Điều này có nghĩa số lượng rác thải hiện nay gấp 48 lần trữ lượng nhựa con người từng có trong lịch sử thế giới. Hay nói cách khác, nếu chúng ta lấy tất cả nhựa ra khỏi đại dương và chia đều cho nhân loại, mỗi người sẽ nhận ít nhất 48 mảnh nhựa.
Để có thể đưa ra được kết quả này, các nhà khoa học đã phải tham gia vào 24 cuộc thám hiểm tại 1.571 địa điểm trên khắp thế giới để xem xét thực trạng thực của rác thải nhựa.
Các chuyên gia còn đề ra giả định rằng, với số lượng nhựa khổng lồ như vậy, chúng đủ lấp đầy hơn 500 chiếc Boeing 747. Bởi lẽ, một chiếc Boeing 747 nặng khoảng 500 tấn, điều đó có nghĩa, phải cần tới 537 "chú chim khổng lồ" thì mới có thể "cân" được hết tất cả số lượng nhựa trong đại dương.
Số lượng nhựa này cũng nặng gấp 26 lần so với tháp Eiffel. Vì vậy, nếu bạn đổ trọng lượng 26 tháp Eiffel xuống biển, bạn sẽ thu được lượng rác thải gần tương đương.
Tất nhiên, kích thước của những miếng nhựa này không lớn. Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 92,4% các hạt nhựa dày 4,75mm hoặc bé hơn.
Rác thải nhựa lớn như phao, xô, chai... thường xuất hiện nhiều ở gần các bờ biển, trong khi mảnh nhựa nhỏ lại bị đẩy đi tới những vùng biển xa hay dòng hải lưu cận cực.
Sự phân bố này khiến cho nhiều chuyên gia môi trường nhận định, dòng hải lưu đã "cắt" nhỏ mảnh nhựa lớn thành mảnh nhựa nhỏ rồi cuốn chúng đi khắp mọi nơi.
Những chất thải nhựa này sẽ lưu lạc đến nhiều nơi, đe doạ sự sống của nhiều động vật biển, từ loài không xương sống cho đến loài to lớn hơn nếu vô tình nuốt phải. Con người cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu ăn cá bị nhiễm độc nhựa.
Theo dự đoán của các chuyên gia, con số này vẫn chưa dừng lại và còn gia tăng hơn gấp vài lần nếu như mỗi người dân không tự ý thức được hành động xả rác thải nhựa, túi nilon ra môi trường.
Nghiên cứu được công bố trên Plos One.