Có nguy cơ về sự hiện diện của những Ki-tô hữu vô thần

Thứ bảy - 08/11/2014 09:17

Có nguy cơ về sự hiện diện của những Ki-tô hữu vô thần

ROME, 7 tháng 11, 2014 (Zenit.org) – Đức Thánh Cha Phanxicô đã kịch lịệt đả kích các Ki-tô hữu sống như “các kẻ thù của Thập Giá Chúa Ki-tô”, “những Ki-tô hữu vô thần” được che phủ bởi một lớp “vẹc-ni Ki-tô giáo”, trong Thánh Lễ ngày thứ sáu 7 tháng 11, 2014 tại nhà nguyện Thánh Mác-ta.

Huấn từ ngày 7 tháng 11, 2014
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Trong bài đọc 1 (Pl 3, 17-21; 4, 1), Thánh Phao-lô nói về “hai hạng người Ki-tô” ngày nay vẫn có. “Cả hai đều tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật, ca tụng Thiên Chúa và được mệnh danh là Ki-tô hữu.”

Nhưng loại người thứ hai “cư xử như những kẻ thù của Thập Giá Chúa Ki-tô. Đây là những Ki-tô hữu trần tục, Ki-tô có danh hiệu, mang trên mình vài ba điều có dinh líu đến Ki-tô giáo, và chỉ có thế thôi”.

Những “Ki-tô hữu vô thần này “ là những “kẻ vô thần được đánh vài lớp vẹc-ni Ki-tô giáo để ra vẻ mình là người Ki-tô” nhưng lại không tuân theo “các đòi hỏi của đạo giáo”.

Đức Thánh Cha khẳng định: “Ngày hôm nay vẫn còn biết bao nhiêu người như thế.” Ngài khuyên mọi người “chú ý để không sa vào con đường của các Ki-tô hữu vô thần, những Ki-tô hữu bề ngoài”. Cũng cần chú ý đến chước cám dỗ là quá quen thuộc với sự tầm thường”, dẫn đưa tới “sự đổ nát” vì trái tìm trở nên nguội lạnh. Ngài lưu ý mọi người phải thức tỉnh khi nhắc “lời mạnh mẽ” của Thiên Chúa với những người hâm hấp: “Vì ngươi hâm hấp, Ta sẽ phải mửa người ra khỏi miệng Ta.”

“Người công dân của trần thế” có tên họ là “trần tục” và định mệnh cuối cùng của họ là “sự hư mất”: “Những Ki-tô hữu đánh vẹc-ni sẽ có hậu quả xấu … “Đức Thánh Cha đã trình bầy những dấu chỉ nội tâm cho biết khi người ta lao vào con dốc trơn tuột của sự trần tục: “quá mê say đồng tiền, danh dự và sự kiêu sa.”

Trái lại, những ai “tìm cách yêu mến Chúa và phục vụ người khác thì dịu dàng, hiền lành, và là người chỉ biết phục vụ, họ đang đi đúng đường. Thẻ tùy thân của họ tốt: vì xuất xứ từ trên Trời.” “Quyền công dân của các Ki-tô hữu” thực vậy là “từ trời cho” vì đưa họ đến gặp gỡ Đức Ki-tô.”

Đức Thánh Cha đã nhắc đến Phúc Âm ngày hôm nay, về người quản gia bất lương (Lc 16, 1-8) : ‘Làm sao tên quản gia đã có thể lừa đảo« ông chủ như vậy? Có phải là xẩy ra ngày một ngày hai không? Không phải vậy. Từ từ thôi. Một chút tiền cho bồi, một chai rượu rồi dần dần tới sự tham nhũng. Con đường trần tục của của những kẻ thù của Thấp Giá Thánh Ki-tô là như vậy, sẽ dẫn tới sự tham nhũng. Và họ kết cuộc như người quản gia, sẽ ăn cắp thẳng tay.”

Cũng như Thánh phao-lô, Đức Thánh Cha khuyến mọi người “hãy vững tâm trong Chúa Ki-tô” trong thài độ “của Thập Giá Chúa Ki-tô: khiêm nhường, nghèo nàn, hiền lành, và phục vụ kẻ khác, thờ phượng và cầu nguyện”, không để cho tâm hồn bị trơn trượt về “hư không, về sự tham nhũng.”

Ngài đã đặt vài câu hỏi để xét mình: “Tôi có cái gì trần tục bên trong con người tôi không? Có gì là vô thần không? Tôi có thích khoe khoang không? Tôi có yêu tiền bạc không? Tôi có thích kiêu ngạo không? Gốc rễ của tôi từ đâu? Tôi là công dân nước nào” Nước Trời hay trái đất? Tôi có tinh thần trần tục không?”
 
---------------------
 
 
HỒI GIÁO - DO THÁI GIÁO TRANH CHẤP QUYẾT LIỆT TẠI NÚI ĐỀN Ở GIÊRUSALEM.
 
Tranh chấp Hồi Giáo - Do Thái Giáo khốc liệt tại Núi Đền, Jerusalem
Đặng Tự Do  Vietcatholic news 7/11/2014

Núi Đền (Temple Mount) trong khu Cổ Thành Jerusalem là nơi thánh đối với cả 3 tôn giáo độc thần: người Do thái coi đây là nơi Abraham sát tế con là Isaac và là địa điểm Đền thờ vua Salomon đã xây cất; người Hồi giáo coi đây là nơi thánh thứ 3 của đạo này, sau La Mecca và Medina bên Arập Sauđi, còn đối với các Kitô hữu, đây là nơi Chúa Giêsu đã tiên báo về sự phá hủy Đền thờ Jerusalem.

Trên núi Đền có một sân rộng hình thang dài gần 500 mét và rộng khoảng 300 mét, chiếm 1 phần 6 diện tích của Cổ Thành Jerusalem. Trên sân rộng này có 2 Đền Thờ lớn của Hồi giáo được kiến thiết: Thứ nhất là Đền thờ Mái Vòm đá tảng là đền Hồi giáo cổ kính nhất tại Thánh Địa, lần đầu tiên được xây hồi năm 640 và 47 năm sau đó được thay thế bằng Đền thờ như hiện nay, có hình bát giác, 8 phía đều được trang điểm bằng ngọc quí, và phần dưới bằng cẩm thạch đa sắc. Vật liệu xây cất Đền thờ này lấy từ các thánh đường và đền đài trước đó thời Bizantine và Roma. Thứ hai là Đền thờ Al-Aqsa được kiến thiết hồi thế kỷ thứ 8 và đã trải qua nhiều lần tái thiết.

Theo thoả ước Nguyên Trạng, do Hoàng Ðế Thổ Nhĩ Kỳ Osamn Ðệ Tam đưa ra vào năm 1853, khu vực Núi Đền thuộc quyền tài phán của Jordan. Kể từ khi Israel bắt đầu chiếm đóng vùng phiá Đông Jerusalem và khu Cổ Thành Jerusalem vào năm 1967, người Do Thái đã được phép đến thăm vùng này - nhưng không được cầu nguyện. Khu vực này được điều hành bởi các cơ quan chức năng Hồi giáo dưới sự giám hộ của Jordan.

Trong thời gian gần đây, nhiều nhóm Do Thái Giáo đã tụ tập ngày càng nhiều tại khu vực này khiến người Hồi Giáo lo sợ Do Thái đang âm thầm muốn chiếm khu vực này.

Trong cuộc đụng độ hôm thứ Tư 4 tháng 11, một đám đông người Palestine từ bên trong đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa, đã ném đá và pháo vào các lực lượng an ninh trước chuyến thăm theo dự trù của một nhóm người Do Thái. Cảnh sát chống bạo Israel đáp trả bằng cách bắn lựu đạn cay để giải tán đám đông.

Azzam Khabib, viên chức Hồi Giáo tại núi Đền nói là các nhà lãnh đạo Hồi giáo đã kêu gọi Israel không cho phép người ngoài Hồi giáo vào khu vực vì tình hình đang căng thẳng. Tuy nhiên, ông cho biết khoảng 300 cảnh sát Israel đã đi vào khu vực vào sáng sớm, gây ra các vụ đụng độ.

Ngay sau khi cuộc đụng độ hôm thứ Tư, một tài xế người Palestine đã đâm chiếc xe van của mình vào một đám đông chờ đợi cho một chuyến tàu, giết chết viên cảnh sát và làm bị thương hơn một chục người khác. Một cuộc tấn công tương tự cũng đã diễn ra vào hai tuần trước.

Buổi tối thứ Tư, một người tài xế khác cũng bất ngờ tông vào một nhóm lính Do Thái làm 3 người bị thương. Hung thủ sau đó đã tự nộp mình cho lực lượng an ninh Do Thái vào ngày thứ Năm.

Jordan đã triệu hồi đại sứ về nước để phản đối Do Thái.
 
 
-----------------------
 

06/11/2014
bauxitevn vào lúc 00:37
 
                                           BÁO VIỆT NAM  ĐẢ PHÁ "NHÓM 61
 
Báo Sài Gòn Giải Phóng vừa có bài công kích nhóm các Đảng viên lão thành từng gửi thư ngỏ kêu gọi từ bỏ CNXH, còn gọi là 'Nhóm 61'.
Động thái này được xem là khá bất ngờ, nhất là khi bức thư ngỏ được gửi lên Ban Chấp hành Đảng Trung ương Đảng CSVN và toàn bộ các Đảng viên từ cuối tháng Bảy.
Bức thư đề ngày 28/7/2014 có 61 chữ ký của nhiều nhân vật hoạt động lâu năm và có tiếng ở Việt Nam như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Thứ trưởng Chu Hảo, các kinh tế gia Lê Đăng Doanh và Phạm Chi Lan..., tạm gọi là 'Nhóm 61'.
Thư nhận định rằng từ nhiều năm nay, Đảng CSVN đã "dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin".
Thư cũng nhắc tới Hội nghị Thành Đô năm 1990, mà nhiều người cho là mốc dấu cho một giai đoạn Việt Nam bị lệ thuộc về chính trị-kinh tế vào Trung Quốc.
Từ đó tới nay, "Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới".
Theo các thành viên 'Nhóm 61', thực trạng yếu kém của Việt Nam phơi bày sự bất cập "cả về trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo Đảng và nhà nước trong thời gian qua".
Trong bài viết tựa đề " Sự thật về lòng “trung thành” của nhóm thư ngỏ 61" đăng trong mục Xây dựng Đảng của báo Sài Gòn Giải Phóng hôm 4/11, tác giả Tân Vinh nói đã "cất công tìm hiểu thêm" về những người viết thư.
Ông này cho biết: "Sau khi tìm hiểu, thì có 22 người đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh, trong số đó, một số nhân vật thời gian gần đây nổi tiếng trên mạng với những ý kiến đi ngược đường lối chủ trương của Đảng, tham gia vào nhiều thư ngỏ khác nhau nhưng cùng một mục tiêu đó là đòi Đảng từ bỏ vị trí cầm quyền, kích động biểu tình gây mất ổn định an ninh trật tự như Kha Lương Ngãi, Hà Quang Vinh, Tương Lai, Lê Công Giàu, Hạ Đình Nguyên... ".
Tác giả Tân Vinh cũng viết: "Đặc biệt hơn, trong đó có người đã bỏ sinh hoạt Đảng từ lâu, không còn là Đảng viên nữa như Lữ Phương; có người thì đã đi định cư tại nước ngoài, không tham gia bất kỳ sinh hoạt nào của Đảng là Cao Lập, thế mà họ vẫn tự xưng là Đảng viên, là Đảng viên “trung thành”".
Theo tác giả bài viết, có thể những người viết thư ngỏ muốn "tạo nên một sự hỗn loạn về thông tin, gieo rắc những mầm mống độc hại cho xã hội tạo nên sự bất ổn về tư tưởng, an ninh, gây nhiễu loạn, gây bất ổn trong quần chúng nhân dân, chia rẽ mối đoàn kết của dân tộc".
Bộ mặt thật
Đi xa hơn nữa, tác giả Tân Vinh còn yêu cầu: "Đề nghị các cơ quan chức năng của Hà Nội sớm công khai để mọi người hiểu rõ bộ mặt thật của nhóm tự xưng là 61 đảng viên “trung thành” này".
Ông cũng cáo buộc các thành viên 'Nhóm 61' là "khoác lên mình tấm áo mới là chống Trung Quốc, nhưng thực chất là chống lại đường lối đối ngoại sáng tạo, độc lập tự chủ của Đảng và Nhà nước".
"Các nhóm này thông qua nhiều con đường khác nhau, nhiều phương thức khác nhau, nhưng mục đích cuối cũng vẫn là tiếp tay cho Việt Tân và các tổ chức phản động lưu vong chống lại sự lãnh đạo của Đảng, chống lại sự phát triển của đất nước, gây chia rẽ, phá hoại sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, cũng như làm tổn hại niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng."
Một thành viên 'Nhóm 61' khi được hỏi về bài viết trên Sài Gòn Giải Phóng cho rằng phương pháp luận của tác giả kém cỏi vì "chỉ tập trung vào lý lịch" chứ không đưa ra được lập luận nào.
Giai đoạn này, Đảng CSVN đang chuẩn bị tiến tới đại hội Đảng các cấp trước khi tổ chức Đại hội Đảng lần thứ XII vào năm 2016.
Bởi vậy, các tác giả bức thư ngỏ cho rằng đây là thời điểm thuận lợi để tiến hành thay đổi thể chế chính trị một cách thực sự.
Tuy nhiên cho tới nay chưa có phản hồi từ Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN cho bức thư này.

Tác giả bài viết: Thanh Nguyen

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập956
  • Hôm nay14,798
  • Tháng hiện tại284,695
  • Tổng lượt truy cập36,339,250
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây