Các nhà khoa học khám phá thú vị về "mật ngọt" của ca phê Phi hành gia sẽ “ngủ đông” trong khi lên sao hỏa

Thứ năm - 09/10/2014 21:07

Các nhà khoa học khám phá thú vị về "mật ngọt" của ca phê        Phi hành gia sẽ “ngủ đông” trong khi lên sao hỏa

Đối với một số người, cà phê như một vị mật ngọt của các vị thần, nhưng một số người khác lại không bao giờ chạm đến nó. Theo các nghiên cứu mới đây, điều này có thể liên quan đến gen di truyền.

Những nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích gen di truyền của 120.000 người Mỹ gốc Châu Âu và gốc Phi có sở thích uống cà phê. Họ đã tìm thấy 8 gen của con người gắn liền với sở thích uống cà phê, 6 trong số đó chưa hề liên quan đến loại thức uống nào khác.

 
Kết quả nghiên cứu này được công bố vào ngày 7/10 trên tạp chí
 
Kết quả nghiên cứu này được công bố vào ngày 7/10 trên tạp chíMolecular Psychiatry.
 
"Cà phê, với thành phần chủ yếu là caffeine, là một trong những đồ uống được tiêu thụ rộng rãi trên thế giới và nhận được sự quan tâm về tác động của nó đến sức khỏe cũng như lợi ích", các nhà nghiên cứu cho biết.
 
Những nghiên cứu trước đây cho biết việc uống cà phê có mối liên hệ với nguy cơ của bệnh tiểu đường type 2, bệnh gan và parkinson. Tuy nhiên, tác động của loại đồ uống này đối với nguy cơ ung thư, tim mạch, sức khỏe thai nhi và các loại bệnh khác vẫn chưa rõ ràng.
 
Trong nghiên cứu vừa được công bố này, các chuyên gia tại Trường Y tế công cộng Harvard (Boston) đã xem xét toàn bộ gen của 90.000 người gốc Châu Âu thường xuyên uống cà phê đã từng tham gia vào 28 nghiên cứu trước đây.
 
Họ đã xác định được sự khác biệt trong gen di truyền tên gọi SNP có liên quan tới mức tiêu thụ cà phê. Sau đó tiến hành theo dõi 30.000 người gốc Phi và 8.000 người gốc Âu đang sử dụng cà phê.
 
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra hai gen mới có liên quan đến cách cơ thể xử lý chất caffein có tên POR và ABCG2. Phát hiện chỉ ra rằng người uống nhiều cà phê có khả năng mang trong người những biến thể nào đó của hai gen này.
 
Họ cũng tìm thấy hai khu vực của DNA gần gen có tên BDNF và SLC6A4 có thể đóng vai trò trong ảnh hưởng của caffein đến sự tăng tường hoạt động của não bộ. Trong nghiên cứu, người tham gia có ít BDNF cảm thấy việc uống cà phê có ít tác dụng hơn.
 
"Kết quả của chúng tôi ủng hộ giải thuyết cho rằng cơ chế trao đổi chất và tác động đến thần kinh của caffein góp phần vào thói quen uống cà phê, các chuyên gia cho biết.
 
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này cũng giúp giải thích sự khác biệt trong đánh giá của mọi người về cà phê.
 
L. Mai
 
 

Phi hành gia sẽ “ngủ đông” trong khi lên sao hỏa

 

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đang ủng hộ kế hoạch mang người lên sao Hỏa thông qua việc “ngủ đông”, tức là các phi hành gia sẽ rơi vào trạng thái ngủ trên tàu vũ trụ khi tàu hành trình từ Trái đất đến Hành tinh đỏ.

Phi hành gia sẽ “ngủ đông” trong khi lên sao hỏa
Theo đó, ý tưởng đã được Tiến sĩ Mark Schaffer từ SpaceWorks Enterprises ở Atlanta nêu ra tại Hội nghị Quốc tế Thiên văn học ở Toronto tuần trước và đã được NASA chấp nhận.
Theo ước tính của ông, quãng đường từ Trái đất lên sao Hỏa  là khoảng 350 triệu dặm (tức khoảng 560 triệu km). Với trình độ khoa học kĩ thuật của tàu vũ trụ hiện tại, con người có thể bay trong khoảng thời gian 180 ngày. Tuy nhiên, khoảng thời gian này cũng đủ để một con người tiêu thụ lượng lớn thức ăn và phải có cách để giảm lại. Từ đó, ý tưởng cho phi hành gia “ngủ đông” được hình thành.
“Trạng thái ‘ngủ đông’ đã được nghĩ đến từ những năm 1980 và áp dụng từ 2003 cho một số bệnh nhân bị chấn thương nặng, được chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện. Chúng ta cũng có thể vận dụng điều này cho chinh phục vũ trụ”, Tiến sĩ Mark Schaffer nói.
Phi hành gia sẽ “ngủ đông” trong khi lên sao hỏa
Tiến sĩ giải thích rằng các phi hành gia sẽ được giảm thân nhiệt từ từ và rơi vào trạng thái ngủ. Lúc này mọi quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra chậm hơn rất nhiều. Tuy nhiên theo ông, kĩ thuật hiện tại chỉ có thể duy trì tình trạng này khoảng 1 tuần và đây là khoảng thời gian quá ít. Do đó, đã có một thiết bị mang tên RhinoChill ra đời khắc phục được nhược điểm này.
Tiến sĩ cho biết, RhinoChill có thể khiến các phi hành gia ngủ sâu hơn và giữ cho họ ổn định trong thời gian dài bằng cách thông qua việc bơm vào trong xoang mũi một chất để làm mát mũi, cung cấp nước và các chất khác trong thời gian cơ thể bị đình trệ. Sẽ mất khoảng 6 giờ để giảm thân nhiệt và đưa cơ thể phi công vào trạng thái ngủ động (32-34 độ C). Cuối cùng, khi đến nơi, các phi hành gia sẽ được “đánh thức” thông qua việc ngừng bơm chất nước làm mát nói trên.
Cũng theo nghiên cứu, việc làm trên sẽ làm giảm trọng lượng tàu vũ trụ rất mạnh từ 400 tấn xuống còn 220 tấn và điều này là rất có lợi cho các hoạt động đưa con người ra khỏi Trái đất.
Phi hành gia sẽ “ngủ đông” trong khi lên sao hỏa
Tiến sĩ Schaffer cũng nói thêm rằng mỗi tàu vũ trụ cần khoảng 3 người (tối đa 6 người) để lên Sao hỏa và một trong số đó sẽ “thức” để phòng sự cố cũng như đưa các thành viên trong phi hành đoàn vào chế độ ngủ đông. Mỗi người sẽ thay phiên nhau “thức” 2 – 3 ngày và “ngủ” trong vòng 14 ngày. Sau khi lên sao Hỏa và nghiên cứu xong, họ sẽ trở về bằng phương pháp tương tự.
Trong thời gian tới, Tiến sĩ Schaffer cho biết sẽ nghiên cứu kĩ hơn nữa trước khi trình lại NASA như là một lựa chọn khả thi. 
Phan Tuấn

Tác giả bài viết: Thanh Nguyen

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập1,003
  • Hôm nay15,200
  • Tháng hiện tại285,097
  • Tổng lượt truy cập36,339,652
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây