Mặc dù bàn chân của chúng ta thường được giấu trong giày và không bị người khác nhìn thấy, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta có thể bỏ qua sức khỏe của đôi chân.
Khi bị khô và nứt gót chân, nhiều người sẽ nghĩ là do thời tiết hanh khô hoặc thiếu vitamin, khi thời tiết cải thiện hoặc bổ sung thêm nhiều vitamin thì tình trạng chân sẽ tự nhiên trở lại bình thường.
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gót chân bị khô, thậm chí nứt nẻ vừa thiếu thẩm mỹ vừa gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn. Là một bộ phận của cơ thể chúng ta, bàn chân cũng cần được đối xử như bàn tay, đều cần được chăm sóc tốt.
Khi gót chân khô và nứt nẻ, vấn đề gì sẽ xảy ra? Theo các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ có 4 nguyên nhân sau gây nên tình trạng này.
1. Thời tiết hanh khô: Nếu thời tiết quá hanh khô, sự bài tiết của tuyến bã nhờn sẽ giảm đi, đồng thời mất đi độ ẩm trên da cơ thể trong đó có da gót chân sẽ khiến gót chân bị khô và nứt nẻ.
2. Bệnh nấm da chân: Bệnh nấm da chân do nhiễm nấm, biểu hiện chung là tổn thương da khô, chất sừng dày lên, bề mặt sần sùi và bong vảy, hằn sâu, dễ bị nứt nẻ. Hầu hết là do việc điều trị chậm trễ khi chân bị phồng rộp do vận động quá nhiều, hoặc do điều trị không đầy đủ làm vết thương lâu lành.
3. Ít vận động: Thông thường, nhiều người cảm thấy mệt mỏi do áp lực công việc và không muốn vận động chút nào, trong thời gian có dịch họ nằm bất động ở nhà. Tuy nhiên, việc ít vận động trong thời gian dài sẽ khiến tuần hoàn máu trong cơ thể kém, dẫn đến tay chân lạnh, có thể khiến gót chân bị chai sần và khô ráp.
4. Bệnh tiểu đường: Khô gót chân cũng có thể do các bệnh lý, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, do sự mất cân bằng của lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường nên dễ gây khô da, khô gót chân.
Có 4 nguyên nhân gây nên tình trạng gót chân bị nứt nẻ, khô ráp.
Làm thế nào để chăm sóc cho gót chân khô?
Những người thường bị khô gót chân nên chú ý hơn đến việc chăm sóc chân trong cuộc sống hàng ngày, có thể bạn nên bắt đầu với những cách sau:
Trước hết, bạn phải chọn đôi giày phù hợp với mình để tránh lớp sừng dày lên do ma sát quá nhiều giữa giày và gót chân. Đồng thời, chú ý đến cách đi đứng đúng cách, tư thế đi không bình thường cũng có thể khiến lớp sừng ở bàn chân dày lên, dẫn đến khô gót.
Thứ hai, chế độ ăn uống điều độ, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, uống nhiều nước ấm đun sôi, ít uống đồ uống có ga, đặc biệt là các loại đồ uống có đá. Tránh làm tổn hại đến sinh khí của cơ thể mình, dẫn đến da tiết dầu không đủ, từ đó gây khô nứt da. Cũng cần thực hiện các bài tập aerobic để thúc đẩy tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể để ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng khô gót.
Việc cắt các lớp sừng ở gót chân không loại bỏ triệt để được lại còn gây đau đớn và mất thẩm mỹ.
Cuối cùng, khi thời tiết chuyển mùa, hãy chú ý dưỡng ẩm cho da, đừng lơ là vùng da gót chân, chú ý giữ nước cho bàn chân, giảm độ khô gót. Khi da khô và nứt nẻ chỉ xuất hiện ở gót chân, có thể xoa dịu bằng cách bôi thuốc mỡ.
Nguồn: Gót chân thường xuyên bị khô và nứt nẻ, coi chừng sức khỏe đang “kêu cứu”