ĐÁM ĐÔNG MAN RỢ HAY SỰ VÔ LIÊM SỈ, THIẾU VĂN HÓA LÊN NGÔI?

Chủ nhật - 26/04/2015 10:34

Phải chung tay để đẩy lùi cái xấu! - Ảnh: Internet

Phải chung tay để đẩy lùi cái xấu! - Ảnh: Internet
Bên cạnh những gì diễn ra bên trong thì việc leo rào vào Công viên nước Hồ Tây ở Hà Nội chỉ là việc nhỏ... việc nhỏ nhưng cũng không thể tha thứ được.
 
Bố mẹ của Ly là người Hà Nội, rời Hà Nội từ 1952 đến 40 năm sau mới trở về, cả hai người đều nói rằng người Hà Nội không còn nữa, đúng hơn là văn hóa người Hà Nội không còn nữa.
 
 
ĐÁM ĐÔNG MAN RỢ HAY SỰ VÔ LIÊM SỈ, 
​VÔ
 VĂN HÓA LÊN NGÔI?
[21.04.2015 15:44 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]
(NCTG) “Hãy đừng để những tiếng kêu cứu của những cô bé bị dìm xuống nước này và bạn bè của cô rơi vào tuyệt vọng “ở trên bờ nhìn đứa bạn bị hàng chục thằng đàn ông bâu vào, cả đám con gái cứ vừa khóc vừa kêu: ai cứu bạn cháu với, ai cứu bạn cháu với. xung quanh mọi người đang giơ điện thoại lên quay phim, cười như xem xiếc”.

 

Nhiều thiếu nữ đã bị sàm sỡ tập thể tại Công viên nước Hồ Tây hôm 19-4-2015 - Ảnh: Internet 

Tôi không định viết gì về vụ lộn nhộn tại Công viên nước Hồ Tây, Hà Nội hôm 19-4 cho đến khi bắt gặp những dòng này trên một trang mạng nọ: 

Bọn em đang bám phao trôi ở suối lười được khoảng 3p, thấy ầm ầm ở phía sau, quay lại thì 1 bầy con trai cả trăm người đứng chật cả lòng suối tràn tới vừa gào rú vừa xông tới dìm 3 đứa xuống nước. bị bất ngờ nên sặc nước, hàng chục cánh tay dìm xuống nước. em cảm nhận được ngực và vùng kín bị giằng xé rất đau, cả mông cũng bị bóp. áo bị giật ngược lên tận cổ, hở ngực hoàn toàn, quần bơi thì cũng bị kéo tụt xuống đầu gối. 

mặc dù bị sặc nước nhưng em cảm nhận rõ có ngón tay đang thọc vào bên trong vùng kín, 2 chân bị kéo dạng ra. đầu em vẫn nằm dưới mặt nước, lúc đó em hết hơi tưởng như sắp chết đuối. hít thở thì toàn nước tràn vào mũi sộc lên đầu, tràn vào họng toàn mùi clo hoá chất. hàng chục cánh tay giằng xé, kéo ngược em lên. đầu đập cả vào bờ. rồi có người lớn túm tóc, túm tay kéo em lên. lúc đó em sặc, ho nên ko nhận thức được là mình hoàn toàn trần truồng...
” (tôn trọng tính chính xác của tác giả nên người viết không sửa các lỗi chính tả). 

Đọc thêm một từ là tôi lại thấy đau xót. Một đám đông man rợ và như thú dữ hiện ra qua từng lời cô gái kể! Bỏ sang một bên những chê trách cô gái không có kỹ năng sống, không lường được an toàn an ninh nơi đông người – một điều mà chúng ta sẽ chú ý dạy con cái mình, tôi tự hỏi, giả sử mình là người mẹ có con rơi vào hoàn cảnh như trên tôi sẽ làm gì? Ai là người phải chịu trách nhiệm cả trực tiếp và gián tiếp cho sự hỗn loạn này? Phải có người chịu trách nhiệm chứ! 

Đơn vị chủ quản Công viên nước Hồ Tây - nơi tạo ra sự kiện mở cửa miễn phí vào công viên - đã nhận là họ không lường trước được quy mô và số người đến. Không lường trước số người là một chuyện nhưng cái chính là họ có màng đến việc phải có kế hoạch B. và biện pháp dự phòng tình huống khẩn cấp, tình huống xấu. Tôi nghĩ là họ không có và thực sự đây là một thiếu sót khi tổ chức sự kiện ở quy mô lớn! 

Tôi nghĩ nhiều. Có lẽ, không lời nào có thể tả nổi sự đau đớn của người con gái trong đoạn viết ở trên đây. Không phải nói thì đối với cô ấy đó là sự kinh hoàng và nó sẽ đi theo suốt cuộc đời. Cô ấy không cần phải lên tiếng để gợi lại và phơi bày nỗi đau (và tôi cảm ơn cô gái đã dũng cảm lên tiếng) nếu người liên quan không ra sức thanh minh một cách vô trách nhiệm trước công chúng như tuyên bố sau đây: 

Không có hiện tượng xé quần xé áo, hay quấy rối tình dục ở đây. Việc cô gái bị rách bikini do chất lượng đồ bơi của người này! Trước đây, tại công viên nước từng có rất nhiều tai nạn hi hữu do đồ bơi không đảm chất lượng của khách hàng gây ra”, bà Nghiêm Hồng Hạnh - Phó Tổng giám đốc Công viên nước Hồ Tây khẳng định với “Vietnamnet 
"  Bà​ này thuộc nhóm người có trình độ thấp kém đã chế ra cái
thứ văn hóa "tín nhiệm thấp, tín nhiệm cao

Đám 
​lâu la
 tại Công viên nước Hồ Tây - Ảnh: Internet 

Nhiều người bạn hỏi tôi: “Chúng ta đang sống trong một xã hội như thế nào đây?”. 

Phải chăng xã hội ấy được quản lý bởi tập thể nên trách nhiệm cũng sẽ chẳng là của một ai? Xã hội mà người ta không thấy xấu hổ nhận trách nhiệm khi đưa ra một quyết định vô trách nhiệm. Người ta bật đèn xanh cho chặt cây xanh rồi khi bị dư luận phản ứng thì người ta quanh co đùn đẩy trách nhiệm. Họ suy nghĩ gì và thấy gì không khi nhìn hình ảnh các vị lãnh đạo cao cấp ở các nước sẵn sàng cúi đầu nhận lỗi - thậm chí sám hối - khi sự cố xảy ra? 

Xã hội nào mà người ta sẵn sàng vứt đi nhân cách và sự giáo dục của bố mẹ, gia đình vì một món lợi cá nhân? Xã hội mà người ta coi tiền là thước đo cho sự thành công? Tiền bạc dùng để mua danh, chức tước, lobby quan hệ rồi đẻ ra tiền bạc nhiều hơn? Vật chất tiền bạc được dùng để đánh giá con người thay vì sự đẹp đẽ của trí thức. Vì để “thoát nghèo” họ sẵn sàng đánh đổi hoặc vứt bỏ ngoài cửa sự bình tâm, đẹp đẽ của tâm hồn, thay vào đó là những chiến lược kế hoạch đạt doanh số, đạt mục tiêu trong chuỗi đa cấp kể cả không từ thủ đoạn lôi kéo, lừa gạt nào? 

Xã hội mà các cô gái chân dài phải khoác lên mình bằng được một món đồ hiệu nhằm tạo sự hào nhoáng bên ngoài, lóa mắt thiên hạ nhưng để đổi lại những thứ đó cô ấy phải âm thầm bán điều quý nhất của con người là nhân phẩm. Các cô có chút nhan sắc không còn che giấu mình là gái bao - người lười lao động sống bám nhờ những đồng tiền của đàn ông và chấp nhận bị coi là đồ chơi của họ. Xã hội nào mà một cô gái có thể trơ tráo rằng mình là người thứ ba và đắc thắng trước những người vợ và gia đình bị họ xen vào phá vỡ cuộc sống? 

Xã hội nào mà người ta sẵn sàng lên án chỉ trích lại những người đã lên tiếng chỉ ra những cái xấu, lệch chuẩn, rằng họ là chỉ là nhà đạo đức giả? 

Đã đến lúc phải nghiêm khắc nhìn sâu vào bên trong chúng ta. Đã đến lúc cần chỉ ra trách nhiệm thuộc về ai từ đó nâng cao tính chịu trách nhiệm cá nhân. 

Đã đến lúc phải lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích cái xấu. Phải hành động để lấy lại chỗ đứng cho sự văn minh, người tôn trọng người hơn. 

Nếu không, không chỉ một đám đông vô liêm sỉ như vụ Hồ Tây mà nhiều đám đông vô văn hóa sẽ ngày một lớn. Đến một lúc đủ lớn và sự vô văn hóa không kiểm soát được, sự náo loạn ắt xảy ra. 
 

Chỉ khi tất cả chúng ta cùng chung tay hành động đẩy lùi cái xấu thì lúc đó, bạn và những người thân của bạn mới được an toàn. Cuộc sống có thể có khó khăn, nhưng phải an toàn. Bạn và gia đình người thân của bạn phải được hít thở bầu không khí văn minh. 

Hãy đừng để những tiếng kêu cứu của những cô bé bị dìm xuống nước này và bạn bè của cô rơi vào tuyệt vọng “ở trên bờ nhìn đứa bạn bị hàng chục thằng đàn ông bâu vào, cả đám con gái cứ vừa khóc vừa kêu: ai cứu bạn cháu với, ai cứu bạn cháu với. xung quanh mọi người đang giơ điện thoại lên quay phim, cười như xem xiếc”. 

Bạn có nghĩ vậy không?

Tác giả bài viết: Minh Đỗ, từ Hà Nộ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập106
  • Hôm nay17,025
  • Tháng hiện tại330,682
  • Tổng lượt truy cập36,385,237
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây