Thói quen nói dối hình thành từ môi trường sống?

Thứ năm - 06/11/2014 21:20

Thói quen nói dối hình thành từ môi trường sống?

Một số chuyên gia cho rằng, con người luôn nói dối vì cùng một lí do: sợ hãi. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi khiến một người nào đó phải nói dối trong mỗi cảnh huống nhất định có thể hoàn toàn khác nhau.

 

nói dối, con người, sợ hãi, hành vi vô thức, cố ý, sự cả tin
Nói dối được coi là hành vi bắt nguồn từ sự sợ hãi của mỗi con người. Ảnh minh họa: Word Press

Khi một đứa trẻ còn nhỏ, theo lẽ tự nhiên, nó luôn nói sự thật. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, đứa trẻ bắt đầu nói dối (một cách cố ý hoặc vô thức) khi phát hiện ra rằng, người khác sẽ không tin nó trong trường hợp nó nói sự thật hoặc nó sẽ bị khiển trách hay trừng phạt vì nói sự thật (đặc biệt nếu sự thật gây khó chịu cho bố/mẹ nó hoặc những người lớn khác).

Trong những tình huống này, việc nói dối có thể đóng vai trò như một nỗ lực nhằm chiếm được lòng tin hoặc tránh bị đổ lỗi hay trừng phạt. Lời nói dối có thể được thể hiện dưới dạng đứa trẻ, trong lúc sợ hãi, đã nói điều mà nó biết bố mẹ mình thực sự muốn nghe.

Tại sao lại như vậy? Câu trả lời là: Một đứa trẻ sinh ra đã được "lập trình về gen" để hành xử theo lẽ phải và luôn nói sự thật. Tuy nhiên, nếu không được tin tưởng, đứa trẻ khi đó phải "học" cách cải tiến các chiến lược, kể cả dối trá, để giành được lòng tin của người khác. Việc đó có thể bắt đầu như một phản ứng có nhận thức lúc sợ hãi, nhưng nó có thể dần dần trở thành hành động vô thức và "tự động kích hoạt" khi đứa trẻ biết người khác "chờ đợi" cái gì.

Vào thời điểm một đứa trẻ bình thường bước vào tuổi thanh niên, nó sẽ sống trong một thế giới đầy những ảo tưởng về bản thân, những người khác và thế giới xung quanh nói chung. Trong giai đoạn này, cái "tôi" dần định hình của nó thường sẽ nói dối một cách vô thức, chủ yếu để duy trì ảo tưởng về bản thân và những ảo tưởng bổ sung về người khác và thế giới. Đây cũng được coi là lí do tại sao hầu hết các chính trị gia lại nói dối.

Vậy tại sao đa phần mọi người vẫn tin vào những lời nói dối?

Theo các chuyên gia tâm lý học, mỗi đứa trẻ được sinh ra với khuynh hướng tin tưởng vào người lớn. Đây là một đặc điểm tiến hóa, vì sự sống sót thời thơ ấu của đứa trẻ phụ thuộc vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc của người lớn. Tuy nhiên, đứa trẻ cũng được trời phú cho khả năng phát triển một "máy đo sự thật" - chức năng trí não có liên quan đến sự giận dữ, có thể giúp chủ thể nhận diện những lời nói dối.

Đáng tiếc là, "máy đo sự thật", giống như các khả năng tiềm tàng khác, là một chức năng trí não tinh vi và dễ bị phá hủy. Và nếu đứa trẻ bị cha mẹ hoặc những người lớn có ảnh hưởng quan trọng với nó nói dối thường xuyên suốt thời thơ ấu, "máy đo sự thật" hoặc sẽ không phát triển hoặc sẽ bị suy yếu tới mức không còn khả năng nhận diện sự gian dối nữa.

Người bị nói dối thường xuyên sẽ phát triển tính cả tin, một đặc điểm rất dễ nhận biết trước những người có "máy đo sự thật" phát triển. Sự cả tin của người khác cũng trở nên mù mờ, khó phát hiện đối với những người không phát triển hoặc có "máy đo sự thật" suy yếu.

Vậy chúng ta có thể làm gì với sự gian dối? Lời khuyên của một số chuyên gia dành cho bạn là: hãy luôn can đảm nói sự thật, tin tưởng vào trẻ em và không nên trừng phạt ai, kể cả những người như Edward Snowden - nhân vật tiết lộ chương trình nghe lén bí mật của Washington đối với công dân nước ngoài tại Mỹ, vì nói sự thật. Cuối cùng, bạn nên nắm "nằm lòng" đúc kết nổi tiếng này: "Bạn có thể trốn chạy sự thật. Bạn có thể che đậy sự thật. Bạn có thể phủ nhận sự thật. Nhưng bạn không thể hủy hoại sự thật".

Tuấn Anh (theo Pravda)

 

Nói dối làm nóng mũi

Nói dối sẽ không làm mũi của bạn mọc dài ra như chú bé người gỗ Pinocchio, nhưng thực sự sẽ làm cơ quan khứu giác của bạn nóng lên, theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Tây Ban Nha.

Mũi bạn không dài ra mà là nóng lên khi nói dối. Ảnh minh họa: Shutterstock

Bằng cách sử dụng camera ghi hình nhiệt đối với những người tình nguyện, hai nhà khoa học Emilio Gómez Milán và Elvira Salazar López đến từ trường Đại học Granada (Tây Ban Nha) phát hiện, nhiệt độ của mũi cũng như cơ hốc mắt (bên trong mắt người) thay đổi theo tâm trạng của họ. Theo các tác giả nghiên cứu, sự gia tăng lo lắng do việc nói dối gây ra đã làm tăng đáng kể nhiệt độ ở đầu mũi của "khổ chủ".

Hai nhà khoa học Milán và López gọi đó là "hiệu ứng Pinocchio", nhằm gợi nhắc một câu chuyện cổ tích có từ thế kỷ 19 của Italia về chú bé người gỗ Pinocchio cứ mỗi lần nói dối, mũi lại mọc dài thêm. 

Trang Daily Mail dẫn lời các nhà nghiên cứu lý giải, hiện tượng này là do vùng não có tên gọi vỏ não thùy đảo (insular cortex) bị biến đổi khi chủ thể nói dối về cảm xúc của mình. Vùng não thùy đảo có tham gia việc phát hiện và điều phối nhiệt độ cơ thể, vì vậy có mối tương quan lớn giữa hoạt động của cấu trúc này và mức độ thay đổi nhiệt của các cơ quan trong cơ thể.

Hai nhà khoa học Milán và López cho biết thêm rằng, kỹ thuật quét hình ảnh nhiệt cũng có thể giúp phát hiện kích thích và ham muốn tình dục ở cả nam giới và phụ nữ. Hiện tượng này đặc trưng bằng việc gia tăng nhiệt độ ở ngực và các cơ quan sinh dục của đối tượng.

Kỹ thuật quét ảnh nhiệt còn cung cấp cho các nhà nghiên cứu một cách nhận biết những khác biệt của các điệu nhảy khác nhau. "Khi một ai đó nhảy điệu Flamenco, nhiệt độ ở mông họ hạ xuống nhưng lại tăng lên ở vùng cẳng tay. Mỗi điệu nhảy có một dấu hiệu nhận biết nhiệt độ riêng", trích nghiên cứu của Milán và López.

Tuấn Anh

 

Phát hiện người nói dối qua cách nói chuyện

Chúng ta đang nghe khoảng 10 – 200 lời nói dối mỗi ngày, từ “Xin lỗi, điện thoại của tôi bị hỏng”, tới “Tôi khỏe”. Và chỉ bằng cách nghe các dấu hiệu ngôn ngữ đơn giản, chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra chúng, theo các chuyên gia ngôn ngữ học.

 

nói dối, bịa đặt, dấu hiệu

Lance Armstrong, người 7 lần vô địch giải đua xe đạp Tour de France danh giá, từng nói dối để phủ nhận việc dùng thuốc kích thích tăng thành tích thi đấu vào năm 2005.

Trong một chương trình đối thoại truyền hình mới đây, Noah Zandan, một diễn giả khoa học và là người đứng đầu tổ chức Quantified Communications ở Texas, Mỹ đã giải thích việc “phân tích diễn ngôn” (phân tích dựa vào sự khác biệt giữa cách chúng ta xây dựng cấu trúc lời nói thật và lời nói dối) có thể giúp mọi người phát hiện sự thiếu thành thật như thế nào.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những câu chuyên dựa vào các trải nghiệm tưởng tượng, khác biệt về định tính với những câu chuyện căn cứ vào các trải nghiệm có thật. Điều này ám chỉ, lời nói dối đòi hỏi sự dàn dựng và dẫn đến một dạng sử dụng ngôn ngữ khác biệt.

Việc phân tích diễn ngôn giúp mọi người phát hiện 4 dạng ngôn ngữ tiềm thức phổ biến của sự nói dối. Đó là đề cập tối thiểu tới bản thân, sử dụng ngôn ngữ phủ định, các lời giải thích đơn giản và cấu trúc diễn đạt xoáy (mệnh đề chính tách làm hai, một ở vị trí mở đầu và một ở vị trí kết thúc câu, các thành phần phụ thuộc chen vào giữa mệnh đề chính để gây sự chú ý, đặc biệt khi phần ngắt quãng này càng dài và phức tạp, chẳng hạn như “Các vận động viên chân chính, từ tận đáy lòng mình, đều hiểu rõ nguyên tắc đó – PV).

Ông Zanden giải thích, những người dối trá thường ít đề cập đến bản thân họ và nói nhiều hơn về các người khác trong lời nói dối. Họ thỉnh thoảng sử dụng người thứ 3 để phân tách bản thân họ khỏi câu chuyện bịa đặt của mình, vì họ cảm thấy tội lỗi trong tiềm thức.

“Những kẻ nói dối có xu hướng tiêu cực hơn, vì trong tiềm thức, họ cảm thấy tội lỗi vì nói dối. Chẳng hạn như, một người nói dối có thể nói: ‘Xin lỗi, pin chiếc điện thoại ngu ngốc của tôi cạn kiệt. Tôi ghét điều đó”, ông Zanden nói.

Mọi người cũng có thể phát hiện sự dối trá khi ai đó giải thích các sự kiện bằng những lời lẽ vô cùng đơn giản. Hiện tượng này là vì, bộ não của chúng ta phải vật lộn xây dựng một câu chuyện bịa đặt phức tạp, đồng nghĩa với các lời giải thích cho các sự kiện không có thật dường như phải vô cùng dễ hiểu.

Tuy nhiên, trong khi cố giữ câu chuyện của mình đơn giản, những người nói dối có xu hướng sử dụng các câu diễn đạt dài hơn và lòng vòng hơn, đưa thêm các chi tiết không liên quan nhưng tạo ấn tượng sự thật để che chắn lời nói dối.

Theo ông Zanden, các công cụ che chắn trên có thể nhìn thấy được trong các lời nói dối nổi tiếng.

Chẳng hạn như, khi nhà vô địch Tour de France 7 lần Lance Armstrong phủ nhận việc dùng thuốc kích thích tăng thành tích thi đấu vào năm 2005, anh ta đã mô tả một tình huống giả lập, tập trung vào người khác, phân tách bản thân khỏi lời nói dối của mình. Ngược lại, khi thừa nhận đã sử dụng doping vào năm 2013, việc sử dụng các đại từ nhân xưng của Armstrong đã tăng gần ¾, ám chỉ rằng, anh ta đang nói sự thật. Armstrong cũng tập trung nói về các cảm xúc và động cơ cá nhân.

Tuấn Anh(Theo Daily Mail)

 

Những dấu hiệu để "bắt thóp" kẻ nói dối

Không quá khó để cảm nhận được những dấu hiệu "bất thường" của người đối diện khi bị "tra hỏi".

Khi 1 người nói dối, họ sẽ nhún vai, nhấp nháy mí mắt và lắc lắc đầu, hoặc có khi chỉ là những biểu hiện cảm xúc ở phần triệu giây. Chúng ta không phải lúc nào cũng biết được người khác đang nói dối, nhưng những cách dưới đây có thể khiến bạn chú ý đến người mình đang cần "xác định" độ tin cậy, qua đó có được những đánh giá khá là chính xác đấy!

 phát hiện, nói dối, dấu hiệu, độ tin cậy, chính xác

phát hiện, nói dối, dấu hiệu, độ tin cậy, chính xác

 

phát hiện, nói dối, dấu hiệu, độ tin cậy, chính xác

 

 

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập160
  • Hôm nay12,185
  • Tháng hiện tại275,347
  • Tổng lượt truy cập35,921,692
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây