Ngay cả Nhật Bản và Hàn Quốc cũng phải "chào thua".

Thứ sáu - 07/07/2017 09:49

Ngay cả Nhật Bản và Hàn Quốc cũng phải "chào thua".

Trước kia, chúng ta từng được biết đến một quốc gia có tỷ lệ tái chế rác thải đạt gần 100% là Thuỵ Điển. Trong thời đại mà quá trình biến đổi khí hậu đang ngày càng nghiêm trọng, những quốc gia có đóng góp lớn đến môi trường như Thụy Điển thực sự khiến cho cả thế giới phải khâm phục.

Xem cách người Đức tái chế rác


 

 

Xem cách người Đức tái chế rác khiến nhiều quốc gia phải xấu hổ

 

Rác phải được phân loại đúng màu, nếu không sẽ không được thu gom

Nhưng hôm nay, chúng ta sẽ đến với một quốc gia khác, đó là nước Đức. Tuy không có tỷ lệ tái chế khủng khiếp như Thụy Điển, nhưng cần biết rằng 50% số rác của Thụy Điển được đưa vào các lò đốt để chuyển thành năng lượng phục vụ cho đời sống.

Trong khi đó, Đức dù không có hệ thống quay vòng năng lượng "bá đạo" như Thụy Điển, nhưng tỉ lệ tái chế cũng lên tới 65%, thậm chí có năm đạt 86% (số liệu năm 2015).

Những con số này đã đưa Đức lọt vào top những quốc gia có tỉ lệ tái chế hiệu quả nhất thế giới, vượt cả Hàn Quốc và Nhật Bản.

Xem cách người Đức tái chế rác khiến nhiều quốc gia phải xấu hổ - Ảnh 1.

Và bạn biết nguyên nhân nào đã giúp nước Đức đạt được thành tựu này không? Chỉ là nhờ hệ thống phân loại và ý thức quá tốt của người dân nơi đây mà thôi.

Hệ thống phân loại rác theo màu của người Đức

Người Đức thực sự coi trọng việc phân loại rác, coi đó như một phần nghĩa vụ của mình với môi trường. Ngoài ra, một số thành phố của Đức còn áp dụng một mức tiền phạt (có khi lên đến cả ngàn euro) nếu như có những món rác không được phân loại đúng cách.

Tại đây, rác được phân loại theo màu, kể cả khi là rác tái chế. Ví dụ cụ thể như sau:

- Giấy hoặc bìa carton: cho vào thùng/túi có màu xanh dương

- Thủy tinh: Cho vào thùng/túi rác có màu trắng hoặc xanh lá cây. Màu trắng cho thủy tinh trong suốt, màu xanh cho thủy tinh có màu.

- Rác nhựa, chai nhựa: cho vào thùng/túi có màu vàng.

- Rác hữu cơ (từ thực phẩm dư thừa): thùng/túi màu nâu.

Xem cách người Đức tái chế rác khiến nhiều quốc gia phải xấu hổ - Ảnh 2.

Những thùng rác như vậy xuất hiện ở mọi góc phố

Riêng với rác hữu cơ thì trước năm 2015, chúng còn được bỏ vào thùng/túi màu đen, chung với các loại rác gia dụng khác (tàn thuốc, vải, đồ gia dụng...).

Nhưng sau đó, Đức áp dụng luật bắt buộc phải thu thập rác hữu cơ để tái chế trong các nhà máy khí sinh học, hoặc dùng làm phân bón. Kể từ đó, trung bình mỗi năm người Đức tái chế khoảng hơn 10 triệu tấn rác hữu cơ.

Ngoài ra, đối với các loại rác cồng kềnh khó xử lý như đồ nội thất, bạn cũng không được phép vứt chúng bừa bãi. Bạn buộc phải gọi cho các công ty môi trường, họ sẽ tân trang và bán lại chúng ở các khu chợ đồ cũ.

Nếu như phân loại không đúng, rác của bạn sẽ không được thu gom. Và nếu như các công ty môi trường phát hiện ra bạn vứt rác bừa bãi bất chấp luật lệ, thì như đã nêu, bạn có thể bị phạt tiền.

Tại sao phải tái chế rác?

Như đã nêu, tỉ lệ tái chế rác của người Đức gần như đứng đầu thế giới. Nhưng mục đích sâu xa hơn thì có lẽ ít người biết.

Thử so sánh với người Mỹ: nước Mỹ đạt tỷ lệ tái chế chỉ 30%, không có một hệ thống phân loại rác chuẩn chỉnh như Đức, và người dân cũng ít có ý thức hơn. Hệ quả là gì: người Mỹ sử dụng năng lượng hiệu quả chỉ bằng 1/2 người Đức.

Xem cách người Đức tái chế rác khiến nhiều quốc gia phải xấu hổ - Ảnh 3.

Một nhà máy xử lý rác tại Đức

Cần biết rằng, mỗi lon nước được tái chế, bạn đã tiết kiệm đến 95% năng lượng được dùng để chế tạo ra một lon nước mới. Mỗi tờ giấy được tái chế, 50% lượng nước để chế tạo ra giấy mới cũng được bảo toàn.

Vậy câu chuyện ở đây là gì? Là hãy chung tay bảo vệ Trái đất này, chỉ cần bằng những biện pháp xử lý rác cơ bản là được.

NguồnNY Times, How To Germany, Future Recycle


 

 

Rác thải hàng ngày của bạn mất bao lâu để phân hủy?

Rác thải hàng ngày của bạn mất bao lâu để phân hủy?

 

Hình minh họa.

 

Bạn xả rác mỗi ngày, nhưng có biết số rác ấy mất bao lâu để tan biến không? Chúng mất rất nhiều thời gian, để lại mối nguy hại không nhỏ cho môi trường.

 

Bạn có biết, một cái lõi táo ăn dở mất khoảng 2 tháng để phân hủy, trong khi bọc nước mía bạn vừa uống một hơi cho đã khát rồi vứt đại đâu đó bên đường, nó phải mất từ 10 – 20 năm mới biến mất không?

Và rồi khi túi nhựa tràn ra đại dương, các sinh vật biển có thể nuốt nhầm, để rồi chết trong đau đớn.

Infographic dưới đây sẽ giúp chúng ta có thể hiểu thêm về thời gian phân hủy của những rác thải sinh hoạt thường ngày. Có thể bạn sẽ phải bật ngửa khi biết được chúng "sống dai đến mức nào đấy.

Rác thải hàng ngày của bạn mất bao lâu để phân hủy? - Ảnh 1.
Rác thải hàng ngày của bạn mất bao lâu để phân hủy? - Ảnh 2.

 


Tác giả bài viết: Nguồn: Huffington Post

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập47
  • Hôm nay4,180
  • Tháng hiện tại57,114
  • Tổng lượt truy cập36,111,669
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây