Từ lấp sông Đồng Nai đến lấp biển ở vịnh Cam Ranh

Thứ tư - 22/04/2015 10:16

Từ lấp sông Đồng Nai đến lấp biển ở vịnh Cam Ranh

(Danlambao) - Thời gian qua dư luận cả nước xôn xao việc Công ty cổ phần đầu tư - kiến trúc - xây dựng Toàn Thịnh Phát được cấp phép lấp sông Đồng Nai 7,7 ha để thực hiện dự án "Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai", khiến các nhà khoa học, môi trường, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam và cả người dân đồng loạt lên tiếng phản đối.(1)
Nhưng việc ấy so với dự án lấn biển ở vịnh Cam Ranh chỉ ở hàng tép rêu.
 
Cũng với các tên gọi mỹ miều: “Khu du lịch và đô thị ven vịnh Cam Ranh”, “Khu đô thị sinh thái, khu nghĩ dưỡng cao cấp”, UBND tỉnh Khánh Hòa đã cấp phép cho Công ty cổ phần Vinpearl lấp biển cả hàng ngàn ha!(2)
 
Như đã dẫn, với dự án (đang được triễn khai) “Khu du lịch và đô thị ven vịnh Cam Ranh” UBND tỉnh Khánh Hòa đã ra các quyết định thu hồi gần 1500 ha đất ở của người dân, chưa kể hàng ngàn ha đất ao đìa đang là nguồn sống của hàng ngàn hộ dân không được trình, lách và qua mặt Thủ Tướng.
 
Dự án này đã chính thức triệt hết đường sống của hàng chục vạn người dân!
 
Thế nhưng, còn một mảng xám xịt khác là lấn, lấp biển: một sự tàn phá môi trường khủng khiếp hơn chuyện lấp sông Đồng Nai rất nhiều.
 
UBND tỉnh Khánh Hòa trong các quyết định phê duyệt dự án đã cho phép Công ty Cổ phần Vinpearl lấn, lấp biển dọc theo ven vịnh có chiều dài từ 40 – 50 km, với phạm vi lấn biển lần lượt là: 500-900(K1), 600-800(K2), 120-950(K3). Như vậy phạm vi lấn biển trung bình gần 370-900 m, trung bình là 635 mét.
 
Như vậy với 40km thì Vinpearl được phép lấp khoảng: 40000 * 635 = 25400000, tức vào khoảng 2540 ha. Đó là chưa tính đến Vinpearl có ăn gian hay không, khi thi công có lấn thêm ngoài chỉ tiêu hay không, có trời mà biết!
 
2540 ha đó mới chính là “Mỏ Vàng” được ưu ái tặng cho Công ty cổ phần Vinpearl, một kiểu “Tình cho không biếu không”. Nếu việc san lấp hoàn thành, các chuyên gia BĐS nhẫm tính xem vàng và đô la nó lấp lánh làm sao!
 
Hiện nay, nhân danh “Nạo vét luồng lạch”, hằng ngày không biết bao nhiêu chuyến sà lang cấp tập hút đầy cát đáy biển chở đi bán. Một sự khai thác tài nguyên thiên nhiên được cấp phép và không phải đóng thuế - tất nhiên là có, nhưng không phải cho ngân sách.
 
Kính mong các nhà hoạt động môi trường tranh đấu cho sự tàn phá môi sinh tàn khốc nầy.
 
 
 

Tác giả bài viết: Khánh Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập179
  • Hôm nay11,766
  • Tháng hiện tại274,928
  • Tổng lượt truy cập35,921,273
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây