Hoa Tình Thươnghttps://hoatinhthuong.net/assets/images/logo.png
Thứ năm - 18/09/2014 10:37
(VTC News) - Bệnh tiểu đường có thể được phòng ngừa và hỗ trợ chữa trị bằng lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học. (HT tổng hợp)
Lựu: Quả lựu với các vitamin A, C, E, chất xơ, chất chống oxy hóa, không chỉ có lợi cho bệnh nhân tiểu đường mà còn tốt trong việc phòng bệnh ung thư, mất trí nhớ ở người già.
Khổ qua (mướp đắng): Khổ qua có tác dụng kích thích hoạt động của tuyến tụy, gan và lá lách, giúp điều chỉnh mức đường huyết. Bên cạnh đó, các thành phần dinh dưỡng chứa trong khổ qua còn có công dụng giúp cải thiện quá trình hấp thu và chuyển hóa thức ăn của cơ thể.
Bưởi đào: Ăn nửa quả bưởi đào mỗi ngày là lời khuyên của rất nhiều chuyên trang về sức khỏe dành cho người đang muốn chữa bệnh tiểu đường. Quả bưởi giàu chất xơ và vitamin, đặc biệt tốt cho sức khỏe, giúp phòng và chống nhiều loại bệnh khác. Trà xanh: Các chất chống oxy hóa chứa trong trà xanh có tác dụng giảm mức đường, điều chỉnh mức cholesterol trong máu và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, các dưỡng chất khác như kali, vitamin C, flo, vitamin B và iốt, được chứng minh rất có ích trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Lạc: Bằng cách ăn lạc hàng ngày, bệnh nhân tiểu đường có thể phòng tránh được không chỉ là thiếu dinh dưỡng, mà còn giúp ngăn chặn được sự phát triển của các biến chứng về mạch máu.
Bí ngô: Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, bí ngô có tác dụng phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, và hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa và chữa trị được bệnh tiểu đường.
Quả bơ: Trái bơ cũng chứa nhiều axit flic, vitamin C, kali và vitamin E (cần thiết cho việc giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch và tổn thương dây thần kinh). Ngoài ra, quả bơ cũng rất giàu chất xơ khiến nó trở thành một trong những thực phẩm tốt nhất dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Khế: Quả khế nằm trong nhóm những loại quả có hàm lượng vitamin C, B cao, tăng dưỡng chất dồi dào, giúp phục hồi sinh lực. Quả khế với liều lượng vừa phải còn được xử dụng làm thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả.
Bông cải xanh: Nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn bông cải xanh có thể làm đảo nghịch tác hại gây ra bởi tiểu đường đến mạch máu do nó kích thích sản sinh ra enzym giúp bảo vệ mạch máu và giảm các phân tử gây tổn hại tế bào.
Cá hồi: Axit béo omega-3 trong cá hồi có tác dụng chống viêm và đảm bảo cho khớp được khỏe mạnh và được bôi trơn. Cá hồi cũng chứa nhiều vitamin B và D giúp ngăn ngừa viêm, tổn hại mạch máu và các biến chứng do bệnh tiểu đường như các vấn đề về tim.
Hạnh nhân: Hạnh nhân cũng có chứa nhiều vitamin E, omega 3, omega 6, canxi, ma-giê và kẽm, chất xơ. Hạnh nhân có chỉ số đường huyết thấp, tức là chúng không làm tăng nhiều lượng đường trong máu. Ngoài ra, quả hạnh nhân cũng giúp giảm sự tăng lên của đường huyết sau bữa ăn.
Hành tây: Tiêu thụ hành tây tươi kích hoạt tuyến tụy sản xuất insulin, giúp điều tiết mức đường trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, hành tây rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiểu đường típ 1. Giấm táo: Các chuyên gia cho biết, mức đường huyết của bệnh nhân tiểu đường có thể giảm 50% nếu họ tiêu thụ 2 muỗng canh giấm táo trước mỗi bữa ăn. Vì các thành phần dinh dưỡng chứa trong giấm táo rất hiệu quả trong việc ổn định mức đường của cơ thể ngay lập tức sau khi ăn.
Măng tây: Măng tây cũng là một loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì măng tây có khả năng giữ lượng đường trong máu ở mức độ kiểm soát và tăng cường sản xuất insulin, hormone giúp cơ thể hấp thụ glucose. (HT tổng hợp)