Với một bộ não không ngừng hoạt động, người thông minh luôn cố phát hiện những chi tiết và nguyên nhân khi có bất kỳ một thứ nào đó “đi lệch hướng”. Và kết quả là người thông minh thường khó mở lòng với người khác giới hơn. Họ hiểu được rằng mối quan hệ nào cũng chứa đựng những “nguy cơ”. Đó là lý do họ luôn lạnh lùng và cố tình tách mình ra trong khi không cần thiết phải như vậy.
1. Họ có thói quen phân tích cảm xúc của mình và của đối phương
Người thông minh thường giỏi trong việc thu thập các thông tin, đặt ra các giả thiết và kết luận. Điều này vừa có lợi lại vừa có hại, bởi họ có thể dễ dàng từ bỏ mối quan hệ ngay khi nó bắt đầu xuất hiện một vấn đề nào đó, những hiểu lầm, hay những cuộc tranh cãi...? “Xin lỗi, chúng ta sinh ra không phải dành cho nhau”.
2. Họ cần nhiều thời gian hơn để mở lòng với người khác giới
Với một bộ não không ngừng hoạt động, người thông minh luôn cố phát hiện những chi tiết và nguyên nhân khi có bất kỳ một thứ nào đó “đi lệch hướng”. Và kết quả là người thông minh thường khó mở lòng với người khác giới hơn. Họ hiểu được rằng mối quan hệ nào cũng chứa đựng những “nguy cơ”. Đó là lý do họ luôn lạnh lùng và cố tình tách mình ra trong khi không cần thiết phải như vậy.
3. Họ dựa vào những kinh nghiệm trước đây của mình
Đó là một cái bẫy dành cho những người thông minh. Mặc dù những điều đã phá hủy mối quan hệ yêu đương trước đây của họ không hề liên quan tới người tiếp theo, nhưng thật khó để họ nhận ra điều này. Họ vẫn ghi nhớ mình đã đau khổ như thế nào và họ vô thức hướng những trải nghiệm đó của mình về phía người hiện tại.
4. Độc thân là lựa chọn có ý thức của họ
Đó là một sự thật. Những người thông minh có xu hướng cảm thấy thoái mái khi ở một mình hơn là ở cùng những người “không” giống mình. Độc thân là quyết định có ý thức và được suy nghĩ thấu đáo của họ. Phần lớn thời gian người độc thân ở một mình không phải do hoàn cảnh khách quan mà là do chủ quan họ muốn vậy và họ cảm thấy mình được là chính mình.
Nguồn: Bạn có biết vì sao người thông minh lại khó có người yêu hơn?