Không phải mọi điệp viên đều giống James Bond.
. Trong một hành động phối hợp thể hiện tình đoàn kết, vào ngày 26/03, Mỹ đã trục xuất 60 điệp viên không khai báo như vậy. Các đồng minh khác của Anh, chẳng hạn như Australia và Canada, cũng thực hiện những vụ trục xuất tương tự. Tất cả những nhân viên tình báo không khai báo này là ai, và, nếu Anh biết họ là ai, tại sao lại không trục xuất họ sớm hơn?
Có hai loại nhân viên tình báo ở nước ngoài. Loại đầu tiên là những người “được khai báo”: những người chính thức làm việc trong vai trò đó, tại đại sứ quán của nước họ. Hầu hết các quốc gia gửi những người như vậy ra nước ngoài để đóng vai trò liên lạc viên giữa cục tình báo của họ và của nước chủ nhà, ví dụ như trong việc hợp tác chống khủng bố. Các nước chủ nhà biết về danh tính của họ và thường xuyên giám sát họ.
Loại thứ hai là các nhân viên tình báo “không khai báo”. Những người này cũng rất phổ biến trong các đại sứ quán nhưng không được công nhận là nhân viên tình báo, vì công việc chính thức của họ là làm điều gì đó khác, ví dụ như trong bộ phận lãnh sự, chính trị hay kinh tế. Vì họ không được khai báo là các nhân viên tình báo, về mặt lý thuyết họ phải chịu ít sự giám sát hơn và có thể làm nhiều việc hơn để thu thập thông tin tình báo. Ngoài ra còn có các đặc vụ bí mật được gài vào cộng đồng bên ngoài đại sứ quán.
Các nước chủ nhà thường nhắm mắt làm ngơ trước các nhân viên tình báo không khai báo trong các đại sứ quán. Họ cũng có những điệp viên mật tại các đại sứ quán ở nước ngoài, và có một thông lệ được chấp nhận chung là nếu bạn trục xuất các nhân viên đó, các nhà ngoại giao và điệp viên của bạn ngược lại cũng sẽ bị trục xuất, như điều đã thực sự xảy ra vào ngày 17/03 khi Nga trục xuất 23 nhà ngoại giao Anh.
Các nước chủ nhà thường nghi ngờ về việc ai là điệp viên trong số các nhà ngoại giao. Nhưng nếu một quốc gia tin rằng các điệp viên nước ngoài đã phạm tội, như điều đã xảy ra với Sergei Skripal và con gái, cách duy nhất để trừng phạt các nhân viên đại sứ quán nước ngoài là trục xuất họ, vì họ có toàn quyền miễn trừ ngoại giao. Các đặc vụ mật không phải là các nhà ngoại giao nên không có quyền miễn trừ như vậy, và do đó, nếu bị bắt, họ có thể bị buộc tội gián điệp và bị đưa ra xét xử (hoặc tệ hơn nhiều ở một số quốc gia).
Các nguồn tin tình báo cho thấy số lượng nhân viên tình báo không khai báo của Nga được bố trí tại các nước phương Tây đã tăng đáng kể trong thập niên qua và hiện nay Nga có số lượng nhân viên tình báo ở Anh ít nhất tương đương với thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh. Trong ngắn hạn, các vụ trục xuất gần đây chắc chắn sẽ làm gián đoạn khả năng thu thập thông tin tình báo mà Nga mong muốn. Nhưng người Nga chắc chắn sẽ tìm cách thay thế các điệp viên đã bị trục xuất. Do đó, đợt trục xuất gần đây ít nhất có nghĩa là các cơ quan phản gián của phương Tây sẽ bận rộn một cách bất thường trong những tháng tới để xác định những điệp viên mới của Nga.