Cha đẻ của nghề mắm lại là quốc gia phương Tây ?

Thứ hai - 25/01/2021 08:26
unnamed
unnamed
 
Việt Nam là xứ sở của nước mắm, nhưng cha đẻ của nghề mắm lại là quốc gia phương Tây xa xôi này?
Theo các chuyên gia, vết tích của các bình nước mắm đầu tiên đã được phát hiện tại phương Tây vào thế kỉ thứ III – IV TCN, chứ không phải các nước tại Châu Á.
Khởi nguồn khó tin về nước mắm
Chúng ta vẫn thường nghe rằng, nước mắm là loại gia vị đặc trưng của người phương Đông, thịnh hành tại các nước Đông Nam Á có vùng biển rộng, như Việt Nam là một ví dụ. Nhưng ít ai biết rằng quê hương của loại gia vị này lại nằm ở phương Tây.
Cụ thể, La Mã được cho là quê hương của nước mắm. Bởi vào thời đó, muối được sử dụng như một loại "tiền tệ" để giao thương, trao đổi hàng hóa, thậm chí nắm giữ vai trò ổn định kinh tế của các hoàng đế La Mã. Do đó, muối luôn được sử dụng rất tiết kiệm.
Thời đó, hoàng đế dùng muối đã ít, dân nghèo lại còn ít hơn. Từ đó, nhiều người nảy sinh ra ý tưởng ướp cá với muối để tạo nên một dung dịch mặn dùng trong bữa cơm. Và các nhà khoa học coi đó là xuất phát điểm của nước mắm ngày nay.
 
Đây là cách người xưa chưng cất nước mắm.
 
Đây là cách người xưa chưng cất nước mắm.
 
So với nước mắm hiện đại, nước mắm của người La Mã thời xưa chia thành 3 đẳng cấp khác nhau. Loại đắt tiền sẽ được thêm vào rượu vang, loại trung bình có dấm, còn loại phổ thông là trộn với mật ong.
Cách làm nước mắm thời La Mã cũng khá đơn giản, chỉ là ướp muối với các loại cá biển có sẵn như cá chình, cá mòi hoặc cá cơm. Minh chứng là người ta đã tìm thấy tại phương Tây vết tích của những bình nước mắm đầu tiên có từ thế kỉ thứ III - IV TCN.
 
Nước mắm lan truyền sang phương Đông bằng cách nào?
Theo ghi chép, nước mắm được lan truyền sang châu Á nhờ con đường tơ lụa, từ đó trở thành một thứ gia vị không thể thiếu ở đây.
Đế chế La Mã sụp đổ kéo theo công thức nước mắm bị "thất sủng". Người phương Tây cho rằng, muối nên được dùng để ướp các loại thịt đỏ, thay vì đem làm nước mắm. Một phần do khí hậu châu Á hợp với nghề làm mắm hơn: nắng nóng giúp phơi muối nhanh hơn.
 
Thuyền buôn La Mã đã mang nước mắm tới các nước Á Đông.
Thuyền buôn La Mã đã mang nước mắm tới các nước Á Đông.
 
Tới thế kỉ thứ 14, người Trung Quốc tìm ra công thức nước tương, khiến nước mắm bị lãng quên tại Đông Bắc Á. Từ đó, người Trung Quốc và Nhật Bản dần bỏ thói quen dùng mắm, họ ngày một chuộng hơn nước tương len men, phù hợp với khí hậu mùa đông lạnh buốt.
Còn tại Đông Nam Á, nước mắm vẫn được thịnh hành, dù cách chế biến nước chấm này ở mỗi quốc gia lại mang hương vị khác nhau. Ở Lào, người dân làm nước mắm từ cá nước ngọt. Còn tại Việt Nam, nước mắm được làm từ rất nhiều nguồn đa dạng.
Từ các công thức cơ bản chế biến từ muối và cá, người Việt Nam đã biến tấu, sáng tạo thành nhiều loại mắm phù hợp với nhiều món ngon đã trở thành đặc sản. Đầu tiên, phải kể đến nước mắm chua ngọt được sử dụng cùng món bún chả đã trở thành thương hiệu của Hà Nội, hay bát mắm tôm ăn kèm cùng thịt luộc, cà pháo.
Tóm lại, Việt Nam tuy là một trong số những quốc gia tiếp cận chậm nhất với nước mắm, song không thể phủ nhận ý nghĩa của gia vị này đối với người dân nước ta, cũng như truyền thống làng nghề văn hóa Việt.
 

Nguồn tin: Nguyen Van Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập77
  • Hôm nay13,944
  • Tháng hiện tại309,814
  • Tổng lượt truy cập36,364,369
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây