Nghiên cứu đầy nhân văn cho những người không còn tay

Thứ năm - 09/10/2014 21:23

Nghiên cứu đầy nhân văn cho những người không còn tay

Các chuyên gia hi vọng nghiên cứu "bàn tay robot" có thể cảm nhận sẽ mở ra hướng đi mới cho những ai không may bị mất đi bàn tay của mình.

 

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc ĐH Case Western Reserve đã giúp con người tiến gần hơn với ước mơ sở hữu một bàn tay nhân tạo nhưng vẫn có thể nắm bắt, cảm nhận như người bình thường.
 
Trước khi công bố nghiên cứu, các chuyên gia đã tiến hành thử nghiệm trên tay của một người đàn ông Igor Spetic Madison tại bang Ohio.

Nghiên cứu đầy nhân văn cho những người không còn tay 1
 
Theo đó, ông Igor có thể cầm, nắm các vật dụng bình thường với bàn tay robot nhân tạo được gắn với cánh tay thật đã bị mất trong một tai nạn. Không chỉ vậy, ông cũng có cảm giác với những đầu ngón tay trên bàn tay robot này.
 
Nhóm nghiên cứu đã cấy điện cực xung quanh ba dây thần kinh ở gốc cánh tay của người đàn ông. Những dây điện này cũng sẽ được nối tới một máy tính - nơi gửi tín hiệu điện cực giữa phần tay gốc và cánh tay giả. Các cảm biến ở đầu ngón tay có thể truyền tải một cảm giác khi chạm vào 16 - 19 điểm.
 
Nghiên cứu đầy nhân văn cho những người không còn tay 2
 
Lúc đầu, ông Spetic cảm thấy tê tê như điện nhưng sau đó, ông bắt đầu cảm thấy cảm giác ở những ngón tay bị mất của mình. Các chuyên gia cũng yêu cầu ông Spetic cố gắng bóc vỏ quả nho và dứt quả anh đào ra khỏi cuống. Sau đó, ông sẽ bị bịt mắt và phân biệt sự khác biệt giữa hai loại quả này.
 
Nghiên cứu đầy nhân văn cho những người không còn tay 3
 
Dustin Tyler - trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Bàn tay robot này sẽ khiến cho người dùng cảm nhận sự thay đổi của nó. Cảm nhận này sẽ phần nào kích hoạt lại hoạt động ở phần não của người dùng".
 
Các chuyên gia hi vọng nghiên cứu này sẽ mở ra hi vọng lớn cho những người không may bị tai nạn, dị tật mất đi phần bàn tay của mình. Bàn tay robot sẽ kết nối trực tiếp các dây thần kinh trên phần cánh tay còn lại, giúp cánh tay có sự điều khiển, cảm nhận tốt hơn khi cầm nắm vật dụng.
 
Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Science Translational Medicine. 
 
 

Tác giả bài viết: Thanh Nguyen

Nguồn tin: (Nguồn: APnewsarchive)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập82
  • Hôm nay7,562
  • Tháng hiện tại74,142
  • Tổng lượt truy cập35,720,487
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây