Những nhân vật "khoác lác" khét tiếng trong lịch sử

Thứ tư - 01/10/2014 05:26

Những nhân vật "khoác lác" khét tiếng trong lịch sử

Nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước khả năng diễn xuất tài tình của những kẻ lừa đảo. Lịch sử thế giới chứng kiến không biết bao nhiêu lời giả mạo, nói dối nhằm "đánh bóng" tên tuổi của mình. Sau mỗi vụ, nhiều người trong chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước những lời nói dối trắng trợn và táo bạo đến không ngờ.

 

Cùng điểm lại một vài những nhân vật lừa đảo "khét tiếng" trong lịch sử. 
 
1. Gregor MacGregor - hoàng tử của một quốc gia bí ẩn ở Trung Mỹ
 
Trong thập niên 1820, người đàn ông Scotland - Gregor MacGregor (1786 - 1845) đã leo lên tầng lớp cao quý của Anh khi tự xưng mình là hoàng tử của một quốc gia ở Trung Mỹ - có tên là Poyais. Nhưng sự thật, y chỉ là một cựu chiến binh từng đóng quân ở Nam Mỹ mà thôi.
 
 

 
Để chứng minh thân phận của mình trước công chúng với danh nghĩa là hoàng tử của quốc gia Poyais, Gregor MacGregor đã vẽ một vài sơ đồ, bản vẽ, thậm chí là cuốn sách để chứng minh mình đến từ quốc gia nhỏ bé và vô cùng bí ẩn.
 
Gregor MacGregor đã quảng cáo về đất nước mình với vô vàn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bờ biển xanh trong - điểm đến lý tưởng cho những đại gia châu Âu muốn sở hữu một mảnh đất đắc địa.
 
 

Hình ảnh tờ tiền của vùng đất Poyais do Gregor MacGregor vẽ ra.
 
Nhờ câu chuyện bịa đặt, giả mạo của mình, MacGregor đã lừa dối lòng tin của không ít người. Y đã lừa bán được cho khoảng 250 người quyền sử dụng vùng đất "ma" và thu về vô số tiền bạc. 
 
Sau khi bán trót lọt, Gregor MacGregor đã trốn sang Pháp và tiếp tục mánh khóe của mình. Tuy nhiên, y đã bị bắt khi đang cố gắng lừa dối để rao bán vùng đất không có thật này.
 
2. Victor Lustig - kẻ rao bán tháp Eiffel
 
Sinh ra tại Áo - Hung, chàng thanh niên Victor Lustig (1890 - 1947) lớn lên khiến nhiều người thán phục khi thông thạo 5 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Đức, Ý, Tiệp Khắc. 
 


 

 
Với vẻ ngoài lịch thiệp, cử chỉ đĩnh đạc, Lustig nhanh chóng chiếm được cảm tình của những vị khách mà y gặp trên đường. Sau một thời gian sống lang thang ở Pháp, Lustig quyết định định cư ở thành phố hoa lệ này. 
 
Dựa vào tài ăn nói thiên bẩm của mình, Lustig đã "lừa dối" không ít người: từ việc bán chiếc máy in tiền giả với giá 10.000 USD (khoảng 208 triệu VND theo tỷ giá hiện tại), hay bắt tay với "bố già Chicago" để buôn tiền.
 
 
 
Nhưng phi vụ khiến Lustig nổi đình đám chính là việc y rao bán tháp Eiffel - một trong những biểu tượng nổi tiếng của nước Pháp. Vào năm 1925, Lustig đóng giả làm Bộ trưởng Pháp và mời nhà đầu tư đấu thầu dự án bán sắt vụn tháp Eiffel sau khi nó rỉ sét vì phơi mưa nắng suốt 20 năm.
 
Một nhà đầu tư đã chấp nhận bỏ 50.000 USD (khoảng 1 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại) để mua tháp Eiffel vì nghĩ nó đem lại lợi nhuận lớn. Nhưng khi tới tháo dỡ tháp ông mới phát hiện mình bị lừa. 
 
 
 
Đầu thập niên 1930, Lustig quay lại Paris và tiếp tục rao bán tháp Eiffel một lần nữa. Phi vụ thứ hai cũng trót lọt và số tiền mà Lustig thu về là 75.000 USD (khoảng 1,5 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại).
 
Sự nghiệp lừa dối của Lustig chỉ kết thúc khi y bị bắt vào năm 1935 và bị kết án 20 năm tù. Năm 1947, Lustig đã qua đời vì bị mắc chứng sưng phổi. 
 
3. Ferdinand Waldo Demara - kẻ mạo danh đại tài
 
Với sở thích thỏa mãn cảm giác được hóa thân thành những con người khác nhau và giao lưu với mọi tầng lớp xã hội mà Ferdinand Waldo Demara (1921 - 1982) từ một người bình thường bỗng được nổi tiếng với danh hiệu "kẻ mạo danh đại tài".

 

 
Trong suốt cuộc đời, y đã hóa thân thành nhiều "vai diễn" khác nhau, từ kỹ sư, bác sĩ tâm lý, luật sư, biên tập viên hay ngay cả giáo viên... 
 
Điều kỳ lạ là dù trình độ học vấn không cao (chưa tốt nghiệp Trung học phổ thông) nhưng Demara lại có thể hoàn toàn làm tròn vai và diễn xuất vô cùng tài tình trong từng vai diễn của mình. 
 
 
 
Vai diễn đầu tiên của y là vào năm 1941, trong vai một quân nhân khi ông "núp" dưới cái tên của bạn. Vai diễn nổi tiếng nhất và cũng là vai diễn cuối cùng của Demara là vào vai một bác sĩ phẫu thuật. 
 
Ông vô cùng khéo léo và hào phóng khi kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân. Demara chỉ lộ diện khi người mẹ của bác sĩ thật phát hiện ra ông là kẻ giả mạo.
 
(Nguồn: Oddee, Listverse, Wikipedia)

Tác giả bài viết: Thanh Nguyen

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập146
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm145
  • Hôm nay16,050
  • Tháng hiện tại237,278
  • Tổng lượt truy cập35,503,559
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây