7 hoạt động kỳ diệu của cơ thể khi ngủ.

Thứ bảy - 13/11/2021 21:58
unnamed
unnamed

 

Giấc ngủ cần được chú trọng trong mọi độ tuổi
Giấc ngủ là quá trình quan trọng nhất trong cơ chế hoạt động của cơ thể, giúp bạn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng về mặt thể chất lẫn tinh thần.
Chu kỳ tuần hoàn của giấc ngủ là gì, tại sao chúng ta lại mơ và giấc ngủ có thực sự cần thiết đối với con người là những thắc mắc mà các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm lời giải đáp.
Một điều chắc chắn sẽ xảy ra với cơ thể nếu chúng ta ngủ ngon giấc: sức khỏe được phục hồi về cả thể chất lẫn tinh thần, hiệu quả làm việc được cải thiện. Dưới đây là những điều quan trọng về giấc ngủ và lợi ích của chúng đối với cơ thể và trí óc của chúng ta.
1/Não bộ sắp xếp và xử lý thông tin trong ngày.
Sai lầm mà bạn có thể mắc phải là nghĩ rằng bộ não cũng sẽ “ngủ” cùng bạn vào ban đêm. Bộ não con người luôn vận hành không ngừng nghỉ, và khi cơ thể “đi ngủ” là lúc não bộ phân loại và xử lý thông tin nhận được trong ngày. Quá trình này giúp tạo ra các ký ức dài hạn sau khi đã hợp nhất tất cả thông tin, sau đó chúng sẽ được lưu trữ cho mục đích sử dụng sau này.

2/Cơ thể giải phóng hoóc môn (hormone).

Cơ thể chúng ta sẽ giải phóng các hoóc môn cần thiết cho những mục đích khác nhau trong khi ngủ. Ví dụ, tuyến tùng sẽ giải phóng Melatonin giúp điều chỉnh  giấc ngủ. Nồng độ Melatonin sẽ tăng lên vào ban đêm tạo cảm giác buồn ngủ. Đối với tuyến yên, bộ phận này sẽ tiết ra hormone tăng trưởng giúp cơ thể phát triển và tự chữa lành.

3/Hệ thống thần kinh giao cảm được “thư giãn”.

Hệ thống thần kinh giao cảm - bộ phận kiểm soát phản ứng căng thẳng cấp tính sẽ được nghỉ ngơi trong khi ngủ. Một vài nghiên cứu cho thấy rằng nếu cơ thể thiếu ngủ, hệ thống thần kinh giao cảm sẽ phải hoạt động nhiều hơn khiến huyết áp tăng cao gấp hai lần. Các nhà nghiên cứu bệnh mạch vành đang xem xét mối liên hệ giữa việc thiếu ngủ và nguy cơ gia tăng các bệnh về tim mạch.
 

4/Giảm bớt căng thẳng.

Một vài giờ đầu tiên sau khi ngủ, mức độ hoóc môn gây căng thẳng Cortisol sẽ giảm xuống trước khi tăng lên đến mức tối đa sau khi bạn tỉnh dậy. Quá trình này sẽ  kích thích cảm giác thèm ăn và khiến bạn tươi tỉnh hơn sau giấc ngủ.

5/Tê liệt cơ bắp.

Giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) và không chuyển động mắt nhanh (Non-REM) là hai chu kỳ ngủ của cơ thể. Trong giấc ngủ REM, bạn sẽ có những giấc mơ sống động. Quá trình này sẽ làm tê liệt tạm thời các cơ bắp khiến cơ thể không thể di chuyển. Một số nhà khoa học cho rằng điều này đồng nghĩa với việc cơ thể bạn không thể di chuyển khi đang mơ.

6/Hoạt động của hoóc môn ADH.

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao mình cần phải “giải quyết nỗi buồn” sau khi thức dậy nhưng lại có thể ngủ cả đêm mà không cần đi vệ sinh? Dựa vào nhịp điệu sinh học của cơ thể, não bộ sẽ tiết ra  ADH - hóc môn chống lợi tiểu giúp tạm ngưng nhu cầu bài tiết này vào ban đêm để bạn có một giấc ngủ trọn vẹn.
voh.com.vn-giac-ngu-va-suc-khoe-anh-1
Ngủ đủ giấc mang lại năng lượng tích cực cho ngày mới

7/Hệ miễn dịch giúp chống lại các kích thích.

Trong khi ngủ, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ giải phóng các protein đóng vai trò là chất trung gian điều hòa giữa các tế bào mang tên Cytokines. Khi bị ốm hoặc bị thương, Cytokines sẽ chống lại các chất kích thích, bệnh nhiễm trùng và chấn thương cho cơ thể. Vậy nên một giấc ngủ đủ dài sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.


Nguồn: https://voh.com.vn/khoa-hoc/7-hoat-dong-ky-dieu-cua-co-the-khi-ngu-338506.html

 

Nguồn tin: Anh Vy (Theo Queensland Health)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập30
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm29
  • Hôm nay6,299
  • Tháng hiện tại296,171
  • Tổng lượt truy cập35,562,452
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây