Indonesia, một mẫu mực dân chủ khó ngờ ở Đông Nam Á

Thứ năm - 11/09/2014 11:03

Indonesia, một mẫu mực dân chủ khó ngờ ở Đông Nam Á

“Mặc dù Indonesia là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất trên thế giới và có hơn 300 sắc tộc khác nhau, tiến trình dân chủ hóa đang đi đúng hướng. Quân đội đã chấp nhận quyền dân sự tối cao, và đó là điều quan trọng.” - Ikrar Nusa Bhakti.

Joe Cochrane (TNYT) | Trà Mi lược dịch

 
Thống đốc Jakarta, Joko Widodo, sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Indonesia vào tháng tới. Nguồn: Darren Whiteside / Reuters.
Thống đốc Jakarta, Joko Widodo, sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Indonesia vào tháng tới. Nguồn: Darren Whiteside / Reuters.
JAKARTA, Indonesia – Có lúc người ta tưởng quá khứ đen ngòm đã trở lại Indonesia.
Bên trong, Tòa án Hiến pháp nghe kháng cáo của ứng cử viên tổng thống vừa thất cử – một cựu tướng lãnh và là con rể của người lãnh đạo độc tài cũ của Indonesia – tố cáo rằng cuộc bầu cử hồi tháng Bảy đã bị gian lận và cần phải hủy bỏ.
Bên ngoài, người ủng hộ ông ta đã đụng độ với cảnh sát chống bạo động để xông vào tòa án. Cảnh sát đã dùng vòi rồng và hơi cay.
Nhưng khi các thẩm đưa phán quyết từ chối bản kháng cáo tháng trước, một điều kỳ lạ đã xảy ra: ứng cử viên thất cử đã miễn cưỡng chấp nhận thất bại.
Cuộc tranh cử tổng thống sôi động nhất trong lịch sử Indonesia đã đi đến một kết thúc thật ấn tượng và hòa bình. Tháng tới, Joko Widodo, thống đốc Jakarta, sẽ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội, bước lên nấc thang sau cùng từ một người con của một ông thợ mộc ở khu ổ chuột trở thành người lãnh đạo của quốc gia đông dân hàng thứ tư trên thế giới.
Mười sáu năm sau khi Suharto, tổng thống độc tài, tham nhũng và tàn bạo mà chính phủ của ông đã được quân đội hậu thuẫn để cai trị Indonesia trong 32 năm qua, đã buộc phải từ chức trong bối cảnh các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ bất bạo động, Indonesia đã trở thành một mẫu mực cho sự chuyển giao quyền lực dân chủ trong hòa bình, ở Đông Nam Á, một khu vực mà dân chủ đang ngày càng trở nên hiếm hoi.
Dân Indonesia xếp hàng để bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống của đất nước trong làng Bojong Koneng tại Bogor, tỉnh Tây Java, trong tháng Bảy. Nguồn: Bay Ismoyo / Agence France-Presse - Getty Images
Dân Indonesia xếp hàng để bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống  ở làng Bojong Koneng tại Bogor, tỉnh Tây Java, hồi  tháng Bảy. Nguồn: Bay Ismoyo / Agence France-Presse – Getty Images
Tại Thái Lan, quân đội vừa lật đổ một chính phủ dân cử vào tháng Năm, lần thứ hai trong tám năm. Malaysia và Campuchia đã bị sa lầy trong tình trạng hỗn loạn chính trị kể từ các cuộc bầu cử quốc hội năm ngoái, trong đó phe đối lập ở cả hai nước đều tuyên bố là bầu cử gian lận. Ở Malaysia, Campuchia và Singapore chưa từng có một cuộc bàn giao quyền lực một cách dân chủ cho phe đối lập chính trị.
Philippines đã có các cuộc bầu cử dân chủ, nhưng mất giá trị vì bị gian lận và bạo lực, và hai vị tổng thống sau cùng của Philippines đã bỏ tù những người tiền nhiệm của họ.
Và đó là những nền dân chủ. Việt Nam vẫn là quốc gia dưới sự cai trị độc đảng của cộng sản kể từ khi thống nhất đất nước, và Myanmar đang bước những bước đầu tiên hướng đến cởi mở sau nhiều chục năm sống dưới chế độ quân phiệt.
Indonesia, ngoài cuộc bầu cử tổng thống, đã tổ chức thành công cuộc tổng tuyển cử vào tháng Tư, trong đó có gần 140 triệu người đi bỏ phiếu, tỉ lệ cử tri đi bầu là 75 phần trăm. Tất cả các đảng phái tranh cử đều công nhận kết quả.
Marcus Mietzner, một chuyên gia về Indonesia tại Đại học Quốc gia Australia cho biết,
“Không còn nghi ngờ gì nữa, Indonesia hiện là nước dân chủ nhất Đông Nam Á, và đây là điều không ai có thể dự đoán vào năm 1998.”
Thành quả của Indonesia trên các mặt khác vẫn còn nhiều chỗ có thể cải thiện được. Tham nhũng vẫn còn hoành hành trong quốc gia với 250 triệu dân, tín hữu cái tôn giáo thiểu số vẫn còn bị phân biệt đối xử và hành hung, và theo Human Rights Watch, các thành viên của lực lượng công an của nhà nước vẫn được hưởng quyền “bất khả xâm phạm” dù có những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Nhưng hầu hết các lãnh vực nêu trên đã có tiến bộ lớn kể từ thời còn chế độ độc tài.
Một lý do chính cho sự thành công của Indonesia là, không giống như ở Thái Lan, các nhà lãnh đạo dân sự sau Suharto ở Indonesia đã đẩy quân đội ra khỏi vùng ảnh hưởng chính trị. Các nhà lập pháp đã thông qua việc sửa đổi hiến pháp loại bỏ những nghế dân biểu dành cho quân đội trong Hạ viện và mở ra các cuộc bầu cử trực tiếp, từ tổng thống xuống hàng thị trưởng.
Sĩ quan quân đội hiện dịch bị cấm giữ chức quyền trong chính phủ và không được hoạt động đảng phái chính trị, và sau cùng, quân đội Indonesia đã buộc phải bán tất cả các cơ sở kinh doanh thương mại của họ.
Quân đội Thái Lan, mặt khác, đã nhiều lần khẳng định quyền lực của họ trong các cuộc khủng hoảng chính trị trong suốt giai đoạn lịch sử hiện đại – đã có hàng chục cuộc đảo chính thành công từ những năm 1930 – và quân đội tự cho họ là chính đáng vì là lực lượng bảo vệ duy nhất của chế độ quân chủ.
Một tiến bộ dân chủ quan trọng đối với Indonesia, theo giới quan sát, là bước táo bạo tản quyền tự chủ đến mọi vùng miền xa xôi trên khắp quần đảo một năm ngay sau khi Suharto từ chức vào tháng Năm 1998. Sự tản quyền đó đã phá vỡ độc quyền chính trị của Jakarta và ngăn chặn được sự xuất hiện của một lực lượng chính trị thống trị quốc gia mới.
Đổi mới đó cũng cho các đảng phái chính trị nhỏ hơn một cách để sống còn ngay cả khi họ không thắng trong cuộc bầu cử trên toàn quốc. “Những lực lượng thua ở những khu trung tâm vẫn có thể nắm giữ quyền lực tại các tỉnh, huyện; điều này khiến họ chấp nhận kết quả của những cuộc tranh cử,” Mietzner nói.
Dĩ nhiên chuyển hướng cho tự chủ ở vùng miền đã phải một qua gian đoạn hỗn loạn, bị ảnh hưởng xấu vì các bản án dành cho hàng chục sứ quân tham nhũng ở các khu vực.
Trường hợp ông Joko là một ví dụ điển hình về sự thành công của đổi mới này. Sinh ra trong một khu ổ chuột ven sông tại thành phố Surakarta ở giữa đảo Java, người thợ mộ 53 tuổi đã hai lần được bầu làm thị trưởng và dùng kết quả đắc cử thống đốc Jakarta năm 2012 làm dàn phóng vào sân khấu chính trị quốc gia.
Ông Joko sẽ là tổng thống đầu tiên trong lịch sử Indonesia không xuất thân từ nhóm tinh hoa chính trị thời Suharto, hoặc là một cựu tướng lãnh quân đội, và là người đầu tiên đảm nhận chức vụ tổng thống mà đã có kinh nghiệm điều hành chính phủ.
Ông Joko sẽ tuyên thệ nhậm chức vào 20 tháng 10 trong với sự tham dự của cựu Tổng thooang tiền nhiệm, Susilo Bambang Yudhoyono, theo hiến pháp đã không được phép tranh cử cho nhiệm kỳ thứ ba. Một chính trường như thế chưa bao giờ thấy ở Malaysia, Campuchia, Singapore (và Việt Nam – TM).
Simon Tay, Chủ tịch Viện Quan hệ Quốc tế Singapore, cho biết khái niệm bàn giao quyền lực cho khối đối lập chính trị đã trở thành một khái niệm xa lạ ở những quốc gia này vì các giới lãnh đạo ở các nước đó đã nắm giữ quyền lực quá lâu.
Toàn bộ hệ thống cai trị, họ không biết đến bất cứ điều gì khác,” Simon Tay nói.“Bản chất của cuộc thay đổi chính trị sẽ rất sâu rộng, và có một nỗi sợ hãi rằng đất nước Indonesia mà họ từng biết sẽ không còn nữa.”
Indonesia đã chứng minh rằng thực tế không phải như vậy.
Những năm đầu tiên trong cuộc dân chủ hóa là hỗn loạn, nét đặc thù là những cuộc biểu tình xảy ra trên toàn quốc, tình trạng bất ổn giữ các sắc tộc đã giết chết hàng ngàn người, các cuộc khủng bố của nhóm Hồi giáo cực đọa và mối e ngại quân đội sẽ bẻ cong luật dân sự. Người lãnh đạo đầu tiên được bầu một cách dân chủ từ bốn mươi năm, Abdurrahim Wahid, đã bị buộc tội, vào năm 2001, sau chưa đầy hai năm nhậm chức vì bị cáo buộc là tham nhũng và thiếu năng lực, sau khi cuộc đấu đá căng thẳng với phe đối lập ở Quốc hội.
Tuy vậy, Indonesia vẫn kiên trì, và trong năm 2004, cử tri đã chọn Yudhoyono trong cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên trong lịch sử Indonesia. Trước đó, Tổng thống do cơ quan lập , bị Suharto kiểm soát chặt chẽ, bầu chọn.
Đối thủ của ông Yudhoyono, bà Megawati Sukarnoputri, tổng thống đương nhiệm và là con gái lớn của Sukarno, người sáng lập của Indonesia, chấp nhận thất cử, từ chức, mặc dù bà từ chối tham dự lễ nhậm chức của Yudhoyono.
Cuộc bầu cử mới nhất tại Indonesia không phải là không có vấn đề. Kẻ thua cuộc, Prabowo Subianto, chấp nhận thất bại, nhưng ông vẫn tiếp tục tuyên bố rằng cuộc bầu cử đã hỏng vì có gian lận lớn. Sau khi bị Tòa án Hiến pháp phủ quyết, Prabowo đã đi kiện chính phủ tại Tòa án hành chính nhà nước, và đã đơn kiện của ông đã bị từ chối hồi tuần trước. Liên minh các đảng phái chính trị ủng hộ Prabowo, chiếm đa số khi Quốc hội triệu tập vào tháng Mười, đã đe dọa hình thành một ủy ban đặc biệt để điều tra cuộc bầu cử.
Trong khi một ủy ban như vậy ở Quốc hội sẽ không có thẩm quyền để hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử, nó có thể gây ảnh hưởng xấu cho tính hợp pháp của ông Joko đối với dân biểu Hạ Viện.
Giới phân tích chính trị, tuy nhiên, nói điều này khó xảy ra vì một số các đẩng trong liên minh dự kiến ​​sẽ bỏ cánh của ông Prabowo trong vài tuần tới và đi với phe của ông Joko, và làm cho phe của Joko chiếm đa số trong quốc hội tạo điều kiện dễ dàng cho chính phủ thông qua các dự luật.
“Có vẻ như Prabowo không muốn chấp nhận thất bại, nhưng cái gọi là ‘liên minh đối lập vĩnh viễn’ của ông sẽ có thay đổi đáng kể trong những ngày sắp tới,” Ikrar Nusa Bhakti, một học giả khoa học chính trị tại Viện Khoa học Indonesia ở Jakarta cho biết. Ông nói tiếp,
“Mặc dù Indonesia là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất trên thế giới và có hơn 300 sắc tộc khác nhau, tiến trình dân chủ hóa đang đi đúng hướng. Quân đội đã chấp nhận quyền dân sự tối cao, và đó là điều quan trọng.”
 

 

Tác giả bài viết: bartvu39

Nguồn tin: Nguồn: In Southeast Asia, Indonesia Is an Unlikely Role Model for Democracy. By JOE COCHRANE, The New York Times. Sept. 4, 2014.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập89
  • Hôm nay16,968
  • Tháng hiện tại238,196
  • Tổng lượt truy cập35,504,477
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây