Liên quan đến xuất thân của Trương Tam Phong, trong những sách lịch sử “Hoài Hải tạp ký” và “Tam Phong tiên sinh bản truyền” có ghi chép lại như sau:
Ông nội của Trương Tam Phong là Dụ Hiền Công, vừa có học vấn uyên thâm lại vừa có khả năng xem bói, cùng với con trai là Trương Xương sống ẩn giật ở Giang Tây. Vào thời Nam Tống, ông đã chuyển đến Ý Châu – Liêu Đông (nay là Liêu Ninh).
Trương Tam Phong được sinh ra vào ngày 09/04/1247. Phu nhân của Trương Xương là Lâm Thị trong lúc sinh Trương Tam Phong, mộng thấy Đẩu Hải Mẫu Nguyên Quân đứng ở trước phòng của mình, thét dài ba tiếng mà bị bừng tỉnh, lập tức sinh hạ Trương Tam Phong, đặt tên ông là “Toàn Nhất”, một cái tên khác nữa là “Quân Bảo”, Trương Tam Phong là biệt hiệu sau này của ông.
Trương Tam Phong từ khi còn bé đã không giống với người bình thường. Năm ông 5 tuổi, ông có cái tật ở mắt, Trương đạo trưởng ở gần đó sau khi nhìn thấy cái tật này nói: “Đứa bé này là tiên phong đạo cốt, đức độ phi phàm, nhưng bị ma chướng”, vì thế ông đã nhận Trương Tam Phong làm đồ đệ. Từ đó, Trương Tam Phong đi theo Trương đạo trưởng học đạo 7 năm, xem qua là thuộc, cũng được học luôn về Nho gia và Thích giáo, đây chính là những cơ sở đặt định cho nhân sinh thâm hậu của Trương Tam Phong sau này.
Năm 12 tuổi, Trương Tam Phong bái biệt Trương đạo trưởng, trở về nhà, chuyên tu nho học. Năm 1260, ông thi đậu tú tài. Vài năm sau, ông được làm quan huyện. Nhưng đây không phải là chí hướng của Trương Tam Phong, ông thường nói: “Phú quý như đèn trong gió, cỏ ngoài đường, thời gian như tia chớp vụt qua”, vì thế ông đã lập chí tu đạo.
Năm 32 tuổi, phụ mẫu của Trương Tam Phong đều đã qua đời. Thế là ông mượn cớ giữ đạo hiếu từ quan. Sau đó, ông giao hết ruộng của mình cho người trong gia tộc, nhờ họ thay mình tảo mộ cho phụ mẫu, cũng từ biệt vợ con, hành trình đến các danh sơn cổ tháp để tìm tiên học đạo. Lúc đi ngang qua Bửu Kê, ông thấy có 3 đỉnh núi cao vút, xanh biếc, ông lấy làm thích thú, vì thế tự gọi mình là “Ba phong cư sĩ”, và chọn ở lại nơi này.
Sau hơn 30 năm tìm kiếm khắp nơi như vậy, cuối cùng vào năm 67 tuổi (năm 1314) Trương Tam Phong gặp được Hỏa Long Chân Nhân tại núi Chung Nam rồi được chân truyền đại đạo. Sau đó, ông đến núi Võ Đang, bí mật tu luyện 9 năm, cuối cùng đắc đạo thành tiên. Ông chính là truyền nhân đời thứ 6 của “Ẩn Tiên phái” (hay còn gọi là “Độc Long phái) mà Lão Tử truyền lại.
Lai lịch của “Lạp Tháp đạo nhân”
Sau khi triều Nguyên diệt vong, những năm đầu của triều đại nhà Minh, Trương Tam Phong đã đến núi Võ Đang ở Hồ Bắc xây đạo quán. Lúc này ông “Tướng mạo kỳ dị, cao lớn, cường tráng, hình rùa lưng hạc, tai to mắt tròn, râu như cái kích”. Bất luận nóng lạnh, đều chỉ đội một chiếc mũ rộng vành, một bộ quần áo đạo sĩ, dù trời gió tuyết cũng chỉ khoác trên vai một kiện áo tơi.
Bởi vì lôi thôi lếch thếch, nên được gọi là “Trương Lạp Tháp”, “Lạp Tháp đạo nhân” hay “Lạp Tháp Trương tiên nhân”. Lúc này Trương Tam Phong sớm đã là đắc đạo trở thành tiên nhân, ở trong mắt ông, “Lạp Tháp” ở nhân gian bất quá là biểu tượng mà thôi, mà thế nhân thì rất ít người có thể hiểu thấu đáo.
“Minh Sử” có ghi chép lại, Trương Tam Phong ăn cơm, không ăn theo thưng hay đấu, mà chỉ ăn theo hồi. Có khi mấy ngày ăn một bữa, có khi hai ba tháng ăn một lần, nhưng trông vẫn như thường ngày. Ông còn có khả năng gặp qua là không quên được. Có người nói ông có thể đi hàng ngàn dặm một ngày.
Đại ẩn tế thế hiển thần thông
Trương Tam Phong đắc đạo thành tiên, đã thoát khỏi danh lợi tình trói buộc, có đủ từ bi, trí tuệ và thần thông. Ông ở nhân gian hiển lộ thần thông, tế thế cứu nhân, những câu chuyện hóa giải nguy nan có rất nhiều.
Trong “Đức An phủ chí” có ghi chép lại, tại triều đại Nam Tống, Trương Tam Phong ẩn cư trên núi Thái Bình. Bởi vì ông bẩm sinh tính tình hiền hòa, rất hợp với các phụ lão hương thân ở đó, vậy nên trước khi đi ông mời các lão nhân trong thôn đến dùng bữa cơm từ biệt. Trương Tam Phong ở trên núi, đã rất lâu rồi không nhóm lửa, cũng không có gì để mồi lửa, thế là ông nói sẽ xuống núi lấy lửa, nhưng ngay trong chốc lát đã mang được lửa về, trong khi khoảng cách từ đó đến chân núi là 40 dặm (khoảng 64km).
Trương Tam Phong còn mua một chút đậu hũ cùng chiếc khay gỗ để bưng. Ăn cơm xong, ông nói với các lão nhân, cái khay gỗ này là đồ của nhà họ Vương ở Thành Đường Ấp, sau đó nhờ họ mang đến đó trả lại giúp. Những lão nhân này sau khi tìm đến nhà họ Vương mới biết Thành Đường Ấp cách núi Thái Bình hơn 140 dặm (khoảng 225km).
Trong “Thanh khê hạ bút” Diêu Phúc có ghi lại rằng, ông ở tại nhà Lý Cảnh Long có thấy chiếc áo tơi và mũ rộng vành của Trương Tam Phong để lại đó. Áo tơi gần như bị rách gần hết, mũ rộng vành thì cũng đã tơi tả. Cháu trai của Lý Cảnh Long là Tằng Tôn Ngạc nói, ông nội mình là người rất hiếu khách, từng giữ Trương Tam Phong sống ở nhà hơn 10 ngày. Trương Tam Phong trước khi chia tay nói: “Nhà của ông không quá ngàn ngày nữa sẽ có đại họa. Ta lưu lại hai đồ vật này, lúc nguy cấp, hãy khoác áo tơi trên vai và đội mũ rộng vành này mà đi, rồi gọi tên của ta”.
Hai năm sau, quả thật đại họa đã đến, cả nhà họ đều bị giam cầm ngay tại nhà của mình, triều đình không cung cấp lương thực, mà lương thực trong nhà mong chóng dùng hết. Không có lương thực, lúc này họ nhớ tới Trương Tam Phong và làm theo lời dặn dò của ông. Trong chốc lát, trong vườn nhà đã mọc lên những cây kê, chưa đầy một tháng đã có quả chín. Bởi vì có hạt kê ăn, họ mới không chết đói, vừa ăn hết hạt kê, triều đình mới cho gạo.
Trong “Thiểm Tây thông chí” có ghi lại, tú tài Trương Khác trong miếu Châu Công đã gặp được Trương Tam Phong. Lúc ấy tuyết rơi rất dày, khi đang chuẩn bị nấu cơm, Trương Tam Phong đi ra ngoài một lát rồi mang một ít rau quả tươi ngon trở về, nói là từ Thành Đô mang tới. Trương Khác không tin, chạy ra ngoài cửa xem, thì không thấy có dấu chân nào trên tuyết.
Lúc gần đi Trương Tam Phong mới nói cho anh ta biết: “Ta chính là Trương Tam Phong”. Hỏi anh ta có nguyện vọng gì. Trương Khác nói rằng anh ta rất khổ tâm vì trí nhớ không tốt, lại còn chậm hiểu. Thế là Trương Tam Phong thổi vào trong tai Trương Khác một hơi, rồi nói: “Ta sẽ làm cho ngươi thông minh”. Từ đó về sau, Trương Khác đọc qua sách là không quên được, sau này quả nhiên thi cử đỗ đạt.
Ngoài ra, dân gian lưu truyền rằng trong một quán rượu ở kinh thành có một cậu bé tinh thần không bình thường, tay chân thối rữa, đại khái là chẳng còn sống được bao lâu nữa. Một ngày, cậu gặp được một đạo nhân ăn mặc rách nát đến đòi uống rượu, thừa dịp chủ nhân không phát hiện, liền cho đạo nhân này một bình.
Cứ như vậy kéo dài hai tháng. Đạo nhân nói: “Bệnh của ngươi ta có thể chữa được”. Đạo nhân bảo cậu bé ngẩng đầu lên và nghiêng đi, rồi thổi khí vào lỗ tai của cậu, cảm giác như có một luồng nhiệt nóng đi vào, ngày hôm sau thì bệnh của cậu bé đã khỏi hoàn toàn. Vị này đạo nhân này chính là Trương Tam Phong.
Trương Tam Phong còn thường mang theo 7 cái kim châm bên mình, dùng 7 kim này để trị bệnh, nên người đời thường gọi ông là “Thất châm tiên sinh”, có thể giải trừ đau đớn, cứu tính mạng người khác trong nháy mắt.
Tác giả bài viết: Lê Hiếu biên dịch
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn