Hướng dẫn viết chữ VIỆT cho đúng "chính tả"

Thứ sáu - 27/07/2018 05:32

Hướng dẫn viết chữ VIỆT cho đúng "chính tả"

Đã cho thêm tài liệu và mẹo hay để phân biệt thêm dấu hỏi và ngã.
Đúng vậy , không cứ gì người miền trung , mà người miền nam cũng hay sai dấu hỏi ngã ngay như nhà tôi là người miền nam mỗi khi viết phải đắn đo mà đôi lúc cũng có sai sót còn người miền bắc được thiên phú cho phát âm chuẩn những dấu này nên họ đọc sao viết vậy nên không sai . Cũng có những vùng miền tuy đọc sai hoàn toàn nhưng họ lại viết không sai tỉ như những người xứ Quảng , họ nói là "cái láp xe độp" nhưng khi viết viết đúng là " cái lốp xe đạp" , ở miền sông nước Hậu giang , chữ "R" họ nói thành "G" nhưng ít khi họ viết sai.
 Lúc tôi làm danh sách hoc viên ở Rạch Giá hỏi một học viên quê quán của anh , anh trả lời " dạ , em ở huyện Gá Gai "nhung khi anh viết tôi mới bật cười , thì ra là huyện Giá Rai,đây là cái nôi của những người nói "bắt con cá gô bỏ dô gổ , kêu gồn gột".
Lần theo từng vĩ tuyến từ Bắc xuống Nam ta nhận thấy người miền bác nói sai âm đầu chữ S và X như là " xã xệ sang sông xem xổ số" mọi người nghe toàn một am6 xì xì ,người miền trung sai âm giữa nơi các nguyên âm và dấu giọng còn người miền nam sai âm cuối khó phân biệt được âm C và âm T , có G hoặc không G nhưng đôi lúc họ cũng phát âm sai âm đầu như âm V và D ,GI , bảo họ đọc một câu "vầng giăng vằng vặc giữa giời" người nghe thấy toàn là "dờ".
Tôi bực mình nhất là khi đọc những sách xuất bản ngày nay trong nước hay hải ngoại , ngay cả của những nhà văn có tên tuổi mà vướng mắc nhiều lỗi chính tả bừa bãi trong chữ viết.
Dưới chế độ VNCH tôi thấy rất ít tình trạng nầy trên các bài viết vì trước khi cho xuất bản ,các nhà in đều có cho một người chuyên môn đọc qua để sửa chữa các lỗi chính tả các bài viết cho được hoàn chỉnh trước khi lên khuôn , họ gọi là sửa morace ,( lúc tôi còn là sinh viên dây cũng là một việc để có thêm càphê thuốc lắ ) .Đó là cách nhà xuất bản tôn trọng độc giả .Ngày nay người ta quá bừa bãi xem thường mọi người, phó mặc cho người đọc phải tự cố gắng mà hiểu tiếng việt viết sai nhất là trên các nhật báo hay báo mạng , làm văn hóa sai là giết cả thế hệ.
Một vài mẹo để các bạn tham khảo , nếu thích về cách bỏ dẩu hỏi hay ngã

 
    PHÂN BIỆT DẤU HỎI, DẤU NGÃ  
 
    Trong tiếng Việt, người viết thường sai lỗi chính tả nhiều nhất là hai dấu hỏi - ngã. Muốn phân biệt rõ ràng hai dấu thanh này, trước tiên ta phải xác định đó là từ thuần Việt hay từ Hán Việt.
 
       A. ĐỐI VỚI TỪ HÁN VIỆT:
             * MẸO :
        "Mình Nên Nhớ Viết Là Dấu Ngã”
    (Chú ý các âm đầu : M - N - Nh - V - L - D - Ng)
            * LUẬT :
        Với các từ Hán Việt, những từ có âm đầu là: M - N - Nh - V - L - D - Ng  thì viết dấu ngã.
       Ví dụ:
    - Mĩ mãn, mã lực, mãnh hổ, từ mẫu ...
    - Truy nã, nỗ lực, nữ giới, trí não ...
    - Nhẫn nại, nhũng nhiễu, thạch nhũ, nhiễm độc ...
    - Thành lũy, lữ hành, kết liễu, lễ độ ...
    - Vĩnh viễn, vũ lực, vĩ tuyến, vãng lai ...
    - Dã man, hướng dẫn, dũng cảm, diễm lệ ...
    - Ngữ nghĩa, hàng ngũ, vị ngã, ngưỡng mộ ...
 
        Ngoại lệ : Ngải (ngải cứu - tên cây thuốc).
 
        **Ngoài 7 âm đầu trên, các từ Hán Việt đều viết dấu hỏi.
        Ví dụ:
    - Ảo ảnh, ảm đạm, ẩm thực, ẩn hiện, ẩu đả, ỷ lại, yên ổn, yểu mệnh, ủng hộ, ủy ban, ủy lạo, ngự uyển, chủ nhật, chủng tộc, chẩn bệnh, chứng chỉ, khảng khái, khởi nghĩa, khử trùng, giảng giải, học giả, giản dị, gia giảm, xử sự, xả thân, xưởng thợ, kỉ niệm, ích kỉ, gia phả, phản bội, phỉ báng, kết quả, quảng đại, quỷ quyệt, thủ đô, thưởng thức, thải hồi, xử trảm, phát triển, trở lực ...
 
        Ngoại lệ :
    - bãi : (bỏ) bãi khóa.             - bĩ : (đen) bĩ cực, vận bĩ.
    - cữu : (hòm) linh cữu.           - cưỡng : (cưỡng ép)
    - đãng : phóng đãng, thóang đãng.
    - hãm : (hại).                        - hỗn : trì hỗn.
    - hỗ : (cùng) hỗ tương.          - hỗn : (loạn).
    - huyễn : (mê).                     - hữu : (có - bạn - phải).
    - kĩ : (tài) kĩ thuật, kĩ xảo; (hát) kĩ nữ.
    - phẫu : giải phẫu.                - phẫn : phẫn nộ
    - quẫn : (khốn) quẫn bách
    - quỹ : (dấu, rương) quỹ đạo, thủ quỹ.
    - sĩ : (trị) thi sĩ.                     - suyễn : (bệnh).
    - xã : xã hội.                         - tĩnh : (yên).
    - tiễn : (đưa - mũi tên)           - tiễu : (diệt) tiễu phỉ.
    - trẫm : (vua)                        - trĩ : (chim), ấu trĩ, bệnh trĩ
    - trữ : (cất) lưu trữ                  - tuẫn : tuẫn nạn.
    - thuẫn : (mâu thuẫn)            - thũng (bệnh)
    - Trãi : (Nguyễn Trãi)
 
        B. ĐỐI VỚI TỪ THUẦN VIỆT:
 
        1) Đối với từ thuần Việt, các TỪ LÁY đều viết theo luật sau:         
               HUYỀN - NGÃ - NẶNG
                  HỎI - SẮC - KHÔNG   * (Không dấu - thanh ngang)
 
         Mẹo:     "Chị HUYỀN mang NẶNG NGà đau
                     Anh NGANG SẮC thuốc HỎI đau chỗ nào"
 
    Nghĩa là : Thanh Huyền, Nặng, Ngã kết hợp với dấu Ngã.
                  Thanh Ngang, Sắc, Hỏi kết hợp với dấu Hỏi.
        Ví dụ :
    Huyền - Ngã : sẵn sàng, lững lờ, vồn vã, vẽ vời ...
    Nặng - Ngã :nhẹ nhõm, đẹp đẽ, mạnh mẽ, lạnh lẽo ...
    Ngã - Ngã : lỗ lã, dễ di, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo ...
    Ngang - Hỏi : nho nhỏ, lẻ loi, vui vẻ, trong trẻo ...
    Sắc - Hỏi : nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vắng vẻ ...
    Hỏi - Hỏi : lỏng lẻo, thỏ thẻ, hổn hển, rủ rỉ ...
 
       Ngoại lệ :
    - bền bỉ                                   - chàng hảng
    - chồm hổm                            - chèo bẻo
    - gọn lỏn                                 - hồ hởi
    - hẳn hòi                                 - khe khẽ
    - lam lũ                                   - lẳng lặng
    - niềm nở                                - phỉnh phờ
    - nài nỉ                                    - mình mẩy
    - nhỏ nhặt                               - ngoan ngoãn
    - se sẽ                                    - sừng sỏ
    - trơ trẽn                                 - trọi lỏi
    - ve vãn                                  - vỏn vẹn
    - vẻn vẹn                                - xài xể
    - xảnh xẹ
 
       2) Các từ thuần Việt khởi đầu bằng nguyên âm thì viết dấu hỏi.
       Ví dụ : ủ phân, ở nhà, ửng hồng, cái ảng, ẩm ướt, cá thu ảu, ẩu tả ...
 
       Trừ 5 chữ:
    - ẵm (con).                                 - ễ (mình).
    - ễnh (bụng).                              - ễnh (ương).
    - ưỡn (ngực).
 
       3) Với các từ gộp âm thì viết dấu hỏi
       Ví dụ:
    - Ảnh (anh + ấy), ổng, cổ, (bữa) hổm, (ở) trỏng, trển, bển, sảu ...
    - Bả (bà + ấy), dỉ, (ở) đẳng, ngoải ...
    - Chỉ (chị + ấy), cẩu, mở, dưởng, nẩu (nậu + ấy : "họ"), (làm) vẩy (vậy + đĩ).
    - Chửa (chưa + có), khổng (hổng, hỏng) ...
    - Phỏng (phải + không).
 
      Trừ:  Hỗi giờ (hồi + nảy tới giờ). 

Tác giả bài viết: Phạm thị Hoài

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập70
  • Hôm nay15,865
  • Tháng hiện tại336,354
  • Tổng lượt truy cập35,982,699
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây