Cần lắc đầu dứt khoát với 'thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam'- Phải dứt khoát từ chối, phải quyết, nếu không tệ hại không lường

Chủ nhật - 04/01/2015 09:18

Cần lắc đầu dứt khoát với 'thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam'- Phải dứt khoát từ chối, phải quyết, nếu không  tệ hại không lường

Không chỉ kiến nghị muốn thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam, phía các Trung Quốc còn nói lên sự thật đau lòng: nhu cầu giao dịch bằng loại tiền tệ này tại Việt Nam khá lớn và đang tăng lên rõ rệt.
Đăng Bởi  - 19:45 03-01-2015
thanh toan nhan dan te truc tiep tai viet nam

Ảnh minh họa từ Zing News

 

“Giả sử Trung Quốc cho Việt Nam vay 700 Nhân dân tệ (CNY - Chinese Yuan Renminbi), tương đương 100 USD với tỉ giá 1 USD / 7 CNY. 
5 năm sau, dù chỉ vay bao nhiêu trả đủ bấy nhiêu nhưng nếu CNY lại lên giá với 1 USD / 6 NDT thì để trả được 700 CNY đó, Việt Nam phải trả 117 USD, tức mất thêm 17 USD. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam bị hao hụt thêm 17 USD. 
Và việc mua thêm 17 USD đó sẽ khiến VND mất giá và lạm phát có nguy cơ tăng cao”.
Đó là ví dụ mà vào tuần trước, TS Lưu Ngọc Trịnh - GS Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - nêu ra khi bàn về nguy cơ của nền kinh tế Việt Nam trước nỗ lực quốc tế hóa Nhân dân tệ của Trung Quốc.
Một đồng vay là thêm bao nhiêu thua thiệt. Mà thua thiệt lớn nhất là trở thành con nợ, là sự lệ thuộc.
Nhưng vấn đề nay không chỉ còn là vay - nợ nữa. 
Một bản tin “giật mình” vừa xuất hiện khi Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và Ngân hàng Công Thương Trung Quốc đã có kiến nghị gửi cơ quan chức năng Việt Nam, đề nghị cho phép mở rộng phạm vi giao dịch đồng CNY.
Bản kiến nghị về việc thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam cho biết khá nhiều sự thật đau lòng: 
Nhu cầu giao dịch thanh toán bằng CNY tại Việt Nam là khá lớn và tăng lên rõ rệt. Tại thị trường biên mậu Việt - Trung, cuối năm 2013 ước tính kim ngạch thanh toán bằng CNY đã đạt khoảng 15 tỉ USD cho dù “lưu thông CNY chưa được pháp luật Việt Nam quy định. Đa số giao dịch thanh toán bằng CNY thông qua con đường không chính ngạch”.
Phía Trung Quốc đưa ra lý lẽ nếu thị trường thanh toán CNY từ biên giới được mở rộng đưa vào nội địa Việt Nam và được thực hiện chính ngạch thì Việt Nam có thể quản lý giám sát nguồn vốn này, đóng góp trong việc thu thuế; phòng, chống rửa tiền…
Thật tệ trước viễn cảnh CNY sẽ là đồng tiền giao dịch chính thức ngay trên lãnh thổ Việt Nam, bởi khi ấy, dù muốn hay không thì cả người dân và ngân hàng sẽ phải tích trữ để giao dịch, thanh toán.
2 tháng trước, khi nói về ngôi miếu thờ được một nhà đầu tư nước ngoài xây tại Vũng Áng, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã nói đến “chủ quyền quốc gia”: “Thỏa mãn những mong muốn chính đáng nhưng phải có điều kiện. Đây không phải là thu hút đầu tư, mà là vấn đề chủ quyền”.
Chưa chắc có mối liên hệ nào giữa hai sự việc trên và sự so sánh có thể khập khiễng, nhưng với đề nghị giao dịch chính thức bằng CNY phải được hồi đáp ngay bằng cái lắc đầu dứt khoát ,nếu chúng ta còn tôn trọng đồng tiền Việt Nam, một sự tôn trọng cần thiết như coi trọng độc lập quốc gia".
 

Tác giả bài viết: Đào Tuấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập62
  • Hôm nay10,818
  • Tháng hiện tại357,834
  • Tổng lượt truy cập36,412,389
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây