“Tôi nghĩ, chúng ta nên cẩn trọng với Trí tuệ Nhân tạo. Nếu tôi phải đoán điều gì là mối đe doạ diệt vong lớn nhất của nhân loại, thì đó chắc chắn sẽ là nó... Tôi ngày càng nghĩ rằng, cần phải có một số biện pháp giám sát quản lý, có thể là ở cấp quốc gia hoặc quốc tế, nhằm đảm bảo rằng chúng ta không làm điều gì quá ngớ ngẩn”.
Ông cũng mô tả về sự đầu tư của mình trong hoạt động nghiên cứu AI là “theo dõi sát sao những gì đang diễn ra”, hơn là chỉ lo về xoay vòng vốn.
“Với Trí tuệ Nhân tạo, chúng ta đang triệu hồi quỷ dữ. Trong tất cả các câu chuyện, một anh chàng có ngôi sao năm cánh và nước thánh, và nghĩ rằng anh ta có thể điều khiển quỷ dữ, nhưng thực tế thì không làm vậy”- ông Musk so sánh.
Đây là lần thứ hai trong tháng, ông Musk tuyên bố AI chính là mối đe doạ nghiệm trong nhất đối với sự sống của loài người.
Trí tuệ Nhân tạo (AI), hay còn gọi là trí thông minh nhân tạo, là một loại trí tuệ do máy học hoặc các phần mềm tạo ra và vận hành.
AI được phục vụ nhiều nhu cầu cơ bản của con người như quản lý, điều khiển hệ thống, lập kế hoạch hoạt động, trả lời các câu hỏi về chẩn đoán bệnh, trả lời khách hàng về các sản phẩm của một công ty, nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng tiếng nói và khuôn mặt...
Ngày nay, AI được sử dụng thường xuyên trong các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu của các ngành kinh tế, kĩ thuật, y tế, quân sự...., hoặc làm thay con người trong những tình huống khó khăn, nguy hiểm...
Cụ thể, AI đã được ứng dụng trong người máy ASIMO (Nhật Bản), rô-bốt Opportunity thám hiểm sao Hoả, hệ thống camera thông minh có khả năng nhận diện, quan sát các vật thể chuyển động....
Trí tuệ Nhân tạo không ngừng được nghiên cứu, phát triển để có khả năng ghi nhớ, học hỏi, hiểu ngôn ngữ, xử lý thông tin nhanh chóng, thích nghi với hoàn cảnh một cách nhanh chóng, thậm chí có khả năng suy nghĩ, suy luận.
Bằng cách sử dụng một thuật toán đặc biệt, tiến sĩ Mathew E.Taylor, giáo sư Khoa trí tuệ nhân tạo, Đại học Washington đã tạo ra phương pháp cho phép máy tính-thầy giáo dạy máy tính-học trò với những lời khuyên giống như là thày trò con người trên lớp vậy.
Vấn đề là máy tính-thầy giáo sẽ mách nước với tần suất như thế nào cho máy tính-học trò của mình. Nếu mách nước quá thường xuyên thì học trò không học được gì, còn nếu nhắc quá ít thì quá trình huấn luyện có thể kéo dài.
Tiến sĩ Mathew E.Taylor chia sẻ rằng, họ đã tạo ra được thuật toán giúp đưa ra những lời khuyên và đang cố xác định vào thời điểm nào thì những lời khuyên đó thực sự thay đổi việc máy tính này huấn luyện một máy tính khác.
Khả năng ứng dụng việc dùng máy tính huấn luyện các máy tính khác là vô hạn. Trong tương lai, các nhà khoa học dự tính huấn luyện lại cho các mẫu robot nhà máy hiện đã lỗi thời nắm vững những quy trình sản xuất mới mà không cần trang bị lại máy móc, thậm chí trong tương lai có thể chế tạo những robot biết huấn luyện cả con người.
Tác giả bài viết: Vũ Trung Hương
Nguồn tin: (theo Hi-news)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn