1. Đừng bỏ bữa, hãy dành sẵn đồ ăn vặt
Bỏ bữa trong ngày sẽ dẫn đến kết quả là ăn nhiều hơn vào bữa sau đó, khi mà bao tử đã không còn hoạt động tốt như trước. Đem theo đồ ăn nhẹ như trái cây để chống đói trong khoảng thời gian dài thì tốt hơn.
2. Ăn ít và thường xuyên
Chia nhỏ bữa ăn giúp tiêu hóa tốt hơn. Hình minh họa
Ăn những bữa nhỏ mỗi 3 hoặc 4 giờ giúp bạn không bị đói, đồng thời cho dạ dày khoảng thời gian tiêu hóa giữa những bữa ăn.
3. Chia phần ăn thành bữa nhỏ
Chia khẩu phần ăn thường của bạn thành hai phần để ăn hai bữa nhỏ.
4. Ăn ngoài vào buổi sáng
Nếu buộc phải ăn ở ngoài, bạn chỉ nên ăn vào bữa trưa hoặc xế, đừng ăn bữa tối.
5. “Giới nghiêm” sau bữa ăn tối
Sự co bóp của dạ dày giảm đi rõ rệt vào buổi tối, nên ăn khuya có thể dẫn đến tăng cân và tích mỡ.
6. Không tập thể dục hoặc ngủ ngay sau ăn
Sau khi ăn, nên đợi vài tiếng trước khi tập thể thao hoặc đi ngủ. Đừng tập luyện hay đi ngủ với dạ dày vẫn còn no.
Cần ăn nhiều chất xơ và hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn. Hình minh họa
7. Đi bộ
Bạn không cần phải chạy bộ sau mỗi bữa ăn, chỉ cần đi một vòng ngắn quanh nhà đề kích thích tiêu hóa.
8. Hạn chế chất béo
Cẩn thận với những đồ ăn nhiều chất béo như thịt mỡ, nước sốt kem… làm chậm tốc độ tiêu hóa của bao tử.
9. Chia nhỏ phần chất xơ
Tránh ăn một lượng lớn chất xơ một lần, điều này có thể dẫn tới đầy bụng, khó chịu trong bao tử.
10. Chỉ nhấp, không uống cạn
Nước cần thiết cho tiêu hóa và vận chuyển chất, nhưng uống quá nhiều nước có thể gây hại. Hãy nhấp từng ngụm nhỏ trong suốt cả ngày. Uống nước giữa những bữa ăn thay vì trong thời gian đang ăn để tránh dạ dày bị đầy quá mức.
Tác giả bài viết: Lan Thảo
Nguồn tin: (Pháp luật TPHCM/Chatelaine) (Dân Việt)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn