Chứng bệnh "nghe thấy giọng nói lạ" trong đầu

Thứ sáu - 29/08/2014 20:31

Chứng bệnh "nghe thấy giọng nói lạ" trong đầu

Người mắc chứng bệnh lạ này luôn nghe thấy tiếng nói lạ văng vẳng bên tai mặc dù họ đang ở một mình hay không có bất cứ ai nói ở bên cạnh.

Đã có khá nhiều trường hợp được ghi nhận trên thế giới về hiện tượng nghe thấy một giọng nói lạ ở trong đầu. 

 
Cụ thể hơn, những bệnh nhân gặp phải hội chứng này thường nghe thấy tiếng nói lạ văng vẳng bên tai, trong đầu dù khi đó họ đang ở một mình hay không có bất cứ ai nói ở bên cạnh.
 

 
Theo thường lệ, loại ảo giác này hay đi kèm với các rối loạn tâm thần và chúng có thể là triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực hay suy nhược cơ thể. 
 
Theo các chuyên gia, đây được coi là một căn bệnh tâm thần, hay còn gọi là ảo giác thính giác. Tuy nhiên theo nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan, nhiều người khỏe mạnh cũng gặp phải trường hợp này. 
 
Một vài thống kê cho thấy, số người nghe thấy tiếng nói trong đầu không hề ít, chiếm đến khoảng 4% dân số. Vậy chính xác “căn bệnh” này là như thế nào và tiếng nói ấy bắt nguồn từ đâu?
 
 
Có một cách giải thích phổ biến cho rằng, “tiếng nói trong tâm” của một người bằng cách nào đó có thể trở nên to hơn, dần biến thành một giọng nói vang vọng trong đầu. 
 
Cách này sẽ giải thích lý do tại sao không hề có một loại sóng âm nào tác động mà con người vẫn cảm nhận được tiếng nói. Tuy nhiên cách giải thích này lại không trả lời được trong các trường hợp mà giọng nói xuất phát từ một người hoàn toàn khác lạ.
 
Nhiều nhà tâm lý học đã đưa ra giả thuyết rằng, có lẽ chúng ta phải nghĩ xa hơn, bỏ qua âm thanh và nguyên lý “nghe” của con người mà cần tập trung vào khái niệm “giao tiếp”. 
 

Nhiều người bệnh bày tỏ rằng, những tiếng nói họ nghe thấy gần như là “vô thanh”. 
 
Ví dụ như một người gặp “ảo giác thính giác” đã chia sẻ, “Rất khó để có thể miêu tả làm sao tôi nghe được giọng nói đó nhưng các từ ngữ và cảm xúc tôi nhận được đều rất rõ ràng, mạch lạc và khó có thể nhầm lẫn được. Chúng thậm chí còn rõ hơn cả những tiếng nói bình thường”.
 
Một lý do khác để loại bỏ yếu tố âm thanh vật lý là bởi vì những “tiếng nói” cũng có thể xảy ra ở những người điếc bẩm sinh. 
 
 
Jo Atkinson - một nhà nghiên cứu ở London đã thực hiện nhiều nghiên cứu quan trọng liên quan đến “trường phái ngữ âm” của đa số bác sĩ về hiện tượng này. 
 
Cô đã tìm ra rằng, người điếc bẩm sinh có thể đôi khi nhìn thấy những hình ảnh thị giác mơ hồ giống như đang có người giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu hay nói bằng môi với họ. 
 
Có lúc họ còn nhìn thấy chữ. Trong thế giới của người điếc thì đây cũng có thể coi là “tiếng nói trong đầu”.
 

 
Nhưng nhiều người lại nghi ngờ và đặt câu hỏi, vậy tại sao lại là “giao tiếp”? Điều kiện của một cuộc đàm thoại là có người nói và người nghe, hiểu. Tuy nhiên khái niệm này không chỉ bao gồm những tiếng động được phát ra mà còn cả mục đích giao tiếp.  
 
Liên kết điều này với những tiếng vọng, phải nhấn mạnh là thứ người bệnh nghe được là một phát ngôn, chứ không phải một câu nói bất kì. Có nghĩa là nó có mục đích giao tiếp. Phải chăng, đây là có một chủ thể khác đằng sau giọng nói và tiếng nói cất lên hoàn toàn có mục đích.
 

 
Trên thực tế, khi nghe thấy một giọng nói, con người sẽ ngay lập tức tìm cách để hiểu chúng. Đây chính là quá trình tự giải thích mà chúng ta thường sử dụng để tìm ra “người nói” đằng sau các tiếng vọng. 
 
Để làm điều này, người nghe phải xem xét mục đích giao tiếp của câu nói tại thời điểm nghe được. Chính vì thế mà giống như mục đích giao tiếp, một chủ thể của tiếng nói này luôn tồn tại.
 

 
Lấy ví dụ như khi một người nghe thấy trong đầu tiếng nói “Anh ta là kẻ thua cuộc”, nếu câu nói không có liên quan gì đến hoàn cảnh hay tình huống thực tế thì nó không phải là một “câu nói” và sẽ không để lại ấn tượng. 
 
Tuy nhiên với người gặp “ảo giác thính giác” thì những giọng nói này luôn có ý nghĩa nào đó và họ luôn ngầm hiểu được giọng nói muốn ám chỉ cái gì. 
 
Điều này cho thấy rằng, người nghe có thể đã tạo ra một “người nói”, cũng như ý định giao tiếp của giọng nói.
 
 
Với cách tiếp cận này, trải nhiệm nghe thấy tiếng nói ở đây được coi là một cuộc trò chuyện hơn là cảm giác về mặt thính giác. 
 
Và theo đó, giọng nói trong đầu luôn phải đến từ một chủ thể khác, với một mục đích giao tiếp cụ thể. Điều này chỉ ra rằng, các nhà tâm lý học cần phải có một cách tiếp cận khác trong việc chữa trị căn bệnh ảo giác thính giác này.
 
Trái ngược với nỗ lực làm cho những âm thanh này biến mất, việc các nhà tâm lý học cần làm đó là thay đổi mối quan hệ của người nghe với chủ thể của giọng nói. Bắt nguồn từ quan niệm này mà hai phương pháp tiếp cận mới đã được đưa ra. 
 

 
Phương pháp đầu tiên là đối thoại bằng giọng nói: bác sĩ tâm lý có thể khuyến khích người bệnh lặp lại những gì giọng nói phát ra nhằm tìm cách giao tiếp với giọng nói đó. 
 
Một phương pháp khác là phương pháp đại diện. Các bác sĩ tâm lý sẽ khuyến khích người nghe tạo ra một hình ảnh đại diện của chủ thể giọng nói, từ đó giao tiếp với nó như với một con người thực sự. Cả hai cách này đang cho thấy nhiều kết quả hứa hẹn.
 
 
Tuy nhiên cũng phải nhắc lại rằng, không chỉ có những người bệnh tâm thần mới trải nghiệm hiện tượng kì lạ này. Nghiên cứu đã cho thấy, bất kỳ ai cũng có thể nghe thấy những tiếng vọng, đặc biệt là khi bị stress. 
 
Vì vậy đừng hoảng loạn khi bạn gặp phải trường hợp này, bởi nó có thể là một tín hiệu thông báo rằng, cơ thể bạn đang trong trạng thái vô cùng mệt mỏi và cần thời gian nghỉ ngơi mà thôi.
 
 

Tác giả bài viết: Theo Bích Đào / MASK Online

Nguồn tin: (Nguồn: Io9, Livescience, Wikipedia...)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập203
  • Hôm nay8,381
  • Tháng hiện tại271,543
  • Tổng lượt truy cập35,917,888
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây