Hồng Kông mở phiên tòa xét xử 47 nhà hoạt động ủng hộ dân chủ

Thứ ba - 30/11/2021 03:53
tải xuống
tải xuống
Clarisse Yeung Suet-ying, một trong số 47 nhà hoạt động dân chủ bị buộc tội " lật đổ Nhà nước" ra tòa tại Hồng Kông, ngày 29/11/2021. © AP Photo/Kin Cheung

Sau gần 10 tháng bị giam giữ theo Luật An ninh Quốc gia, tại Hồng Kông hầu hết các chính khách thuộc phe đối lập ủng hộ dân chủ lại ra tòa thêm một lần nữa, vào thứ Hai ngày 29/11/2021. Họ bị buộc tội có “âm mưu lật đổ Nhà nước” vì đã tổ chức và tham gia cuộc bầu cử sơ bộ vào tháng 7 năm 2020. Tuy nhiên, tư pháp Hồng Kông có thể gặp khó khăn trong việc xét xử các nhà hoạt động này.
Từ Hồng Kông, thông tín viên RFI, Florence de Changy tường trình :
Được mệnh danh bằng con số 47, những nhà hoạt động, cả nam và nữ, phải ra tòa ở Cửu Long Tây (West Kowkoon), đều là những nhân vật “nổi tiếng” và được tôn trọng trong công luận và đời sống chính trị ở Hồng Kông, thậm chí một số người được biết đến từ nhiều thập kỷ. Bị tạm giam từ tháng Hai, 14 trong số họ đã được tại ngoại hầu tra.
Tất cả đều bị cáo buộc có âm mưu lật đổ nhà nước, một tội danh có thể lãnh án tù chung thân, vì họ đã tổ chức và tham gia vào một cuộc bầu cử sơ bộ, diễn ra vào tháng 7/2020, một cách rất trật tự. Khỏang 600 000 công dân Hồng Kông đã tham gia. Mục đích của cuộc bầu cử sơ bộ này, giống như trong bất kỳ cuộc bầu cử sơ bộ nào, là để có được kết quả tối ưu cho phe ủng hộ dân chủ trong cuộc bầu cử lập pháp diễn ra hai tháng sau đó nhưng đã bị hoãn lại cho đến tháng 12 năm 2021.
Nhưng giờ đây, người ta tự hỏi liệu, và bằng cách nào, một tòa án Hồng Kông có thể đánh đồng việc tổ chức các cuộc bầu cử sơ bộ với tội danh "âm mưu lật đổ", ngay cả khi có thêm Luật An ninh Quốc gia, một công cụ pháp lý cực kỳ mạnh.”
Theo trang Foreign Brief, chuyên phân tích các rủi ro về địa chính trị của Úc, các phán quyết về vụ việc sẽ đánh dấu một bước ngoặt lớn cho nền độc lập của tư pháp Hồng Kông, vì Bắc Kinh có thể gây ảnh hưởng lớn đối với việc truy tố những nhà hoạt động dân chủ này. Một số thẩm phán đã từ chức tại Tòa án tối cao vì lo ngại rằng cơ quan tư pháp này đang mất dần sự tự do. Tuy nhiên, điều này lại tạo cơ hội cho Bắc Kinh có thể thay thế các thẩm phán ủng hộ tự do bằng những người có liên kết chặt chẽ với đảng Cộng Sản Trung Quốc.
 

Nguồn tin: Chi Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập30
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm29
  • Hôm nay15,885
  • Tháng hiện tại308,646
  • Tổng lượt truy cập35,954,991
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây