Tuyệt chiêu để con bạn tự lập từ trứng nước

Thứ năm - 13/07/2017 05:56

Tuyệt chiêu để con bạn tự lập từ trứng nước

Tuyệt chiêu để con bạn tự lập từ trứng nước. Chẳng ai thích một đứa trẻ ương bướng, ăn vạ, hay đổ lỗi cho người khác... Bạn sẽ làm gì để con mình không như thế. Nhiều cha mẹ sẽ nghĩ "Bé còn quá nhỏ để hiểu một hành động là đúng hay sai", nên hay châm chước, bỏ qua cho những cư xử không tốt của bé hoặc trì hoãn việc dạy dỗ.

 

POSTED BY TINNHANHTHEGIOI ON 10:57
 


Tuyệt chiêu để con bạn tự lập từ trứng nước


Trên thực tế, giáo sư Gardner (Đại học Oxford, Anh) cho biết, các bé từ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu học hành vi. Hầu hết từ trước 5 tuổi các bé đều bắt chước, nắm bắt thành thạo hành vi của cha mẹ và có thể hiểu được hành vi tốt hay xấu. Giáo sư Gardner còn nhấn mạnh: Việc giáo dục hành vi trước 5 tuổi là điều nên làm vì một số hành vi nền tảng trong tính cách bé sẽ được hình thành và tồn tại đến khi bé trưởng thành.

Có hai yếu tố tác động đến hành vi của bé trước 5 tuổi. Đầu tiên là hành vi của cha mẹ (hoặc người chăm sóc). Mọi hành vi xấu hoặc tốt của cha mẹ (người chăm sóc bé) sẽ được bé tiếp thu không chọn lọc và bắt chước cực kì chính xác. Thời điểm học hỏi nhanh là khi bé bước qua 10 tháng tuổi. Bé có thể nhìn vào nét mặt (mắt và chân mày) để đoán hành vi của bạn.

Yếu tố thứ hai là cách xử lý tình huống của cha mẹ hoặc người chăm sóc. Bé cũng dễ dàng học được cách biểu hiện hành vi của bạn qua các tình huống. Dưới đây là 3 tình huống thường gặp và cách xử lý đúng để bé ngoan ngoãn:

1. Tình huống này liên quan đến phát triển hành vi nhận thức


Bé đòi nhiều lần một món đồ và bạn muốn kết thúc nó và nói "Không được". Bé vẫn tiếp tục đòi và cuối cùng là khóc. Tình huống này thường gặp ở các bé từ 7 đến 16 tháng tuổi, kể cả một số bé lớn 3 - 4 tuổi.

- Xử lý sai: Cha mẹ đã quyết định kết thúc và nói "Không được" nhưng bé vẫn cứ đòi. Cha mẹ cứ nói, con cứ đòi, lại vài lần. Đến cuối cùng bé ăn vạ, gào khóc, đập đầu. Đến nước này cha mẹ buộc phải lấy món đồ để con không khóc nữa.
tuyet-chieu-de-con-ban-tu-lap-tu-trung-nuoc

Bé khóc ăn vạ hãy dùng khuôn mặt nghiêm nghị, nhưng không quát mắng bé. Ảnh: Theasianparent.

- Xử lý đúng: Giáo sư Penny, Trung Tâm Phát triển hành vi trẻ nhỏ Westbrook, (Anh) khuyên các bậc cha mẹ:

"Thật sai lầm khi cha mẹ không định nghĩa rõ ràng chữ 'Không được'. Cách cha mẹ đang làm như trên là dạy bé hiểu hành vi nói 'Không được' là tạm thời, là có lẽ, thậm chí một số bé sẽ hiểu là 'Được' sau một vài lần đòi nữa. Để xử lý tình huống này, thứ nhất bạn nói "Không được", rồi đem cất món đó (ra khỏi tầm mắt bé). Khi nói mặt bạn nghiêm, nhưng đừng quát tháo bé. Điều này làm bé hiểu lời nói phù hợp với hành vi dứt khoát của bạn.

Thứ 2, bạn sẽ thấy hành vi bé thay đổi theo hành vi của bạn. Bé sẽ khóc liền ngay sau đó (mà không đòi nữa). Bạn nên để bé khóc 1-2 phút, sau đó hướng bé đến một món đồ chơi khác hoặc một hoạt động khác. Điều này giúp bé hiểu được hành vi khóc, vòi vĩnh không phải là hành vi đúng. Bạn làm 3-4 lần thì bé sẽ được hướng tới hành vi tốt và cuộc sống bạn không áp lực với những tình huống vòi vĩnh hay khóc ăn vạ, dai dẳng của bé vì bé đã học được hành vi tốt do nhận thức được sự cương quyết của bạn.

2. Tình huống liên quan đến tính tự chủ và chịu trách nhiệm:


Các bé thiếu tính tự chủ và chịu trách nhiệm thường nhút nhát khi bé lớn và thường thất bại nhiều trong công việc và học tập, vỏ não cũng ít phát triển hơn vì thiếu sự phân tích. Khi bé chạy bị ngã hoặc đụng trúng đồ vật nào bị té (mặc dù chỉ là ngã bình thường không có thương tích nghiêm trọng), bé khóc và tiếng khóc bắt đầu lớn hơn khi thấy bạn gần đó.

- Xử lý sai: Cha mẹ ngay lập tức bế bé dậy và "đánh chừa" vào vật dụng làm bé ngã và nói rằng "Mẹ đánh cái ghế này, cái ghế hư quá làm cu Bin mẹ ngã, đánh cái ghế này..". Bé sẽ nín khóc rất nhanh.
tuyet-chieu-de-con-ban-tu-lap-tu-trung-nuoc-1

- Xử lý đúng: Giáo sư Kelly, chuyên gia phân tích não bộ trẻ ở Mỹ khuyên: Việc xử lý sai ở trên là một cách dạy bé đổ lỗi công khai cho người khác. Bé hiểu rằng bé không bao giờ sai và bạn cũng không ngạc nhiên rằng khi bé bị vậy lần hai, bé lại khóc và đợi bạn bênh vực bé.

Đừng nghĩ xử lý hành vi này là vô hại. Đó là cách dạy cho bé hành vi thiếu tự tin trong tình huống của cuộc sống. Các bé trước 5 tuổi cần sự khuyến khích yêu thương của cha mẹ để đối phó với nhiều tình huống khác nhau, nhưng không phải ở dạng luôn được bảo vệ. Trước tình huống này, cha mẹ cần làm là, thứ nhất đến bên ngay khi bé ngã, nhưng tạo cho bé có thời gian để tự đứng dậy (2-3 phút). Dùng lời nói khuyến khích bé đứng hoặc ngồi dậy. Nếu bé vẫn không ngồi dậy thì bạn đến đỡ bé nhưng vẫn để bé dùng lực của bản thân.

Thứ hai, khi bé ngồi dậy, bé thường chỉ vào vật dụng làm bé ngã hoặc khóc lớn hơn. Bạn không để ý đến vật dụng bé chỉ, mà xoa dịu để bé không khóc. Khi bé dừng khóc, bạn dẫn bé (không bế) đến bên cái ghế và nói bằng khuôn mặt nghiêm nghị: "Lần sau con đi/chạy nhớ chú ý đến cái ghế nằm đây nhé, nếu không chú ý, con sẽ còn bị ngã đau hơn". Làm tốt hai điều này sau vài lần, bạn sẽ ngạc nhiên là tại sao bé bị ngã chỉ khóc vài tiếng là tự đứng dậy. Bé cũng ít nhõng nhẽo hơn vì đã học được hành vi tự điều chỉnh cảm xúc.

3. Tình huống liên quan đến hành vi giao tiếp với người khác


Hành vi này rất quan trọng để bé có thể trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai hay không. Khi chơi đồ chơi chung với một bạn khác, bé kia đụng vào đồ chơi của con bạn. Con bạn sẽ cắn hoặc đánh vào mặt, khiến bé kia khóc.

- Xử lý sai: Các bậc cha mẹ thường làm theo cách, hỏi thăm, nhắc nhở con mình trước, sau đó mới hỏi bé kia.
tuyet-chieu-de-con-ban-tu-lap-tu-trung-nuoc-2

Trẻ vài tháng tuổi đã biết đọc nét mặt người lớn. Nên dạy trẻ ngay từ nhỏ để trẻ ngoan ngoãn, tự lập.  Ảnh: Theasianparent.

- Xử lý đúng: Giáo sư Penny khuyên: Trong tình huống này nên cho bé nhận thấy cách xử lý công bằng và nghiêm túc của bạn.

Đầu tiên, bạn đến ngay để tách 2 bé ra. Sau đó, bạn nhìn vào mặt con mình với biểu cảm nghiêm nghị: "Cu Bin, con không nên cắn bạn". Sau đó bạn hỏi thăm bé kia và yêu cầu con mình xin lỗi bé nạn nhân. Có thể con bạn sẽ khóc và không nói xin lỗi. Bạn vẫn yêu cầu và cho bé thời gian một phút. Tiếp theo, dù con bạn có nói hay không nói lời xin lỗi thì bạn cũng bế bé ra một chỗ yên tĩnh không có ai, ngồi với bé và không nói gì với con trong 2 phút. Lúc này bé sẽ khóc ít hơn và lâu lâu nhìn bạn, cố gây chú ý.

Sau 2 phút im lặng, bạn chuyển từ tư thế ngồi thành đứng dậy hoặc quỳ xuống ngay tầm mắt bé và nói với giọng nghiêm: "Mẹ thật sự rất giận hành động đó của con". Nhớ là hai cánh tay của bạn nên để bên hông (đừng chỉ vào mặt bé, hoặc ôm kéo bé vào gần). Ngôn ngữ cơ thể này khiến bé hiểu rằng đã làm một việc nghiêm trọng và mẹ không hài lòng về hành động của bé. Làm tốt hai bước này, con bạn sẽ không tái diễn hoặc nếu tái diễn bé sẽ ít khóc và chịu lắng nghe bạn nhiều hơn.


Bác sĩ Anh Nguyễn (ĐH Worcester - Anh) - Vnexpress

 

 

 

POSTED BY TINNHANHTHEGIOI ON 10:50
 
Bố mẹ huấn luyện bé gái 4 tuổi đi bộ được 30 km/ngày. Cô bé Trung Quốc bắt đầu tập đi bộ đường dài từ khi mới 15 tháng tuổi. Theo womanofchina, đôi vợ chồng ở Sơn Tây, Trung Quốc có một quyết định rất táo bạo, đó là không cho con gái 4 tuổi của họ đi mẫu giáo, thay vào đó là cùng bố mẹ rong ruổi khắp các tỉnh thành. Đến giờ, cô bé đã đi hơn một nửa đất nước Trung Quốc rộng lớn. 

Bố mẹ huấn luyện bé gái 4 tuổi đi bộ được 30 km/ngày


Cô bé bắt đầu đi khắp nơi với bố mẹ từ khi mới 15 tháng tuổi. Những ngày đầu tiên, cha Wen Wen nói rằng con mình rất mệt mỏi khi mỗi ngày đi từ 15-20 km, lúc đi bộ, lúc được cõng trên lưng. Bé Wen Wen đi bộ đường dài cùng bố. Ảnh: Womanofchina. Tuy nhiên dần dần qua các chuyến đi và luyện tập thể lực ở nhà, bé Wen Wen càng dẻo dai, đến giờ em có thể tự đi hầu hết cuộc hành trình với bố mẹ.

Hiện tại, cô bé 4 tuổi có thể đi bộ tới 30 km/ngày, ngủ trong lều, với sức bền không kém gì người lớn. Trong 3 năm qua, gia đình đã qua các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quý Châu và Tứ Xuyên. Tháng tới, bé Wen Wen cùng ba mẹ sẽ tới Tây Tạng. Mẹ bé Wen Wen cho rằng đi bộ đường dài và những điều va vấp, học được sau các chuyến đi khiến con mình mạnh mẽ và độc lập hơn nhiều bạn bè trang lứa.

Chính vì rong ruổi khắp các chuyến đi cùng bố mẹ nên bé Wen Wen không đi học mẫu giáo. Cô bé sẽ học tiểu học luôn 2 năm sau khi đủ 6 tuổi. Bé gái 4 tuổi đi bộ được tới 30 km/ngày.  Ảnh: Womanofchina. Câu chuyện này lập tức gây nên những luồng ý kiến trái chiều khắp mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều người cho rằng việc để cô bé 4 tuổi đi bộ như vậy là quá nhiều, bố mẹ không quan tâm đến tâm lý và sở thích của con, ép con theo thú vui của mình.

"Họ không nên mang con bé đi khắp nơi, nên để bé đi nhà trẻ, có một cuộc sống ổn định như các bé khác. Việc này là quá mạo hiểm. Tôi không đồng ý với cách giáo dục kiểu này", một người dùng Weibo bình luận.

Bé Wen Wen mạnh dạn leo núi, đèo cùng bố mẹ. Ảnh: Womanofchina. Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng việc để bé đi bộ cùng cha mẹ là một cuộc hành trình thú vị, tuy nhiên cần chú ý tới sức khỏe, sự an toàn của con. "Không phải ai cũng đủ dũng cảm để làm như vợ chồng này. Cô bé chắc chắn sẽ có những trải nghiệm khó quên trong cuộc đời", một nickname cho hay.


 
 

Tác giả bài viết: Mộc Miên ( Vnexpress )

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập327
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại277,670
  • Tổng lượt truy cập36,332,225
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây