Vì sao người tốt vẫn khổ: Đến Bao Công cũng phải phẫn uất viết "thà làm việc xấu còn hơn"!

Thứ bảy - 26/08/2017 01:32

Vì sao người tốt vẫn khổ: Đến Bao Công cũng phải phẫn uất viết "thà làm việc xấu còn hơn"!

Trong bài Pháp đầu tiên Đức Phật thuyết tại Vườn Nai về Tứ Diệu Đế, thì Sự Thật (đế) đầu tiên Người giảng về Khổ Đế, chính là về nỗi đau khổ của con người, để qua đó hiểu rằng: ai cũng có thể gặp đau khổ. “Khổ” tồn tại trong từng sát-na của đời sống, mà ngay cả người sống tốt thì cuộc đời vẫn đầy rẫy khổ đau.

Chuyện Bao Công và cậu bé mù xây cầu qua sông

Khoảng thế kỷ XI - Bao Công, còn được biết đến với tên Bao Thanh Thiên, là một vị quan thanh liêm có tài xử án thời Nam Tống, với nhiều câu chuyện truyền kì về cuộc đời ông. Dưới đây là một câu chuyện như thế.

Cùng thời đó có một cậu bé tàn tật bị què mất một chân, không cha không mẹ  lang thang ăn xin trong làng. Năm lên 10 tuổi, cậu bé què làm một việc vô cùng kì lạ, là gánh đá lấp suối làm cầu cho mọi người bước qua. 

Vì việc làm có vẻ ngớ ngẩn nên mọi người mặc kệ cậu bé với hành động kì quái của mình, cho đến ngày đống đá nhô lên thành ụn đất cao, người dân trong làng mới cùng nhau góp công, góp của xây cầu để việc đi lại thuận lợi và an toàn hơn.

Trong một lần đập vụn đá thô, cậu bị đá văng vào mắt và mù lòa vĩnh viễn. Nhưng điều đó không cản trở thành tâm muốn hoàn thành cây cầu, cậu bé vẫn tiếp tục lấp đá cho tới ngày cây cầu được xây xong. Vào ngày được thỏa mãn ước nguyện, trên môi cậu bé nở lên một nụ cười mãn nguyện, đó cũng là lúc trên trời dội lên một tiếng sét đánh chết cậu bé ngay tức thì.

Trước cái chết thương tâm của một cậu bé tuy tàn tật nhưng lại luôn một lòng làm việc tốt vì người khác, dân làng ai oán khóc than. Tại sao một đứa bé ngoan ngoãn hiền lành, luôn sống vì người khác, lại nhận lấy một kết cục thê thảm đến vậy?

Vừa lúc đó, Bao Công đi qua, người dân chặn kiệu kể lại sự tình, cho rằng trời xanh không có mắt. Ngài cảm thương tột độ và thấy giận dữ vì cuộc đời quá bất công liền viết nên sáu chữ: “Thà làm việc xấu còn hơn làm điều tốt” (ninh hành ác, vận hành thiện).

Vì sao người tốt vẫn khổ: Đến Bao Công cũng phải phẫn uất viết thà làm việc xấu còn hơn! - Ảnh 1.

Sau khi kết thúc chuyến đi, Bao Công trở về kinh thành, báo cáo tình hình dân chúng cho Hoàng thượng. 

Vua Tống lúc này mới sinh được một hoàng tủ trắng trẻo, khôi ngô, nhìn rất thông minh nhưng lại rất hay khóc, mỗi lúc khóc thì không ai dỗ được, và đặc biệt là bàn tay hoàng tử lúc nào cũng nắm chặt. 

Vua mời Bao Công tới thăm hoàng tử, đồng thời xem có cách gì để giúp đứa bé này được không, thì vừa hay khi mới chạm nhẹ vào tay thì hoàng tử bất ngờ mở tay ra, trên tay có sáu chữ: “ninh hành ác, vận hành thiện”.

Truyền thuyết kể lại rằng, nhờ chiếc gối Âm Dương, Bao Công gặp được một vị trời hỏi về sự việc kì lạ này, được trả lời rằng: Trong quá khứ, cậu bé kia từng là kẻ đại gian ác, giết người cướp của, hiếp đáp kẻ yếu, nên phải trả nghiệp bằng ba kiếp què, mù, và bị sét đánh chết.

Tuy nhiên, khi là cậu bé tàn tật què chân, người này lại hướng thiện luôn hành động vì người khác, vậy nên nghiệp xấu rút ngắn lại chỉ phải trả trong một đời. Với thiện nghiệp gieo trong đời đó, cậu bé đã có một tái sinh tốt đẹp, được hưởng cuộc sống vinh hoa phú quý trong cung vua phủ chúa, chính là Hoàng tử ngày nay.

Chữ “Nghiệp” của nhà Phật nói tới không chỉ được hiểu theo nghĩa “nghiệp xấu” mà còn bao hàm cả “nghiệp tốt” nữa. Và chắc chắn nghiệp tốt sẽ không mất đi, như Kinh Nhân Quả có nói:

Người nay giàu có, vì đời trước thường hành Bố Thí
Người có tướng mạo xinh đẹp, vì đời trước có tâm cung kính

Do vậy, khi thấy một người sống tốt, luôn hành động vì người khác mà vẫn gặp khổ, hãy hiểu rằng đó là sự hiển bày của nhân quả mà thôi. Tuy nhiên, những nhân tốt người đó đã gieo sẽ trở lại vào một lúc nào đó trong tương lai. Chính vì thế, ngay trong hiện tại, hãy rất cẩn thận với việc gieo nhân.

Nếu có thể tóm tắt nhất lời phật dạy chỉ trong 4 câu, thì không gì hơn bài kệ thứ 183 trong Kinh Pháp Cú:

Không làm các điều ác
Làm tất cả điều lành
Tịnh hóa tâm ý mình
Là lời Chư Phật dậy

(Chư ác mạc tác - Chúng thiện phụng hành - Tự tịnh kỳ ý - Thị chư Phật giáo)

Vì sao người tốt vẫn khổ: Đến Bao Công cũng phải phẫn uất viết thà làm việc xấu còn hơn! - Ảnh 2.

Người tốt khổ vì trong lòng còn có ác tâm

Chữ “Khổ” trong đạo Phật không chỉ là cảm giác khổ sở tại thân tâm, mà còn bao gồm cả những giao động rất nhẹ của sự Không Thỏa Mãn, Không Yên Ổn, hay còn gọi là Bất Toại Nguyện ở trong lòng.

Một người cảm thấy mình rất tu tâm tích đức, thường xuyên làm điều tốt, chả hại ai bao giờ, ấy vậy mà cuộc đời mãi cứ long đong vất vả, không được bằng bạn bằng bè, một lần lên chùa vãn cảnh, quá buồn cho phận đời mình liền tiến đến hỏi một vị sư:

Thưa thầy, vì sao con sống tốt, sống thiện, mà đời con cứ khổ mãi chưa thấy khá lên?

Vị thầy thong thả hỏi lại: “Con nói con khổ, hãy nói rõ cho ta biết nỗi khổ của con là gì?”

“Thưa thầy, con thấy mình sống tốt mà cuộc sống vẫn khổ sở, trong khi bao kẻ gian ác, làm ăn giả dối lại sống thoải mái quá vậy? Con biết thầy sẽ nói con có ác tâm, nhưng thực tình con không hề làm điều ác, con sống đúng lời Phật dạy!”

Sư thầy bình tĩnh trả lời: “Nếu con nghĩ mình có ác tâm, rằng trong lòng con còn có gì đó sai, thì con sẽ sửa chính mình. Còn khi con phủ nhận điều đó, thì con chỉ lo sửa thế giới, sửa người xung quanh, mà có thể sửa được thế giới không?

Vì sao người tốt vẫn khổ: Đến Bao Công cũng phải phẫn uất viết thà làm việc xấu còn hơn! - Ảnh 3.

Hiện nay con sống đầy đủ, có cơm ăn áo mặc, thân thể mạnh khỏe không bệnh tật, để tồn tại được con chỉ cần những thứ đó thôi là đủ. Thế nhưng con lại muốn muốn nhiều hơn cái mình cần, đó gọi là Tham.

 

Con thấy người khác làm điều ác mà sống sung sướng giàu có, nổi giận với họ, đó gọi là Sân.

Con nghĩ rằng chỉ cần sống tốt là sẽ được giàu có sung sướng mà không hiểu rằng phải đủ nhân quả việc đó mới xảy ra. Không hiểu về nhân quả, không hiểu về sự thật, đó gọi là Si.

Con nghĩ mình sống lương thiện, còn người khác sống ác, con so sánh mình hơn họ, còn họ kém con, đó là tâm Mạn (kiêu ngạo).

Con so sánh cuộc sống của mình với người khác, lại sinh ra ghen tị, đó gọi là Nghi (đố kị).

Ngũ Độc của nhà Phật có “Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi” thì trong con có đủ, hỏi cuộc sống có thể an nhàn hạnh phúc được hay không?

Con không nhận ra mình có ác tâm là do con không chịu quan sát kĩ nội tâm của mình mà thôi.

“Vậy con nên làm thế nào?”

"Khi con cảm thấy buồn vì cuộc đời bất công, đó là dấu hiệu của việc con đã nghĩ quá nhiều cho mình. Thay vì lên chùa vãn cảnh chạy trốn ác tâm nổi lên trong lòng, con hãy đối diện với nó để nhận ra sự thật về Nhân Quả, và hãy bớt nghĩ cho mình đi để quan tâm đến nỗi khổ của người khác nhiều hơn.

Nhân Quả là một cơ chế tự cân bằng của thế giới, bạn không thể sửa thế giới được, thứ duy nhất bạn có thể sửa là nội tâm của chính mình mà thôi. Nên khi thấy mình hay ai đó sống khổ sở, thay vì đổ lỗi cho sự bất công của cuộc đời, thì hãy hiểu rằng đó là cách mà thế giới tự cân bằng. Và hãy liên tục gieo nhân đúng đắn, bởi chỉ có hành động tốt mới mang lại quả tốt về sau.

Vì sao người tốt vẫn khổ: Đến Bao Công cũng phải phẫn uất viết thà làm việc xấu còn hơn! - Ảnh 4.

* Nguồn tham khảo: Kinh Pháp Cú (NXB Tốn Giáo), Lý học Đông Phương, Tinh Hoa

 

"Nếu loại bỏ, ai bị chọn đầu tiên trong 4 thầy trò Đường Tăng?"


 

 

Trong nhóm thầy trò Đường Tăng, nếu đối chiếu sang một mô hình quản lý doanh nghiệp hiện nay thì Đường Tăng chính là người đứng đầu một hạng mục, Tôn Ngộ Không là nòng cốt kỹ thuật, Trư Bát Giới, Sa hòa thượng và ngựa Bạch Long là những thành viên bình thường trong đội.

Bát Giới, nhìn vào giống như chẳng làm gì nhưng nhân vật này là chất bôi trơn của cả đội, Sa Tăng biết nhẫn nhịn, chịu thương chịu khó, làm việc cực nhọc không oán than, ngựa Bạch Long trung thành hộ chủ, xuất thân danh giá, có nền tảng xã hội nhất định.

Vậy thì, nếu phải ra quyết định loại bỏ một người để tiết kiệm vốn liếng và tiền bạc, bạn sẽ chọn ai và tại sao?

Khi vấn đề này được đưa ra trên mạng xã hội Wechat của Trung Quốc, cư dân mạng đã xôn xao đưa ra các giả thiết cũng như lý do rất thuyết phục. Dưới đây là quan điểm đáng để mọi người cùng tham khảo.

Những người không thể loại bỏ:

1. Đường Tăng

Đây chắc chắn là nhân vật không thể loại bỏ trong nhóm. Nguyên nhân là bởi, ông là người trực tiếp nhận lệnh từ vua Đường (hiếu theo tổ chức hiện nay thì vua Đường chính là người có quyền lực cao nhất trong công ty, cơ quan), được ban cà sa lại được trao bát vàng. 

Không có Đường Tăng sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ của tổng giám đốc giao – đó là lấy kinh. Đây là nhân vật chủ chốt nhất trong nhóm, không thể thiếu.

Nếu loại bỏ, ai bị chọn đầu tiên trong 4 thầy trò Đường Tăng? và câu trả lời đáng ngẫm - Ảnh 1.

Là người cầm cương, lại nắm trong tay những khả năng buộc các đệ tử phải phục tùng, cống hiến, không có Đường Tăng, việc lấy kinh không thành.

2. Tôn Ngộ Không

Nhân vật này pháp lực cao cường, tinh thông kỹ thuật, nghiệp vụ, có thể coi là đội trưởng trong nhóm. Gặp bất cứ khó khăn gì cũng ra mặt giải quyết, bảo giá hộ thuyền, đảm bảo an toàn tính mạng cho sư phụ, giúp việc lấy kinh trở nên thuận buồm xuôi gió.

Không chỉ có vậy, Tôn Ngộ Không còn có quan hệ tốt với cả hai giới Thần – Quỷ, nên khi đối đầu, ai cũng nhường vài phần. Mặc dù có "tiền án" đại náo thiên cung song sau khi phản tỉnh và tu luyện dưới núi Ngũ Chỉ, Tôn Ngộ Không đã cải thiện rất nhiều về tính cách cũng như lối sống với người xung quanh.

Trên con đường tạo dựng sự nghiệp, mặc dù không ít lần bị thầy khiển trách mà giận dỗi nhưng cuối cùng, Tôn Ngộ Không vẫn trở về bên sư phụ, cùng vượt qua các cửa ải khó khăn.

Nếu loại bỏ, ai bị chọn đầu tiên trong 4 thầy trò Đường Tăng? và câu trả lời đáng ngẫm - Ảnh 2.

Tôn Ngộ Không là nhân tố cốt lõi của một tổ chức, không thể thiếu.

Tục ngữ nói: "Nhân phi thánh hiền, thục năng vô quá", muốn làm nên nghiệp lớn, Đường Tăng cần có con mắt nhìn xa trông rộng, nâng lên – đặt xuống chỉ cách nhau một suy nghĩ.

Người có năng lực khẳng định là người có cá tính, quan sát xem lãnh đạo sẽ dùng mình như thế nào, phát huy sở trường, tránh sở đoản, để sở trường được phát huy đến mức tối đa.

Vì thế, Đường Tăng không thể bỏ Tôn Ngộ Không.

3. Trư Bát Giới

Trư Bát Giới vốn là Thiên Bồng nguyên soái, vì háo sắc mà hủy hoại tiền đồ. Nhân vật này từng làm đến nguyên soái, khẳng định có điểm hơn người, có sức hấp dẫn cũng như năng lực giao tiếp tốt.

Không chỉ vậy, tính cách của Trư Bát Giới phóng khoáng, đầy sức sống, biết cách làm phụ nữ hài lòng, bị Tôn Ngộ Không bắt nạt hết lần này đến lần khác, thường xuyên gánh họa nhưng vẫn vui vẻ trước những phê bình, tâm thái rất tốt, vẫn có thể làm việc bình thường.

Có thể thấy, trong bất cứ một đơn vị nào, nhân vật này chính là chất bôi trơn, giữ hòa khí giữa các thành viên trong nhóm và duy trì tinh thần lạc quan cho cả đội.

Nếu loại bỏ, ai bị chọn đầu tiên trong 4 thầy trò Đường Tăng? và câu trả lời đáng ngẫm - Ảnh 3.

Trư Bát Giới tưởng như chỉ "dày ăn mỏng làm" nhưng nhân vật này có sở trường mà người khác không có, đó là chất bôi trơn cho một doanh nghiệp, một đơn vị, là nhân tố khiến tổ chức luôn vui vẻ, tràn đầy nhiệt huyết, hào hứng.

Thiết nghĩ, trong một nhóm, nếu không có người vui vẻ như Trư Bát Giới, không khí làm việc lúc nào cũng nặng nề, thiếu niềm vui và sức sống, liệu nhóm đó có tạo ra hiệu quả tốt nhất? 

Không khí làm việc thoải mái, hào hứng mới có thể đem lại hiệu quả, thế nên, Trư Bát Giới là nhân vật không thể bị loại bỏ.

4. Ngựa Bạch Long

Đây là tọa giá của Đường Tăng, là tượng trưng của địa vị và thân phận trong xã hội.

Ngày nay, bất cứ một vị lãnh đạo cấp cao nào trong doanh nghiệp khi đo công tác, làm việc, tiếp khách không lái xe sang? Không thể bảo anh ta bắt xe buýt hay taxi mà đi được.

Đồng thời, đối với Đường Tăng, ngựa Bạch Mã cũng giúp ông nâng cao hiệu suất làm việc, giám tiếp tiết kiệm vốn. Vì vậy, chú ngựa này cũng không thể bị loại bỏ.

 
Nếu loại bỏ, ai bị chọn đầu tiên trong 4 thầy trò Đường Tăng? và câu trả lời đáng ngẫm - Ảnh 4.

Ngựa Bạch Long trung thành với chủ, là tượng trưng cho địa vị và thân phận trong xã hội của chủ nhân, không thể không có.

Nhân vật bị loại bỏ nên là Sa Tăng

Sa Tăng là đại diện cho nhóm nhân viên mẫn cán, làm việc chăm chỉ trong một nhóm, đội nhưng hàm lượng kỹ thuật không cao và khả năng bị thay thế luôn là cao nhất. 

Để tiết kiệm vốn liếng và tiền bạc, người đứng đầu nhóm hoàn toàn có thể cắt công việc của Sa Tăng, chuyển sang cho những nhân viên khác và cho nhân vật này nghỉ.

Trước khi chiêu nạp Sa hòa thượng, những việc vặt vãnh đều do Ngộ Không và Chư Bát Giới đảm đương.

Nếu loại bỏ, ai bị chọn đầu tiên trong 4 thầy trò Đường Tăng? và câu trả lời đáng ngẫm - Ảnh 5.

Trong đội ngũ 5 thành viên của Đường Tăng, Sa hòa thượng là người có khả năng bị thay thế cao nhất. Ảnh trích từ phim.

Trong xã hội hiện nay, chỉ vùi đầu vào công việc, làm thật chăm chỉ mà thiếu những kỹ năng khác là chưa ổn. 

Bất luận là quản lý hay nhân viên thông thường, muốn có chỗ đứng, muốn không bị đào thải dễ dàng, cần có một kỹ năng sở trường, nâng cao khả năng cạnh tranh mạnh nhất của bản thân để trở thành người không thể thay thế.

Con người hiện nay hơn người khác ở việc học, thắng người khác ở sự thay đổi. Nhân sinh giống như việc chúng ta chèo thuyền ngược dòng vậy, không nỗ lực tiến lên sẽ bị sóng nước đẩy lùi lại đằng sau.

Chỉ có không ngừng tiếp nạp kiến thức mới, chúng ta mới có thể xông pha một cách vững chắc về phía trước.  

Nếu loại bỏ, ai bị chọn đầu tiên trong 4 thầy trò Đường Tăng? và câu trả lời đáng ngẫm - Ảnh 6.

Tác giả bài viết: Thanh Van

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập106
  • Hôm nay16,322
  • Tháng hiện tại237,550
  • Tổng lượt truy cập35,503,831
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây