Vì sao người Việt dị ứng mỗi khi nhà nước tính ‘huy động tiền trong dân’?

Thứ năm - 14/10/2021 10:24
unnamed
unnamed

Các quan chức Việt Nam lâu nay luôn nhận định "Tiền trong dân còn nhiều".

Tiền trong dân “vẫn còn nhiều”, “còn rất lớn”, một loạt quan chức Việt Nam đưa ra nhận định hôm 12/10 trong một cuộc họp của Quốc hội, theo tường thuật trên báo chí trong nước.

Tin cho hay Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, và Trưởng ban Công tác Đại biểu Nguyễn Thị Thanh phát biểu như nêu trên trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi ủy ban bàn về việc phát hành công trái để bán cho dân như cách đây hơn 35 năm và lấy số tiền huy động được làm vốn cho nền kinh tế.

Theo quan sát của VOA, trên mạng xã hội, nhiều người dân đưa ra những bình luận châm biếm, mỉa mai về ý định của nhà nước huy động tiền trong dân, không ít người nhắc lại bài học quá khứ và cảnh báo rằng đó là một mưu đồ trấn lột hoặc cướp tiền của người dân.

Doanh nhân Trần Quốc Quân, người có quốc tịch Ba Lan và hiện đang ở Việt Nam, lý giải với VOA về việc người Việt luôn phản ứng mỗi khi nhà nước tính huy động tiền trong dân:

“Lòng tin của người dân bị xói mòn trong một thời gian dài vì vấn đề tham nhũng. Nhà nước có chiến dịch chống tham nhũng nhưng mới chỉ giải quyết phần ngọn mà không giải quyết việc thu hồi tài sản mà quan chức có được từ tham nhũng. Thay vì nói ‘tiền trong dân còn nhiều’, phải thấy rằng tiền trong quan rất lớn. Vậy mà nhà nước chỉ tính huy động tiền từ dân, nên mới gây phản ứng mạnh. Dân cho rằng đây là một sự bất bình đẳng”.

Người dân cũng mất lòng tin vào trái phiếu nhà nước nên họ không mặn mà với việc mua nó, vẫn doanh nhân Việt kiều Trần Quốc Quân nói, vì vậy, họ đổ tiền vào bất động sản, chứng khoán, vàng, và một số loại tài sản khác.

Bên cạnh đó, còn có hai lý do lớn nữa làm người dân ngần ngại đổ tiền vào sản xuất, kinh doanh, đó là nạn tiêu cực, vòi vĩnh từ phía nhà chức trách đối với người kinh doanh và chủ nghĩa tư bản thân hữu, ông Quân phân tích thêm.

“Nạn tiêu cực, vòi vĩnh gây ra cản trở, vướng mắc, tốn kém cho các doanh nhân. Tuy nhiên, những ai biết lách luật, ‘làm luật’, họ có thể kinh doanh phi pháp và làm giàu, trở nên siêu giàu rất nhanh chóng, như chúng ta đã thấy ở trường hợp một số đại gia bất động sản”, ông Quân nói.

“Nạn này dẫn đến chủ nghĩa tư bản thân hữu và điều đó làm cho một nhóm người có nhiều cơ hội và thuận lợi, song lại làm mất đi cơ hội của nhóm người khác. Nền kinh tế thị trường của Việt Nam có những hạn chế, chưa thực sự bình đẳng”, doanh nhân gặt hái nhiều thành công ở Ba Lan đưa ra nhận xét.

Doanh nhân này lưu ý rằng nạn tiêu cực và tư bản thân quen đưa những lượng tiền lớn đổ vào túi các quan chức trong khi ngân sách nhà nước không thu được gì nên không có đủ nguồn lực đầu tư cho nền kinh tế và xã hội.

Theo ông Quân, phải có tự do cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và điều đó mới có thể làm cho nền kinh tế và xã hội tốt hơn và mạnh hơn.


 

Nguồn tin: Voa tiéng Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập76
  • Hôm nay16,575
  • Tháng hiện tại308,649
  • Tổng lượt truy cập32,775,174
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây