Đằng sau thảm kịch gia đình: Chồng đâm, chém chết mẹ vợ và vợ ở Houston.

Thứ bảy - 14/10/2017 10:39

Đằng sau thảm kịch gia đình: Chồng đâm, chém chết mẹ vợ và vợ ở Houston.

Cách đây 6 năm, sự kiện một người đàn ông gốc Việt ở Dallas tiểu bang Texas, ngay trong tiệc sinh nhật của con trai mình, dùng súng bắn chết vợ cùng 4 người em vợ, sau đó quay súng tự sát, được xem là vụ án chấn động không chỉ trong cộng đồng người Việt tại đây mà cả người dân Mỹ.

Đằng sau thảm kịch gia đình: Chồng đâm, chém chết mẹ vợ và vợ ở Houston.

Ngọc Lan/Người Việt
Phát Lê, 47 tuổi, người đâm mẹ vợ và chém vợ đến chết vì những uất hận bị dồn nén

Cách đây 6 năm, sự kiện một người đàn ông gốc Việt ở Dallas tiểu bang Texas, ngay trong tiệc sinh nhật của con trai mình, dùng súng bắn chết vợ cùng 4 người em vợ, sau đó quay súng tự sát, được xem là vụ án chấn động không chỉ trong cộng đồng người Việt tại đây mà cả người dân Mỹ.
Cách đây hơn 3 tuần, một thảm kịch gia đình khác ở Houston, cũng tiểu bang Texas, lại xảy ra khi người chồng đâm mẹ vợ, chém vợ đến chết, lại một lần nữa làm dấy lên những câu hỏi, những hoang mang: điều gì đưa người ta đến những hành động kinh khủng như thế khi xung đột dẫn đến án mạng không chỉ xảy ra với người phối ngẫu, mà ghê gớm hơn, là sự kéo theo của những người thân khác trong gia đình, từ cha mẹ đến anh chị em ruột?
Câu chuyện dưới đây từ góc nhìn của ông Tài Lê (49 tuổi), anh trai của Phát Lê (47 tuổi), hung thủ giết vợ, cô Thanh Nguyễn và mẹ vợ, bà Đẹp Nguyễn, vừa rồi ở Houston. Cái nhìn của ông Tài Lê dẫu có phiến diện, một chiều, nhưng phần nào cũng là một bài học đáng giá để tất cả mọi người suy ngẫm.
***
Có thể bắt đầu câu chuyện ngay trong ngày xảy ra án mạng, Thứ Tư, ngày 13 Tháng Chín, 2017, tại khu chung cư trên dãy phố 6100 đường West Mount Houston Road, khu vực phía Bắc thành phố.
“Hôm đó tôi nghỉ làm để sửa lại mái nhà bị hư sau trận bão Harvey, rồi qua nhà người bạn chơi. Khoảng 6-7 giờ chiều Phát chở hai đứa con gái 11 tuổi và 9 tuổi xuống kiếm tôi không thấy nên gửi hai đứa nhỏ lại cho con gái tôi, rồi đi đâu không biết. Đến hơn 8 giờ, không thấy Phát đón hai đứa nhỏ về, tôi gọi điện cho Phát nhiều lần không thấy trả lời. Gọi cho vợ Phát cũng không thấy trả lời. Nghĩ không biết vợ chồng Phát có cãi lộn gì không nên tôi cùng vợ tôi và người dì chạy lên nhà Phát,” ông Tài Lê nhớ lại.
Theo lời ông Tài, người mà Phát thường tâm sự nhiều nhất, thì nhà em trai ông cách nơi ông ở khoảng 20 phút lái xe.
Khi đến nơi, gõ cửa không ai mở, ông Tài cầm nắm tay cửa vặn thử thì thấy cửa không khóa.
Cô Thanh Nguyễn (trái) và bà Đẹp Nguyễn, vợ cũ và má vợ của Phát Lê (Hình: Facebook Andy Nguyen)

 
Trong khi vợ và người dì đứng bên ngoài, ông Tài bước vào căn nhà tối thui, và “vừa đi vừa tìm công tắc đèn mở lên vừa kêu ‘dì Sáu ơi,’ “Trúc ơi” (tên của mẹ vợ và vợ Phát) nhưng không nghe tiếng ai trả lời.
“Đi đến phòng cuối cùng là phòng dì Sáu cũng không thấy ai, tôi vừa quay đầu định đi ra thì thấy có cái mền cuốn lại ở kế bên giường của dì Sáu. Tưởng cái mền dì Sáu bị rớt nên tôi bước vô phòng định lượm để lên giường,” ông Tài kể. “Nhưng khi tôi vừa nắm vô cái mền thì đụng phải cái gì cứng cứng. Tôi rờ rờ thấy giống cái đầu người, tôi nghĩ ngay trong đầu ‘dì Sáu bị ai giết,’ thế là tôi vụt chạy ra ngoài la lên rồi gọi cảnh sát tới.”
Ngay lúc ông Tài chạy ra gọi cảnh sát, thì cũng là lúc có hai người làm cùng tiệm nail với vợ Phát cũng xuất hiện. Hai người này cho ông Tài biết rằng trưa hôm đó, trong khi Trúc đang làm ở tiệm thì có ai đó gọi điện thoại, rồi Trúc nói phải chạy về nhà, đến chiều tối cũng không thấy quay trở lại tiệm nên họ đến xem thử có chuyện gì không.
Tại thời điểm ấy, không ai liên lạc được với Trúc và Phát.
Sau khi cảnh sát vào lục soát, kiểm tra và lấy lời khai của Tài, họ cho ông biết thêm rằng, ngoài xác mà ông Tài phát giác trong phòng má vợ của Phát, còn có một xác phụ nữ khác ở đằng sau chiếc sofa nơi phòng khách.
Vì là người đầu tiên có mặt tại hiện trường, ông Tài bị đưa về sở cảnh sát để điều tra.
“Đến 4 giờ sáng tôi mới được họ thả cho về, sau khi bắt thử máu, lấy dấu vân tay, và lời khai. Vợ tôi đi đón tôi và cho biết Phát đã gọi cho dì tôi nói rằng Phát chính là người giết Trúc và dì Sáu,” ông Tài tiếp tục câu chuyện. “Phát nói với dì tôi là nó rất buồn ngủ. Hãy để cho nó được ngủ một giấc rồi khi thức dậy sẽ đi đầu thú.”
Khi về đến nhà, ông Tài nhìn thấy xe Phát đậu trong parking khu nhà ông ở. Bên trong xe, Phát đang ngủ say sưa, “em tôi vẫn thường hay ngủ trong xe như vậy kể từ khi má vợ nó sang.”
“Tôi để em tôi ngủ thêm một chút, tôi biết nó thiếu ngủ trong suốt thời gian dài. Đến hơn 6 giờ sáng, tôi gọi điện thoại kêu cảnh sát đến,” ông Tài nói.

Quay ngược quá khứ
Tài và Phát là những người con lai Philippines. “Ngay trước 30 Tháng Tư, 75, má tôi dẫn hai chị tôi đi nước ngoài chơi, rồi bị kẹt lại bên đó. Chính vì vậy, khi biến cố 30 Tháng Tư xảy ra, anh em tôi bỗng trở thành những đứa không cha không mẹ. Tụi tôi ở với người dì ở khu Ngã ba Ông Tạ, không được học hành, sống như những đứa trẻ bụi đời, đi ‘móc bịch’ lượm ve chai kiếm sống,” anh trai của hung thủ kể.
‘Đến giờ anh em tôi đều mù chữ, nhất là Phát, nó hoàn toàn không biết chữ, tiếng Việt cũng như tiếng Anh.”
Bà Đẹp Nguyễn, còn gọi là dì Sáu Kiểu, má vợ của Phát, cũng là người cùng xóm, là người thu hàng phế liệu giàu nổi tiếng ở khu Ông Tạ thời đó.
Năm 1995, Phát, khi đó còn độc thân, được mẹ bảo lãnh sang Mỹ. Tài có vợ con thì sang Mỹ cuối năm 1996.
Sau vài tháng sống cùng người em gái ở California, Phát được người quen giới thiệu đi làm cho “hãng heo” ở Iowa.
Khi Tài qua Mỹ, kiếm được việc làm ở hãng bò ở North Texas thì rủ Phát qua làm chung cho có anh có em, có lúc Phát ở chung nhà với vợ chồng Tài.
Theo lời ông Tài, “Qua Mỹ làm được bao nhiêu tiền Phát cứ gửi hết về Việt Nam để lo cho bà dì, từ con đến cháu. Nó không biết lo cho bản thân nó, đến xe tôi cũng phải đưa xe tôi cho nó đi.”
“Khoảng năm 2003-2004 gì đó, Phát về Việt Nam chơi. Khi đó dì tôi nói dì Sáu còn đứa con gái út chưa có chồng, là Trúc (tên giấy tờ là Thanh Nguyễn). Dì muốn Phát làm quen cưới mang qua Mỹ để nó có cơ hội giúp đỡ gia đình, vì khi đó dì Sáu làm ăn thất bại, suy sụp lắm rồi,” ông Tài kể.
Sau đó đám cưới của Phát và Trúc (Thanh Nguyễn) diễn ra. Trúc có bầu trước khi Phát trở sang Mỹ, và dọn qua sống trong nhà người dì của Phát ở Sài Gòn.
Trở về Mỹ, Phát lo đi làm kiếm tiền để làm thủ tục bảo lãnh vợ con sang, nên không quay trở lại Việt Nam thêm lần nào nữa.
Năm 2007, theo lời ông Tài, vợ Phát sang Mỹ định cư, mang theo cô con gái nhỏ, và… “một cái bầu hai tháng rưỡi.”
“Mặc dù biết chắc đó không phải là con của mình, nhưng Phát vẫn chấp nhận, và thương đứa nhỏ đó rất nhiều,” ông Tài nói.
Ông Tài nhận xét, “vợ chồng Phát sống chung với nhau cũng hạnh phúc lắm, Phát đi làm hãng, Trúc làm nail, cho đến khi má vợ của Phát sang định cư năm 2015, và sống chung trong căn nhà mà Phát mướn ở từ cả chục năm qua cho đến ngày gây án.”

Lời hứa, tiếng chửi và tờ đơn ly dị
“Tôi nghĩ em tôi bị vướng vào một lời hứa khi ra đón vợ nó ở sân bay. Đại loại Phát có nói với vợ là ’em qua đây làm thì cứ lấy tiền đó lo cho gia đình em, còn mọi chuyện bên đây anh lo hết,’ và Phát giữ đúng lời nói đó, tiền nhà cửa, chợ búa, học hành con cái… tất cả Phát đều lo, còn vợ đi làm bao nhiêu cứ giữ và gửi về Việt Nam, Phát không có để ý tới,” ông Tài kể tiếp.
Đến khi má vợ Phát sang thì Phát bị thất nghiệp. Thế nhưng “vợ và má vợ Phát cứ vin vào câu nói hồi đó của em tôi mà hạnh họe nó hoài.”
Ông cho biết, “Từ khi má vợ Phát sang Mỹ vào năm 2015 đến nay, sống chung một nhà, là hai vợ chồng Phát bắt đầu lấn cấn hoài. Cách đây một năm rưỡi, Phát bị thất nghiệp, nhưng mỗi tháng Phát phải chạy đến tôi, xin anh, xin em, xin cháu, xin dì cho nó tiền để trả tiền nhà. Hỏi tại sao vợ không đóng thì Phát nói nó hứa lo từ hồi nào giờ rồi, giờ không lo được thì vợ chửi, má vợ chửi.”
“Tôi cho Phát tiền đóng tiền xe, tiền nhà cũng 5-6 tháng liền chứ không ít. Rồi em tôi kiếm có việc, làm được ít lâu rồi lại mất việc, cứ hoài như vậy,” người anh nói.
Cũng theo ông Tài, “hơn một năm nay Phát tiều tụy vì không ăn không uống được. Công việc thì kiếm được vài bữa lại thất nghiệp, nhảy qua hãng khác, cứ vậy hoài. Từ ngày má vợ sang, Phát không được ăn uống, ngủ nghê ngon giấc. Vì nhà có hai phòng, má vợ chiếm một phòng, vợ và con Phát ở một phòng. Phát ra sofa ngoài phòng khách ngủ. Mà má vợ tối ngày cứ ra phòng khách mở TV coi. Phát nói bả không được. Tôi và cả dì tôi sang nói nhiều lần cũng không ăn thua gì.”
Ông kể thêm, “Tôi đi làm ca từ 4 giờ chiều đến 4 giờ sáng. Phát làm ca từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng. Nhưng khi tôi đi làm thì đã thấy Phát đậu xe ở parking lot rồi, hỏi sao đi sớm vậy, thì Phát nói đến đó nằm ngủ chứ ở nhà không ngủ được vì má vợ cứ kiếm chuyện chửi hoài. Phát ở nhà tôi, ở nhà dì tôi nhiều hơn ở nhà nó. Có khi nó ngủ trong nhà dì, có khi nó ngủ ngoài xe.”
“Nó bị ức chế riết rồi đâm ra con người nó cũng bị gì đó,” ông Tài phán đoán.
Không chỉ vậy, theo ông Tài, có lẽ do biết nhau từ ngày Phát còn là “một thằng bụi đời, đi móc bịch, lượm ve chai,” lại thêm nhìn thấy con rể thất nghiệp nên má vợ Phát tỏ vẻ khinh miệt không cần che giấu.
“Nó xuống nhà kể tôi nghe là má vợ nó cứ chửi nó hoài. Bả nói ‘may là mày ở Mỹ về mới cưới được con tao, chứ mày mà ở Việt Nam thì không xách dép được cho con tao đâu,” người anh kể lại bằng giọng cay đắng.
Khoảng cuối năm 2016 vợ Phát làm đơn ly thân. Và không khí có thể trở nên nặng nề hơn khi một ngày Phát bủn rủn khi nghe được má vợ “xúi”: “Mày bỏ nó đi. Tao nghe người ta nói ở Mỹ này khi có con mà ly dị mà nó có đi làm thì mày lấy được tiền trợ cấp mỗi tháng hai đứa cũng được mấy trăm. Mày lấy mấy trăm đó gửi về Việt Nam lo nhà lo cửa.”
Vài tháng sau, vợ Phát cầm một tờ giấy về nói là “đơn ly dị” và kêu Phát ký.. Phát không ký. Vợ Phát nói không ký thì cũng làm đơn ly dị đơn phương.
“Chuyện Phát ly thân hay ly dị thì tôi cũng chỉ nghe nói chứ không thấy giấy tờ gì, cả Phát cũng vậy, vì Phát không biết chữ, nên vợ nó cầm giấy gì về đưa cho nó, nó cũng không biết giấy gì,” ông Tài nói thêm.
Ông nhớ lại, “Hồi Tháng Hai này, vợ Phát đưa tờ giấy nói tòa bắt Phát phải trả tiền ‘child support,’ mỗi tháng $500, nhân 5 tháng kể từ khi ly dị. Những người biết chữ nói đó không phải giấy tòa. Con tôi thì nói ‘nếu chú Phát muốn trả tiền này thì về nói cô Trúc là chú sẽ đi thử DNA coi có đúng là con của chú không. Nếu không phải thì chú bắt cô trả lại tiền chú đã nuôi nó bao nhiêu năm qua. Phát về nói vậy thì vợ nó giật giấy lại cất luôn.”
Chị Hiền Lê, em gái ông Phát, là người ở nhà đối diện với nhà Phát từ nhiều năm qua, cũng góp lời, “Tôi ở đó tôi chứng kiến đủ hết, tôi thấy vợ và má vợ anh Phát chửi ảnh như chó mà sao ảnh không chịu bỏ đi. Tôi nói đã ly thân ly dị rồi mà sao không đi, cứ ở chung đó làm gì, thì ảnh nói căn nhà đó ảnh mướn và trả tiền nhà hồi nào giờ chứ có ai trả đâu. Tôi không muốn nói hoài vì nghĩ ai cũng lớn và biết lo cho chuyện của mình.”

Chuyện đến, đã đến
Theo lời ông Tài, xung đột trong gia đình em trai ông dường như chỉ xoay quanh chuyện tiền bạc, nào là tiền nhà, tiền học hành cho con, cả chuyện mang con đi khai thuế, lại thêm chuyện “châm dầu vào lửa” của người má vợ từ khi Phát thất nghiệp lẫn không có được việc làm thường xuyên.
“Tôi nghĩ Phát bị uất ức nhiều quá nên quẫn lên làm bậy thôi. Thử nghĩ ngày nào cũng đi kiếm việc làm, rồi bước chân vô nhà là bị nghe chửi hoài thì sao chịu nổi. Trước đó chưa bao giờ tôi nghe Phát nói gì về ý định giết ai hết. Nó chỉ nói nó giận vợ nó thế này thế này kia thôi chứ không bao giờ nghe nó hăm he gì hết.”
Theo lời ông Tài, sáng hôm xảy ra vụ án, Phát còn gọi điện thoại sang nhà người dì nhờ gọi lên DMV hỏi về chuyện đóng phạt một ticket cho xe của Phát.
“Sau đó, Phát nằm trong phòng của con để nghỉ ngơi thì má vợ Phát cứ cầm cái chày gõ vô cửa và chửi ‘Sao mày không chết đi?…’ Có lẽ do tích tụ quá nhiều uất ức bấy lâu, đến lúc không thể chịu nổi nữa, nó mở cửa đi ra bếp cầm con dao đến trước mặt má vợ.. Bà má vợ còn thách ‘mày dám giết tao không?’ Nó nói sau đó nó không nhớ gì nữa, không nhớ đã đâm chết má vợ nó như thế nào.” Đó là những gì ông Tài nghe Phát kể khi vào tù thăm em trai.
Ông kể tiếp, “Phát nói khi đó má vợ có nhận giữ một đứa nhỏ trong nhà. Phát bồng đứa nhỏ ra, nhìn thấy có ông đưa thư nên đưa đứa nhỏ và địa chỉ nhà của nó, nhờ ông đưa thư đưa đứa bé về nhà dùm vì người giữ nó bị bệnh bất ngờ.”
Có lẽ chính vì thấy điều bất thường này mà ba má đứa bé gọi cho vợ Phát hay. Và vợ Phát đã chạy về nhà xem chuyện gì xảy ra.
Phát vẫn còn ở trong nhà khi vợ Phát trở về và hỏi “Má tôi đâu?” và lao vào chửi rủa, phang ném vào Phát những thứ mà vợ Phát vớ được khi nghe Phát nói “Tôi giết má cô rồi.”
“Phát nói không muốn đâm, không muốn giết vợ nó. Giờ hỏi thì nó nói không nhớ gì hết, kêu kể lại cách nó làm nó nói không nhớ,” ông Tài tiếp tục câu chuyện.

 
Thư của Linh Lê, 11 tuổi, con gái Phát Lê (Hình: Tài Lê cung cấp)
Sau đó, Phát đứng chờ hai con đi học về, chở xuống gửi nơi nhà con gái của ông Tài, như đã kể ở trên.
“Tôi vào thăm em tôi gần như mỗi ngày, chở hai đứa nhỏ vào nữa. Không nghe Phát nói ân hận hay nuối tiếc gì, Phát chỉ nhờ tôi nuôi hai đứa nhỏ ăn học, dặn tôi thói quen ăn uống của con nó, như đi học về chở ghé cây xăng mua gói chip và chai nước, sáng thì chiên trứng đánh nhuyễn lên ăn bánh mì, dặn là con nó thích ăn nui nấu với xương heo…” người anh cho biết.
Sau gần hai tiếng chuyện trò, ông Tài nói thêm, “Nếu ngày xưa ở Sài Gòn sống như những đứa bụi đời, tôi còn bị bắt ở tù vì làm điều này điều khác, chứ em tôi chưa bao giờ bị tiền án gì. Tôi chỉ biết khuyên em tôi cứ yên tâm sống tốt những ngày còn lại, con cái nó tôi lo. Con của Phát có viết lá thư, mọi người đọc sẽ hiểu hơn về Phát.”
Tháng Chín vào Thu tiết trời se sắt. Cũng là lúc người ta cần hơn hơi ấm gia đình. Nhưng liệu có phải ai cũng biết cách thổi lửa cho ngôi nhà được ấm hay không?

 

Ngọc Lan/Người Việt
Phát Lê, 47 tuổi, người đâm mẹ vợ và chém vợ đến chết vì những uất hận bị dồn nén


Cách đây hơn 3 tuần, một thảm kịch gia đình khác ở Houston, cũng tiểu bang Texas, lại xảy ra khi người chồng đâm mẹ vợ, chém vợ đến chết, lại một lần nữa làm dấy lên những câu hỏi, những hoang mang: điều gì đưa người ta đến những hành động kinh khủng như thế khi xung đột dẫn đến án mạng không chỉ xảy ra với người phối ngẫu, mà ghê gớm hơn, là sự kéo theo của những người thân khác trong gia đình, từ cha mẹ đến anh chị em ruột?
Câu chuyện dưới đây từ góc nhìn của ông Tài Lê (49 tuổi), anh trai của Phát Lê (47 tuổi), hung thủ giết vợ, cô Thanh Nguyễn và mẹ vợ, bà Đẹp Nguyễn, vừa rồi ở Houston. Cái nhìn của ông Tài Lê dẫu có phiến diện, một chiều, nhưng phần nào cũng là một bài học đáng giá để tất cả mọi người suy ngẫm.
***
Có thể bắt đầu câu chuyện ngay trong ngày xảy ra án mạng, Thứ Tư, ngày 13 Tháng Chín, 2017, tại khu chung cư trên dãy phố 6100 đường West Mount Houston Road, khu vực phía Bắc thành phố.
“Hôm đó tôi nghỉ làm để sửa lại mái nhà bị hư sau trận bão Harvey, rồi qua nhà người bạn chơi. Khoảng 6-7 giờ chiều Phát chở hai đứa con gái 11 tuổi và 9 tuổi xuống kiếm tôi không thấy nên gửi hai đứa nhỏ lại cho con gái tôi, rồi đi đâu không biết. Đến hơn 8 giờ, không thấy Phát đón hai đứa nhỏ về, tôi gọi điện cho Phát nhiều lần không thấy trả lời. Gọi cho vợ Phát cũng không thấy trả lời. Nghĩ không biết vợ chồng Phát có cãi lộn gì không nên tôi cùng vợ tôi và người dì chạy lên nhà Phát,” ông Tài Lê nhớ lại.
Theo lời ông Tài, người mà Phát thường tâm sự nhiều nhất, thì nhà em trai ông cách nơi ông ở khoảng 20 phút lái xe.
Khi đến nơi, gõ cửa không ai mở, ông Tài cầm nắm tay cửa vặn thử thì thấy cửa không khóa.
Cô Thanh Nguyễn (trái) và bà Đẹp Nguyễn, vợ cũ và má vợ của Phát Lê (Hình: Facebook Andy Nguyen)

 
Trong khi vợ và người dì đứng bên ngoài, ông Tài bước vào căn nhà tối thui, và “vừa đi vừa tìm công tắc đèn mở lên vừa kêu ‘dì Sáu ơi,’ “Trúc ơi” (tên của mẹ vợ và vợ Phát) nhưng không nghe tiếng ai trả lời.
“Đi đến phòng cuối cùng là phòng dì Sáu cũng không thấy ai, tôi vừa quay đầu định đi ra thì thấy có cái mền cuốn lại ở kế bên giường của dì Sáu. Tưởng cái mền dì Sáu bị rớt nên tôi bước vô phòng định lượm để lên giường,” ông Tài kể. “Nhưng khi tôi vừa nắm vô cái mền thì đụng phải cái gì cứng cứng. Tôi rờ rờ thấy giống cái đầu người, tôi nghĩ ngay trong đầu ‘dì Sáu bị ai giết,’ thế là tôi vụt chạy ra ngoài la lên rồi gọi cảnh sát tới.”
Ngay lúc ông Tài chạy ra gọi cảnh sát, thì cũng là lúc có hai người làm cùng tiệm nail với vợ Phát cũng xuất hiện. Hai người này cho ông Tài biết rằng trưa hôm đó, trong khi Trúc đang làm ở tiệm thì có ai đó gọi điện thoại, rồi Trúc nói phải chạy về nhà, đến chiều tối cũng không thấy quay trở lại tiệm nên họ đến xem thử có chuyện gì không.
Tại thời điểm ấy, không ai liên lạc được với Trúc và Phát.
Sau khi cảnh sát vào lục soát, kiểm tra và lấy lời khai của Tài, họ cho ông biết thêm rằng, ngoài xác mà ông Tài phát giác trong phòng má vợ của Phát, còn có một xác phụ nữ khác ở đằng sau chiếc sofa nơi phòng khách.
Vì là người đầu tiên có mặt tại hiện trường, ông Tài bị đưa về sở cảnh sát để điều tra.
“Đến 4 giờ sáng tôi mới được họ thả cho về, sau khi bắt thử máu, lấy dấu vân tay, và lời khai. Vợ tôi đi đón tôi và cho biết Phát đã gọi cho dì tôi nói rằng Phát chính là người giết Trúc và dì Sáu,” ông Tài tiếp tục câu chuyện. “Phát nói với dì tôi là nó rất buồn ngủ. Hãy để cho nó được ngủ một giấc rồi khi thức dậy sẽ đi đầu thú.”
Khi về đến nhà, ông Tài nhìn thấy xe Phát đậu trong parking khu nhà ông ở. Bên trong xe, Phát đang ngủ say sưa, “em tôi vẫn thường hay ngủ trong xe như vậy kể từ khi má vợ nó sang.”
“Tôi để em tôi ngủ thêm một chút, tôi biết nó thiếu ngủ trong suốt thời gian dài. Đến hơn 6 giờ sáng, tôi gọi điện thoại kêu cảnh sát đến,” ông Tài nói.

Quay ngược quá khứ
Tài và Phát là những người con lai Philippines. “Ngay trước 30 Tháng Tư, 75, má tôi dẫn hai chị tôi đi nước ngoài chơi, rồi bị kẹt lại bên đó. Chính vì vậy, khi biến cố 30 Tháng Tư xảy ra, anh em tôi bỗng trở thành những đứa không cha không mẹ. Tụi tôi ở với người dì ở khu Ngã ba Ông Tạ, không được học hành, sống như những đứa trẻ bụi đời, đi ‘móc bịch’ lượm ve chai kiếm sống,” anh trai của hung thủ kể.
‘Đến giờ anh em tôi đều mù chữ, nhất là Phát, nó hoàn toàn không biết chữ, tiếng Việt cũng như tiếng Anh.”
Bà Đẹp Nguyễn, còn gọi là dì Sáu Kiểu, má vợ của Phát, cũng là người cùng xóm, là người thu hàng phế liệu giàu nổi tiếng ở khu Ông Tạ thời đó.
Năm 1995, Phát, khi đó còn độc thân, được mẹ bảo lãnh sang Mỹ. Tài có vợ con thì sang Mỹ cuối năm 1996.
Sau vài tháng sống cùng người em gái ở California, Phát được người quen giới thiệu đi làm cho “hãng heo” ở Iowa.
Khi Tài qua Mỹ, kiếm được việc làm ở hãng bò ở North Texas thì rủ Phát qua làm chung cho có anh có em, có lúc Phát ở chung nhà với vợ chồng Tài.
Theo lời ông Tài, “Qua Mỹ làm được bao nhiêu tiền Phát cứ gửi hết về Việt Nam để lo cho bà dì, từ con đến cháu. Nó không biết lo cho bản thân nó, đến xe tôi cũng phải đưa xe tôi cho nó đi.”
“Khoảng năm 2003-2004 gì đó, Phát về Việt Nam chơi. Khi đó dì tôi nói dì Sáu còn đứa con gái út chưa có chồng, là Trúc (tên giấy tờ là Thanh Nguyễn). Dì muốn Phát làm quen cưới mang qua Mỹ để nó có cơ hội giúp đỡ gia đình, vì khi đó dì Sáu làm ăn thất bại, suy sụp lắm rồi,” ông Tài kể.
Sau đó đám cưới của Phát và Trúc (Thanh Nguyễn) diễn ra. Trúc có bầu trước khi Phát trở sang Mỹ, và dọn qua sống trong nhà người dì của Phát ở Sài Gòn.
Trở về Mỹ, Phát lo đi làm kiếm tiền để làm thủ tục bảo lãnh vợ con sang, nên không quay trở lại Việt Nam thêm lần nào nữa.
Năm 2007, theo lời ông Tài, vợ Phát sang Mỹ định cư, mang theo cô con gái nhỏ, và… “một cái bầu hai tháng rưỡi.”
“Mặc dù biết chắc đó không phải là con của mình, nhưng Phát vẫn chấp nhận, và thương đứa nhỏ đó rất nhiều,” ông Tài nói.
Ông Tài nhận xét, “vợ chồng Phát sống chung với nhau cũng hạnh phúc lắm, Phát đi làm hãng, Trúc làm nail, cho đến khi má vợ của Phát sang định cư năm 2015, và sống chung trong căn nhà mà Phát mướn ở từ cả chục năm qua cho đến ngày gây án.”

Lời hứa, tiếng chửi và tờ đơn ly dị
“Tôi nghĩ em tôi bị vướng vào một lời hứa khi ra đón vợ nó ở sân bay. Đại loại Phát có nói với vợ là ’em qua đây làm thì cứ lấy tiền đó lo cho gia đình em, còn mọi chuyện bên đây anh lo hết,’ và Phát giữ đúng lời nói đó, tiền nhà cửa, chợ búa, học hành con cái… tất cả Phát đều lo, còn vợ đi làm bao nhiêu cứ giữ và gửi về Việt Nam, Phát không có để ý tới,” ông Tài kể tiếp.
Đến khi má vợ Phát sang thì Phát bị thất nghiệp. Thế nhưng “vợ và má vợ Phát cứ vin vào câu nói hồi đó của em tôi mà hạnh họe nó hoài.”
Ông cho biết, “Từ khi má vợ Phát sang Mỹ vào năm 2015 đến nay, sống chung một nhà, là hai vợ chồng Phát bắt đầu lấn cấn hoài. Cách đây một năm rưỡi, Phát bị thất nghiệp, nhưng mỗi tháng Phát phải chạy đến tôi, xin anh, xin em, xin cháu, xin dì cho nó tiền để trả tiền nhà. Hỏi tại sao vợ không đóng thì Phát nói nó hứa lo từ hồi nào giờ rồi, giờ không lo được thì vợ chửi, má vợ chửi.”
“Tôi cho Phát tiền đóng tiền xe, tiền nhà cũng 5-6 tháng liền chứ không ít. Rồi em tôi kiếm có việc, làm được ít lâu rồi lại mất việc, cứ hoài như vậy,” người anh nói.
Cũng theo ông Tài, “hơn một năm nay Phát tiều tụy vì không ăn không uống được. Công việc thì kiếm được vài bữa lại thất nghiệp, nhảy qua hãng khác, cứ vậy hoài. Từ ngày má vợ sang, Phát không được ăn uống, ngủ nghê ngon giấc. Vì nhà có hai phòng, má vợ chiếm một phòng, vợ và con Phát ở một phòng. Phát ra sofa ngoài phòng khách ngủ. Mà má vợ tối ngày cứ ra phòng khách mở TV coi. Phát nói bả không được. Tôi và cả dì tôi sang nói nhiều lần cũng không ăn thua gì.”
Ông kể thêm, “Tôi đi làm ca từ 4 giờ chiều đến 4 giờ sáng. Phát làm ca từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng. Nhưng khi tôi đi làm thì đã thấy Phát đậu xe ở parking lot rồi, hỏi sao đi sớm vậy, thì Phát nói đến đó nằm ngủ chứ ở nhà không ngủ được vì má vợ cứ kiếm chuyện chửi hoài. Phát ở nhà tôi, ở nhà dì tôi nhiều hơn ở nhà nó. Có khi nó ngủ trong nhà dì, có khi nó ngủ ngoài xe.”
“Nó bị ức chế riết rồi đâm ra con người nó cũng bị gì đó,” ông Tài phán đoán.
Không chỉ vậy, theo ông Tài, có lẽ do biết nhau từ ngày Phát còn là “một thằng bụi đời, đi móc bịch, lượm ve chai,” lại thêm nhìn thấy con rể thất nghiệp nên má vợ Phát tỏ vẻ khinh miệt không cần che giấu.
“Nó xuống nhà kể tôi nghe là má vợ nó cứ chửi nó hoài. Bả nói ‘may là mày ở Mỹ về mới cưới được con tao, chứ mày mà ở Việt Nam thì không xách dép được cho con tao đâu,” người anh kể lại bằng giọng cay đắng.
Khoảng cuối năm 2016 vợ Phát làm đơn ly thân. Và không khí có thể trở nên nặng nề hơn khi một ngày Phát bủn rủn khi nghe được má vợ “xúi”: “Mày bỏ nó đi. Tao nghe người ta nói ở Mỹ này khi có con mà ly dị mà nó có đi làm thì mày lấy được tiền trợ cấp mỗi tháng hai đứa cũng được mấy trăm. Mày lấy mấy trăm đó gửi về Việt Nam lo nhà lo cửa.”
Vài tháng sau, vợ Phát cầm một tờ giấy về nói là “đơn ly dị” và kêu Phát ký.. Phát không ký. Vợ Phát nói không ký thì cũng làm đơn ly dị đơn phương.
“Chuyện Phát ly thân hay ly dị thì tôi cũng chỉ nghe nói chứ không thấy giấy tờ gì, cả Phát cũng vậy, vì Phát không biết chữ, nên vợ nó cầm giấy gì về đưa cho nó, nó cũng không biết giấy gì,” ông Tài nói thêm.
Ông nhớ lại, “Hồi Tháng Hai này, vợ Phát đưa tờ giấy nói tòa bắt Phát phải trả tiền ‘child support,’ mỗi tháng $500, nhân 5 tháng kể từ khi ly dị. Những người biết chữ nói đó không phải giấy tòa. Con tôi thì nói ‘nếu chú Phát muốn trả tiền này thì về nói cô Trúc là chú sẽ đi thử DNA coi có đúng là con của chú không. Nếu không phải thì chú bắt cô trả lại tiền chú đã nuôi nó bao nhiêu năm qua. Phát về nói vậy thì vợ nó giật giấy lại cất luôn.”
Chị Hiền Lê, em gái ông Phát, là người ở nhà đối diện với nhà Phát từ nhiều năm qua, cũng góp lời, “Tôi ở đó tôi chứng kiến đủ hết, tôi thấy vợ và má vợ anh Phát chửi ảnh như chó mà sao ảnh không chịu bỏ đi. Tôi nói đã ly thân ly dị rồi mà sao không đi, cứ ở chung đó làm gì, thì ảnh nói căn nhà đó ảnh mướn và trả tiền nhà hồi nào giờ chứ có ai trả đâu. Tôi không muốn nói hoài vì nghĩ ai cũng lớn và biết lo cho chuyện của mình.”

Chuyện đến, đã đến
Theo lời ông Tài, xung đột trong gia đình em trai ông dường như chỉ xoay quanh chuyện tiền bạc, nào là tiền nhà, tiền học hành cho con, cả chuyện mang con đi khai thuế, lại thêm chuyện “châm dầu vào lửa” của người má vợ từ khi Phát thất nghiệp lẫn không có được việc làm thường xuyên.
“Tôi nghĩ Phát bị uất ức nhiều quá nên quẫn lên làm bậy thôi. Thử nghĩ ngày nào cũng đi kiếm việc làm, rồi bước chân vô nhà là bị nghe chửi hoài thì sao chịu nổi. Trước đó chưa bao giờ tôi nghe Phát nói gì về ý định giết ai hết. Nó chỉ nói nó giận vợ nó thế này thế này kia thôi chứ không bao giờ nghe nó hăm he gì hết.”
Theo lời ông Tài, sáng hôm xảy ra vụ án, Phát còn gọi điện thoại sang nhà người dì nhờ gọi lên DMV hỏi về chuyện đóng phạt một ticket cho xe của Phát.
“Sau đó, Phát nằm trong phòng của con để nghỉ ngơi thì má vợ Phát cứ cầm cái chày gõ vô cửa và chửi ‘Sao mày không chết đi?…’ Có lẽ do tích tụ quá nhiều uất ức bấy lâu, đến lúc không thể chịu nổi nữa, nó mở cửa đi ra bếp cầm con dao đến trước mặt má vợ.. Bà má vợ còn thách ‘mày dám giết tao không?’ Nó nói sau đó nó không nhớ gì nữa, không nhớ đã đâm chết má vợ nó như thế nào.” Đó là những gì ông Tài nghe Phát kể khi vào tù thăm em trai.
Ông kể tiếp, “Phát nói khi đó má vợ có nhận giữ một đứa nhỏ trong nhà. Phát bồng đứa nhỏ ra, nhìn thấy có ông đưa thư nên đưa đứa nhỏ và địa chỉ nhà của nó, nhờ ông đưa thư đưa đứa bé về nhà dùm vì người giữ nó bị bệnh bất ngờ.”
Có lẽ chính vì thấy điều bất thường này mà ba má đứa bé gọi cho vợ Phát hay. Và vợ Phát đã chạy về nhà xem chuyện gì xảy ra.
Phát vẫn còn ở trong nhà khi vợ Phát trở về và hỏi “Má tôi đâu?” và lao vào chửi rủa, phang ném vào Phát những thứ mà vợ Phát vớ được khi nghe Phát nói “Tôi giết má cô rồi.”
“Phát nói không muốn đâm, không muốn giết vợ nó. Giờ hỏi thì nó nói không nhớ gì hết, kêu kể lại cách nó làm nó nói không nhớ,” ông Tài tiếp tục câu chuyện.

 
Thư của Linh Lê, 11 tuổi, con gái Phát Lê (Hình: Tài Lê cung cấp)
Sau đó, Phát đứng chờ hai con đi học về, chở xuống gửi nơi nhà con gái của ông Tài, như đã kể ở trên.
“Tôi vào thăm em tôi gần như mỗi ngày, chở hai đứa nhỏ vào nữa. Không nghe Phát nói ân hận hay nuối tiếc gì, Phát chỉ nhờ tôi nuôi hai đứa nhỏ ăn học, dặn tôi thói quen ăn uống của con nó, như đi học về chở ghé cây xăng mua gói chip và chai nước, sáng thì chiên trứng đánh nhuyễn lên ăn bánh mì, dặn là con nó thích ăn nui nấu với xương heo…” người anh cho biết.
Sau gần hai tiếng chuyện trò, ông Tài nói thêm, “Nếu ngày xưa ở Sài Gòn sống như những đứa bụi đời, tôi còn bị bắt ở tù vì làm điều này điều khác, chứ em tôi chưa bao giờ bị tiền án gì. Tôi chỉ biết khuyên em tôi cứ yên tâm sống tốt những ngày còn lại, con cái nó tôi lo. Con của Phát có viết lá thư, mọi người đọc sẽ hiểu hơn về Phát.”
Tháng Chín vào Thu tiết trời se sắt. Cũng là lúc người ta cần hơn hơi ấm gia đình. Nhưng liệu có phải ai cũng biết cách thổi lửa cho ngôi nhà được ấm hay không?

Tác giả bài viết: Simon Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập130
  • Hôm nay15,244
  • Tháng hiện tại236,472
  • Tổng lượt truy cập35,502,753
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây