Theo bộ này, qua 4 tháng triển khai đợt cao điểm công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn đối với hàng nông, lâm, thủy sản ở 32 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại 11 tỉnh thành trên cả nước, bộ đã phát hiện hàng loạt công ty sử dụng các loại chất cấm như Salbutamol, Vàng O trộn vào thức ăn chăn nuôi với số lượng lên tới hàng trăm nghìn tấn.
Đặc biệt, nhờ sự phối hợp giữa Bộ NN&PTNT với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) – Bộ Công an, hàng loạt cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi vi phạm đã bị xử lý thích đáng, thu nộp ngân sách khoảng 1,3 tỉ đồng. Đồng thời, ngành y tế đã rất chủ động kiểm soát salbutamol để tránh việc lạm dụng, sử dụng sai mục đích vào thức ăn chăn nuôi.
Cụ thể vào ngày 20/11/2015, Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế đã có văn bản thông báo đến các cơ sở nhập khẩu, các Sở Y tế, Tổng cục Hải quan về việc tạm ngừng nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol, chủ động và phối hợp cục cảnh sát C49, để thanh tra, kiểm tra toàn bộ các công ty dược nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol.
Bộ Y tế cũng yêu cầu tạm ngừng nhập khẩu nguyên liệu salbutamol, đồng thời đề xuất bổ sung các nguyên liệu/thuốc bị cấm sử dụng trong các lĩnh vực khác (ví dụ như nguyên liệu salbutamol trong ngành nông nghiệp) vào danh mục “thuốc phải kiểm soát đặc biệt” của Luật dược sửa đổi. Việc cấp phép nhập khẩu sẽ căn cứ vào báo cáo cụ thể về số lượng sản xuất, tồn kho, công ty mua, công ty bán…
Cuộc chiến chống sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đòi hỏi các bộ ngành phải đồng loạt vào cuộc. Khi 63 tỉnh thành đều quyết tâm, cộng với sự phối hợp nhịp nhàng từ các bộ ngành như Bộ NN&PTNN cùng Bộ Công An, Bộ Y Tế sẽ giải quyết tận gốc thực trạng chất cấm trong chăn nuôi đầy nhức nhối.
Tác giả bài viết: Thanh Nguyen
Nguồn tin: THEO LAO ĐỘNG
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn