Để tìm ra kết quả trên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trên hai nhóm chuột khác nhau: một nhóm có protein Thy1, một nhóm bị ức chế hoạt động của protein này. Sau đó, tất cả chúng đều được nuôi trong chế độ dinh dưỡng giàu chất béo.
Qua quan sát và kiểm tra, các chuyên gia nhận thấy nhóm chuột thiếu protein Thy1 có tốc độ tăng cân lên nhanh bất thường. Chúng có nồng độ resistin trong máu cao hơn gấp đôi nhóm chuột còn lại – một biểu hiện sinh học cho thấy dấu hiệu béo phì và bệnh tiểu đường.
Thí nghiệm trên cho thấy vai trò thực sự của protein Thy1 đối với các tế bào trong cơ thể. Mặc dù được phát hiện cách đây 40 năm và được nghiên cứu trong nhiều bối cảnh khác nhau nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học khám phá ra: nếu thiếu Thy1, các tế bào trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành tế bào mỡ.
Những tế bào mỡ trong cơ thể được hình thành từ tế bào thường khi vắng mặt protein Thy1 Tác giả chính của nghiên cứu, giáo sư Ric-hard P.Phipps cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là để ngăn chặn hoặc tìm ra cách giảm béo hiệu quả. Chúng tôi tin rằng béo phì không chỉ đơn giản là kết quả của các yếu tố bên ngoài như ít tập thể dục và ăn nhiều chất béo. Vì thế, nghiên cứu tập trung vào các cơ chế phức tạp liên quan tới tế bào bên trong cơ thể”.
Ngoài ra, tác giả nghiên cứu cũng chia sẻ, lượng protein Thy1 ở mỗi người khi sinh ra là khác nhau và có thể thay đổi theo thời gian. Điều này góp phần lý giải vì sao có người sinh ra đã “mộng năng” hoặc hồi nhỏ rất gầy nhưng trưởng thành lại rất béo.
Rất nhiều em nhỏ béo phì là do có quá ít protein Thy1 trong cơ thể Từ nghiên cứu này, Phipps và các đồng nghiệp hi vọng có thể hướng tới việc phát triển một loại thuốc chống béo phì từ protein Thy1 trong tương lai gần.