Nhiếp ảnh gia bỗng thành "siêu năng lực" sau cú sét đánh xuyên người

Chủ nhật - 03/04/2022 23:09
tải xuống (2)
tải xuống (2)
Một nhiếp ảnh gia người Úc đã sống sót khi bị sét đánh trúng, may mắn không dừng lại ở đó, anh còn bất ngờ phát hiện mình sở hữu khả năng đặc biệt: Đọc được suy nghĩ của người khác.
 
Brian Skinner đã bị sét đánh nhưng may mắn thoát chết trong một lần chụp ảnh tại bãi biển tại bờ biển New South Wales. Julia – người cộng sự của anh đã ghi lại cảnh tượng đó và chia sẻ lên mạng. Brian cho biết tia sét cách anh rất gần, có lẽ chỉ chưa đến 5m.
Hình ảnh ghi lại khoảnh khắc Brian Skinner bị sét đánh trúng.
Hình ảnh ghi lại khoảnh khắc Brian Skinner bị sét đánh trúng. (Ảnh: dailymail).
"Tất cả mọi thứ như đứng yên... rồi tia sét đi ra khỏi cơ thể tôi. Tôi cảm thấy mình như một luồng điện chạy xuyên qua tay, qua 5 ngón tay", anh kể.
Thật may là Brian đã không phải chịu hoàn toàn tác động của tia sét và nhanh chóng chạy thoát khỏi hiện trường. Anh chỉ bị thương nhẹ phần bàn tay với những vết bầm tím và thâm đen. Brian tin rằng chính chiếc nhẫn vàng trên ngón tay đã hứng trọn những tác động kinh khủng của tia sét và cứu sống mình. Một bức ảnh cho thấy chiếc nhẫn bị là phẳng một phần sau khi bị sét đánh.
"Ngay khi trở lại trong xe, tôi nhìn xuống bàn tay và thấy nó bị cháy đen", anh cho biết. "Tia sét thực sự đã xuyên thẳng vào bàn tay phải của tôi, đi qua tất cả các ngón tay và bẻ cong chiếc nhẫn vàng trên tay tôi".
Chiếc nhẫn vàng đã bị sét đánh cong.
Chiếc nhẫn vàng đã bị sét đánh cong. Brian tin rằng chiếc nhẫn đã cứu sống anh. (Ảnh: dailymail).
Sau lần chết hụt đó, anh đã kinh ngạc phát hiện mình có những khả năng kì lạ trong một lần đến bác sĩ để chụp X-quang. "Trong khoảng một tuần, các giác quan của tôi đã nhạy bén hơn. Tôi có thể nhìn thấy mọi thứ mà mắt thường không thấy được và nghe thấy mọi người ở khoảng cách rất xa. Thậm chí tôi có thể cảm nhận mọi vật bằng tâm linh". Một tháng sau đó, Brian khiến mọi người bất ngờ khi tuyên bố mình có khả năng "đọc được ý nghĩ".
"Tôi nhìn vào mọi người và thấy những gì họ nghĩ giống như họ đang nói chuyện với tôi. Tôi nghĩ rằng mình bị ảo tưởng, tôi nói với mọi người về những gì mình cảm nhận được và ai cũng thấy kỳ lạ".
"Thật sự là nếu có ai đó bước vào phòng thì tôi sẽ biết được họ muốn nói gì với tôi. Tôi nghĩ, mình có thể trở thành Clark Kent hay siêu nhân hay không?", anh cười nói.
Một bức ảnh chụp sét của Brian.
Một bức ảnh chụp sét của Brian. (Ảnh: dailymail).
Một chuyên gia tiết lộ rằng có thể cường độ của tia sét vẫn còn tồn tại trong cơ thể anh là nguyên nhân dẫn đến khả năng đặc biệt kia. Mặc dù từng suýt bị sét đánh chết nhưng Brian giờ đây vẫn tiếp tục hứng thú với công việc chụp ảnh những tia sét. Tuy nhiên với "siêu năng lực" đang sở hữu, dường như vị nhiếp ảnh gia này sẽ không còn gặp nguy hiểm tương tự trong tương lai.
"Giờ đây tôi có thể cảm nhận khi có một cơn bão đến gần, tôi cảm nhận được năng lượng quanh bàn tay mình ngay cả khi đang ngủ".
 
 

10 điều có thể bạn chưa biết về mưa đá

 
Mưa đá là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm nhất trên trái đất. Với những cơn dông, gió lốc cực mạnh cộng thêm khả năng sát thương từ những hòn mưa đá, cả nhà cửa, cây cối và con người đều bị nguy hại. Ẩn trong cơn mưa đá còn có rất nhiều điều bí mật có thể bạn chưa biết.
1. Mọi người thường nghĩ mưa đá sẽ xuất hiện vào mùa đông nhưng sự thật thì mùa hè mới là lúc dễ xảy ra mưa đá nhất. Bản chất mưa đá là do sự mất ổn định trong không khí khi hai luồng khí nóng và lạnh gặp nhau. Vì thế vào mùa hè khi có nhiều cột không khí nóng giàu năng lượng, sẽ dễ tạo ra những đám mây dông xảy ra mưa đá hơn.
Ẩn trong cơn mưa đá còn có rất nhiều điều bí mật có thể bạn chưa biết.
Ẩn trong cơn mưa đá còn có rất nhiều điều bí mật có thể bạn chưa biết.
2. Trong những đám mây lớn nhất (gọi là mây tích mưa hay mây vũ tích), phần không khí thuộc phần trên đám mây có nhiệt độ lạnh hơn và hơi nước ở đây đóng thành những hạt băng nhỏ. Những hạt băng này sẽ chuyển động xuống phần dưới và sau đó quay trở lại phần trên của đám mây, lặp đi lặp lại, mỗi lần như thế lớp đá quanh hạt băng lại dày thêm. Cho đến lúc đủ nặng những hạt đá này sẽ rơi xuống đất và tạo nên mưa đá.
3. Điều kiện để một đám mây có thể tạo ra mưa đá là nhiệt độ phần đỉnh đám mây phải dưới -20 độ C và phần lớn đám mây đều dưới nhiệt độ đóng băng (0 độ C). Kết hợp cùng giông bão sẽ tạo thành những cơn mưa đá lớn.
4. Hạt mưa đá thường có đường kính từ 5 – 200mm, có thể bé như hạt đậu, hay to như quả trứng hoặc thậm chí là lớn bằng quả bưởi. Mỗi hạt mưa đá có thể nặng đến 1kg và nếu một số hạt dính lại với nhau thì có thể tạo thành khối 4kg.
Khi cắt đôi hạt mưa đá chúng ta sẽ thấy những vòng tròn băng.
Khi cắt đôi hạt mưa đá chúng ta sẽ thấy những vòng tròn băng.
5. Hạt mưa đá rơi với tốc độ cực nhanh nên nó không bị tan ra trước khi chạm đất, dù là ở giữa những ngày hè nóng bức. Một hạt mưa đá có kích thước của một quả bóng tennis (khoảng 75mm đường kính), nặng 150 gam có thể rơi với tốc độ 160km/h. Điều này lý giải tại sao cây trồng và nhà cửa bị tàn phá nặng nề chỉ sau vài phút mưa đá ngắn ngủi.
6. Khi bạn cắt đôi hạt mưa đá, bạn có thể thấy những vật hình như cái nhẫn làm từ băng. Một số "nhẫn băng" màu trắng sữa, số khác lại màu trong suốt. Các lớp "nhẫn băng" đan xen nhau, đếm được bao nhiêu lớp thì chính là số lần di chuyển lên xuống của các hạt mưa đá trên đỉnh đám mây.
7. Ở một số nước khí hậu lạnh như Anh có những cơn mưa đá thường gặp vào mùa đông, đây không phải loại mưa đá mà mà chúng ta đang nói trong bài. Dân địa phương gọi những cơn mưa này là Graupel. Đây là loại mưa đá mềm, hình thành khi các giọt nước chậm đông kết hợp thêm một lớp băng hoặc sương muối để tạo thành hạt mưa. Mưa đá mềm được tạo ra tương tự tuyết và không gây hại như mưa đá cứng.
Mưa đá là hiện tượng thiên nhiên rất nguy hiểm.
Mưa đá là hiện tượng thiên nhiên rất nguy hiểm.
8. Hạt mưa đá lớn nhất được ghi nhận ở Anh là tại vùng Horsham, West Sussex vào ngày 5/9/1958 nặng 142 gam.
9. Trong khi đó ở Mỹ, hạt mưa đá lớn nhất nặng đến 0,88kg và có đường kính lên tới 20cm. Hạt mưa này xuất hiện trong cơn mưa đá vào ngày 23/7/2010 ở Vivian, Nam Dakota.
10. Mưa đá không chỉ gây thiệt hại đến tài sản, hoa màu mà còn có thể làm chết người. Vào năm 1888, đã có gần 250 người Ấn Độ thiệt mạng vì những cơn mưa đá.
 

 

Nguồn tin: Theo baonghean

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập21
  • Hôm nay13,922
  • Tháng hiện tại292,807
  • Tổng lượt truy cập35,559,088
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây