cùng đều do những nhà lãnh đạo làm ẩu, làm càn phụ trách, nhưng việc thực hành cụ thể thì chẳng phải là những nhân viên cấp dưới sẽ thực thi hay sao? Liệu ai có thể thoát khỏi tội danh “giúp đỡ cho cái ác”?

Điều này cũng làm chúng ta nghĩ đến xu hướng giáo dục ngày nay, trong các gia đình Trung Quốc, một mặt người lớn đều hy vọng con của mình sẽ nghe lời, nhưng mặt khác lại muốn con mình phải có ý thức độc lập. 

Những đứa trẻ được giáo dục như thế này, tư tưởng cũng rất mâu thuẫn, dẫu có ý kiến riêng thì cuối cùng vẫn phải khuất phục dưới quyền lực.

Từ góc nhìn của tâm lý học, mọi người đều có khả năng tiếp tay cho cái ác, và cách để đảo ngược khuynh hướng này e là chỉ có hai điểm. Một là từ nhỏ phải được nuôi dưỡng khả năng tự độc lập trong suy nghĩ. Hai là đứng trước phải trái, cần kiên trì không nên dễ dàng cúi đầu.

Liệu bạn sẽ không vì mất tự chủ mà trở thành một kẻ tiếp tay cho cái ác?

Chúc Di

 

Thí nghiệm Milgram gây kinh ngạc: Con người thiếu tư duy độc lập rất dễ tiếp tay cho cái ác

 

Từ góc nhìn của tâm lý học, con người đều có khả năng tiếp tay cho cái ác, cho dù đó là thi hành theo mệnh lệnh, hay từ góc độ bảo vệ lợi ích cá nhân thì vẫn không thể biện hộ cho hành vi sai trái của mình.

Thế chiến II và phong trào chống người Do Thái

Vào 13/7/1942, khi trời vẫn chưa sáng, các sĩ quan cảnh sát trong Tiểu đoàn cảnh sát dự bị số 101 của Đức đóng quân tại Ba Lan đã bị đánh thức bởi tiếng báo động. Sau đó mọi người được dẫn đến một ngôi làng gần đó, và 500 vị cảnh sát trẻ tuổi sẽ tập hợp xung quanh vị chỉ huy William V. Pratt. 

Khi các cảnh sát đã ổn định vị trí, V. Pratt mới bắt đầu phổ cập quân lệnh đến cấp dưới của mình. Ông cho biết cấp trên ra lệnh phải bắt toàn bộ 1.800 người Do Thái trong ngôi làng làng này, trong đó đàn ông nào phù hợp với độ tuổi lao động thì cho vào trại lao động, còn toàn bộ phụ nữ, trẻ em và người già thì bắn chết.

Trong lúc V. Pratt ra mệnh lệnh, mắt ông ngấn lệ vì bản thân ông trước đây chưa bao giờ nhận một nhiệm vụ man rợ kiểu này. Sau đó, ông đặc biệt hỏi lại một lần nữa những binh lính dưới trướng của mình: 

“Các người có vài giây để suy nghĩ, nếu như ai cảm thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ này thì bước ra”.

Ảnh chụp Trại tập trung Auschwitz ở Ba Lan dưới sự kiểm soát của nước Đức. (Ảnh: Unknown/ Wikipedia/ CC0)

Cuối cùng chỉ có mười mấy người bước ra, còn lại mặc dù phần lớn đều cảm thấy ghê tởm khi giết người, tuy nhiên họ vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ. 

Theo thống kê, trong khoảng thời gian Thế chiến II xảy ra, đã có khoảng 6 triệu người Do Thái bị tàn sát thảm khốc do phong trào chống người Do Thái mà Phát Xít Đức khởi động.

Năm 1960, một tay sai của Phát Xít Đức tên là Eichmann đã bị bắt và xét xử quân sự, ông từng phụ trách lập ra “Giải pháp cuối cùng” để tạo nên cuộc đại tàn sát người Do Thái, đồng thời cũng phụ trách phần lớn nhiệm vụ vận chuyển và giết hại. 

Tuy nhiên, Eichmann đã biện hộ cho hành động tàn bạo của mình trên tòa án rằng: “Tôi không có trách nhiệm đối với những người chết đó, tôi chỉ là thi hành theo mệnh lệnh mà thôi”.

Lời biện hộ này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhà tâm lý học Stanley Milgram, ông cho rằng viện cớ “thi hành theo mệnh lệnh” không thể giải thích cho hành động phạm tội của hắn.

Thí nghiệm Milgram

Từ đó Milgram đã nảy ra ý tưởng muốn kiểm tra phản ứng của con người khi nhận mệnh lệnh tàn bạo vô nhân tính từ người cầm quyền, và khả năng từ chối mà con người có thể phát huy là bao nhiêu?

Thí nghiệm được thực hiện vào tháng 6 năm 1961, Milgram đã áp dụng tiền thưởng là 4 USD cho mỗi tiếng, để tìm 1.000 người tình nguyện giúp ông tiến hành thí nghiệm.

Sau đó, Milgram thông báo với mỗi người tình nguyện viên rằng, mục đích của cuộc thí nghiệm này là để kiểm tra tác động của hình phạt đối với việc học.

Người tình nguyện sẽ đảm nhận vai trò là giáo viên, nhận nhiệm vụ kiểm tra khả năng ghi nhớ từ đơn của học sinh. Nếu học sinh trả lời đúng thì sẽ tặng một phần thưởng nhỏ nhưng nếu học sinh trả lời sai thì phải nhận phạt.

Vậy trừng phạt học sinh bằng cách nào? 

Trước mặt giáo viên sẽ có một cái máy, bên trên có một nút ấn điện áp từ 15V đến 450V. Hơn nữa, cái máy này sẽ liên kết với một học sinh tương ứng đang ngồi trên ghế điện ở phòng bên cạnh. Học sinh và giáo viên chỉ có thể giao tiếp với nhau thông qua âm thanh.

Các cộng sự của Stanley Milgram đang nối thiết bị thí nghiệm vào một “sinh viên” trong thí nghiệm (Ảnh qua Trithucvn)

Nếu như học sinh trả lời sai một câu, giáo viên phải ấn vào nút đầu tiên, dùng dòng điện 15V thấp nhất để tiến hành trừng phạt. Còn nếu học sinh lại trả lời sai, sẽ tiếp tục dùng dòng điện 30V, và sẽ tiếp tục nhân lên như thế cho đến khi đạt mức cao nhất là dòng điện áp 450V. Ngoài ra, bên cạnh giáo viên còn có một chuyên gia sẽ đốc thúc họ hoàn thành thí nghiệm.

Thí nghiệm Milgram. (Ảnh: Fred the Oyster / Wikipedia / CC BY-SA 4.0)

Thí nghiệm bắt đầu không lâu thì ‘học sinh’ lần lượt trả lời sai, những ‘giáo viên’ ở phòng bên vì thế cũng lần lượt phải gia tăng điện áp để trừng phạt. 

Học sinh lúc đầu không có phản ứng đặc biệt, nhưng khi điện áp đến một giai đoạn “mạnh mẽ” thì ‘học sinh’ bắt đầu kêu gào, phản khán, đau khổ cầu xin, và lúc này những ‘giáo viên’ thông thường đều cảm thấy căng thẳng, tâm trạng lo lắng. Tuy nhiên sẽ luôn có một ‘chuyên gia’ kế bên để nhắc nhở giáo viên thí nghiệm bắt buộc phải tiếp tục, và họ vẫn sẽ đưa ra câu hỏi và trừng phạt cho đến khi điện áp đạt đến 450V.

Thực tế, những ‘học sinh’ này đều là những ‘diễn viên’ đã được giao trước sẽ trả lời sai đáp án và bị điện giật, vốn dĩ họ không hề chịu bất cứ tổn thương nào, nhưng ‘giáo viên’ không hề hay biết điều này. 

Milgram muốn thông qua cuộc thí nghiệm để biết những người tình nguyện này sẽ chọn từ chối nghe theo mệnh lệnh khi điện áp đạt đến mức bao nhiêu.

Trước đó Milgram đã mời 40 bác sĩ tâm lý đến tiến hành dự đoán, họ đều cho rằng đa số mọi người sẽ từ chối nghe theo mệnh lệnh khi nguồn điện ở mức 150V, và sẽ chỉ có rất ít tình nguyện viên vẫn tiếp tục kích điện ở mức 450V (vì mức điện áp này vượt quá khả năng chịu đựng của con người).

Tuy nhiên, kết quả thí nghiệm khiến người khác phải ngạc nhiên, kết quả cho thấy:

(1) Có khoảng 2/3 số người tham gia thí nghiệm ấn vào nút 450V.

(2) Không có người tham gia thí nghiệm từ chối nghe theo mệnh lệnh trước khi đạt đến mức 150V.

Đối với kết quả thí nghiệm này, các nhà tâm lý học thế giới đều cảm thấy kinh ngạc. Do đó, rất nhiều nhà tâm lý học đã áp dụng thí nghiệm tương tự ở nhiều quốc gia khác nhau, kết quả càng khiến người khác bất an vì tỉ lệ người nghe theo mệnh lệnh vẫn cao không giảm.

Thiếu năng lực suy nghĩ độc lập, mọi người đều có khả năng tiếp tay cho cái ác

Thí nghiệm Milgram đã cho thấy người bình thường sẽ áp lực thế nào khi nhận được mệnh lệnh từ những người có quyền lực. Điều này lý giải vì sao trong Thế chiến II, người Đức phải hành động theo những gì mà ác quỷ Hitler bảo, còn người Nhật thì tuân theo mệnh lệnh của Thiên Hoàng.

Và thực tế hiện nay chẳng phải những chuyện như thế này vẫn đang xảy ra như cơm bữa trong xã hội chúng ta hay sao? 

Những tay sai dưới trướng của “Vĩ đại – Quang minh – Chính xác” trong cuộc “Lãnh đạo anh minh”, biết rõ chuyện gì là phạm pháp hại người, những anh ta vẫn tiến hành không nghi ngờ gì cả. Rất nhiều lãnh đạo biết rõ dân nghèo thiếu tiền, nhưng cấp dưới vẫn không dám chất vấn mà tiếp tục theo dự án tiến hành.

Có thể nói, những hiện trạng kinh tởm nhiều vô số thế này trong xã hội, mặc dù cuối cùng đều do những nhà lãnh đạo làm ẩu, làm càn phụ trách, nhưng việc thực hành cụ thể thì chẳng phải là những nhân viên cấp dưới sẽ thực thi hay sao? Liệu ai có thể thoát khỏi tội danh “giúp đỡ cho cái ác”?

Điều này cũng làm chúng ta nghĩ đến xu hướng giáo dục ngày nay, trong các gia đình Trung Quốc, một mặt người lớn đều hy vọng con của mình sẽ nghe lời, nhưng mặt khác lại muốn con mình phải có ý thức độc lập. 

Những đứa trẻ được giáo dục như thế này, tư tưởng cũng rất mâu thuẫn, dẫu có ý kiến riêng thì cuối cùng vẫn phải khuất phục dưới quyền lực.

Từ góc nhìn của tâm lý học, mọi người đều có khả năng tiếp tay cho cái ác, và cách để đảo ngược khuynh hướng này e là chỉ có hai điểm. Một là từ nhỏ phải được nuôi dưỡng khả năng tự độc lập trong suy nghĩ. Hai là đứng trước phải trái, cần kiên trì không nên dễ dàng cúi đầu.

Liệu bạn sẽ không vì mất tự chủ mà trở thành một kẻ tiếp tay cho cái ác?

 

 
 

Tác giả bài viết: Chúc Di

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập91
  • Hôm nay7,719
  • Tháng hiện tại270,418
  • Tổng lượt truy cập35,536,699
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây