Bạo loạn 1970 ở Mỹ lớn hơn những gì xảy ra năm 2020.

Thứ hai - 06/07/2020 00:19

Bạo loạn 1970 ở Mỹ lớn hơn những gì xảy ra năm 2020.

Nhiều người nghĩ là nước Mỹ chưa bao giờ trải qua nhiều biến động và bạo loạn như đang xảy ra.

BM

 

Nhưng thật ra, nhìn lùi lại lịch sử, chúng tôi đã từng thấy những diễn biến còn lớn hơn nhiều. Và sau mỗi lần như vậy, nước này lại tiến lên một nấc nữa về cải tổ xã hội.

 

BM

Tháng 5/2020: một cảnh sát chận cổ, gây nên một cái chết đau đớn.

 

BM  

Tháng 5/1970: 29 Vệ binh Quốc Gia bắn 67 lượt đạn, giết chết bốn sinh viên và làm chấn thương chín sinh viên khác, chỉ trong vòng 13 giây.

 

Vụ nổ súng của Vệ binh Quốc gia, còn được gọi là Biến cố tháng 5/1970: "Kent State Massacre", khiến cả nước Mỹ bàng hoàng. Lập tức, những cuộc biểu tình và bạo động lan tới cả thủ đô Washington.

 

BM

 

Tôi có mặt ở đó thời gian biến động nên còn nhớ khác rõ và nay muốn chia sẻ các quan sát, so sánh hai biến cố cách nhau 50 năm.

 

'Kent State Massacre': Biến động trong nước và Chiến tranh Việt Nam thời Nixon

 

BM  

Ngày 30 /4/1970 Tổng thống Nixon lên TV tuyên bố rằng quân đội Mỹ và VNCH đã đánh sang Campuchia để tấn công trung tâm hoạt động quân sự của Cộng sản ở Nam Việt Nam.

 

Ngay ngày hôm sau, 1/5/1970, biểu tình bắt đầu ở Đại học Kent (tiểu bang Ohio), rồi bùng nổ khoảng nửa đêm, vào lúc một nhóm người ra khỏi quán bar rượu. Họ ném các chai bia vào xe cảnh sát và cửa số hàng quán ở trung tâm thành phố.

 

BM

Sinh viên biểu tình phản đối Cuộc chiến Việt Nam tại Washington, DC

 

Trong một cuộc họp báo, Thống đốc Ohio Jim Rhodes đập bàn, cáo buộc sinh viên biểu tình là "un-American," và là "làm cách mạng".

 

Ông kết luận: "Chúng ta đang phải chống lại một nhóm cực mạnh, được đào tạo bài bản, và bạo động chưa từng có ở Mỹ."

 

BM

 

Ngày 4/5/1970, một cuộc biểu tình lên kết hoạch ở Đại học Kent. Ban giám đốc phân phát 12.000 tờ thông báo cho các sinh viên về lệnh hủy bỏ cuộc biểu tình.

 

Một số đơn vị Bộ binh và Thiết kỵ (Armored Cavalry) cùng với Vệ binh Quốc gia Ohio và Cảnh sát của Đại học đã tới để phô trương lực lượng, thuyết phục đám đông. Xe cảnh sát đi qua đọc lệnh 'phải giải tán, nếu không thì sẽ bị bắt'.

 

Đoàn biểu tình ào ạt ném đá vào cảnh sát. Xe jeep phải rút lui.

 

"Pigs off campus" ('Bọn heo hãy xéo khỏi khu học xá')

 

BM

  

Vào khoảng trưa, Vệ binh trở lại, và một lần nữa, ra lệnh giải tán. Cũng không thành công, nên họ phải dùng tới hơi cay để xử lý. Nhưng vì gió thổi mạnh, hơi cay không có tác dụng.

 

Lần ném đá thứ hai bắt đầu. Có tiếng hô to: "Bọn heo ở đây hãy cút đi" (Pigs off campus).

 

Các ống khí cay được ném ngược trở lại đoàn quân.

 

Thế là 77 Vệ binh với lưỡi lê gắn trên súng M1 Garant tiến tới đoàn người biểu tình.

 

Bất chợt, tiếng súng nổ. Bên nào bắn trước thì vẫn còn là một vấn đề tranh cãi.

 

BM

Cuộc biểu tình của sinh viên trở nên bạo lực khi bắt đầu có súng nổ

 

Kết quả là ít nhất có tới 29 trong số 77 Vệ binh đã xả súng, ước tính tới 67 lượt đạn, giết chết bốn sinh viên và làm chấn thương chín sinh viên khác, chỉ trong vòng 13 giây. Có nguồn tin cho rằng cuộc xả súng đã kéo dài tới một phút hoặc lâu hơn.

 

BM  

Hình ảnh một cô gái trẻ bị sốc, la khóc bên cạnh thi thể một sinh viên bị giết được tung ra.

 

Cả nước Mỹ bàng hoàng. Giống như hình ảnh ông George Floyd bị chận cổ chết tháng 5/2020, nó đã trở nên một biểu tượng, ghi lại một thời nhiễu nhương.

 

Bạo động lan tới khu vực Washington

 

BM

 

Bắt đầu từ Đại Học Maryland ở College Park (nằm trong vành đai Washington): hàng ngàn người biểu tình tới chiếm đóng và phá hoại Tòa nhà Hành chính của Đại học, rồi tiến tới trụ sở ROTC.

 

Thống đốc Maryland Marvin Mandel điều Vệ binh Quốc gia tới dẹp loạn.

 

BM

Đêm hôm đó, khoảng 25 người bị bắt và 50 người bị thương. Tờ Washington Post gọi cuộc biểu tình này là "lớn nhất và bạo lực nhất trong lịch sử của trường đại học".

 

Thống đốc Mandel tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Từ xa xa, tiếng trực thăng nổ ầm ầm trên bầu trời. Lệnh giới nghiêm được áp đặt.

 

Thêm 48 người bị bắt giữ.

 

Ngày 9/5/1970 (chỉ năm ngày sau vụ Kent), khoảng 100.000 người tới Washington biểu tình.

 

BM

Lực lượng Vệ binh Ohio chuẩn bị rời khỏi khu học xá của trường Kent State University

 

Thoạt đầu, để cố tránh cảnh xả súng như ở Kent, từng đoàn xe buýt - thay vì cảnh sát và vệ binh - đã được điều động tới để bao vây chung quanh Tòa Bạch Ốc, chận biểu tình tiến vào bên trong.

 

Không những TT Nixon đã được đưa tới Camp David hai ngày để cho an toàn, mà theo C-harles Colson (luật sư của TT Nixon) thì quân đội đã được điều tới để bảo vệ chính phủ.

 

Ông nhớ lại: "Binh sĩ từ Sư đoàn Dù 82 đã có mặt dưới hầm tòa nhà Executive Office Building (nơi làm việc của nhân viên văn phòng tổng thống, nằm sát cạnh Tòa Bạch Ốc). Tôi xuống hầm nói chuyện với một vài người và đi giữa các binh sĩ. Họ nằm trên sàn, dựa vào túi ba lô, mũ sắt, với dây đai đạn cùng với súng trường. Và tôi nghĩ, 'Đây không thể là nước Mỹ. Đây không phải là nền dân chủ tự do lớn nhất trên thế giới. Đây là một quốc gia đang có chiến tranh với chính mình'."

 

Kiểm điểm và cải tổ sau bạo loạn

 

BM

 

Nước Mỹ là một nước năng động cho nên những vụ loạn lạc hay biểu tình thường lại dẫn đến những tiến bộ và cải tổ xã hội sau đó.

Về thảm cảnh 4/5/1970, dù Vệ binh Quốc gia đã bắn 67 lượt đạn giết chết sinh viên, nhưng vì bạo động đã tới mức quá khích, đưa nước Mỹ tới cảnh xáo trộn, cho nên đa số người dân đã bất mãn với chính sinh viên.

 

Một cuộc thăm dò của Gallup được thực hiện cho thấy 58% số người được phỏng vấn đã đổ lỗi cho các sinh viên, 11% đổ lỗi cho Vệ binh Quốc gia, và 31% không bày tỏ ý kiến.

 

Năm tuần sau thảm cảnh, TT Nixon đã lập ra một ủy ban - Ủy ban  Scranton  - tìm hiểu cho thật sâu tình trạng bất ổn tại các đại học, đặc biệt là về những gì đã thực sự xảy ra ở Kent và những lý do tại sao.

 

Sau cùng, 24 sinh viên và một giáo sư đã bị truy tố về cuộc biểu tình và vụ đốt cháy tòa nhà ROTC.

 

Mặt khác, Tòa cũng truy tố năm Vệ binh về trọng tội (felony), và kết án tội nhẹ (misdemeanor) một số khác.

 

Vệ binh kháng cáo rằng họ đã phải nổ súng để tự vệ vì những bạo động trong mấy ngày trước đó đã làm cho họ hết sức lo âu và tin rằng chính mạng sống của mình đã bị đe dọa.

 

Bài học từ vụ việc đã được rút tỉa, buộc Vệ binh Quốc gia phải kiểm tra lại các phương pháp kiểm soát đám đông.

 

Khí giới mà Vệ binh đã dùng ngày 4/5/1970 tại Kent State là loại giết người (lethal), như súng trường M1 Garant có nạp đạn, lưỡi lê, và lựu đạn khí.

 

BM

 

Trong những năm sau, Quân đội Mỹ bắt đầu chế tạo các phương tiện ít nguy hiểm hơn (như đạn cao su) để giải tán biểu tình khi cần.

 

Phương cách để 'kiểm soát đám đông' và 'chiến thuật dẹp bạo động' cũng được chỉnh sửa để giảm thiểu xu hướng gây hấn.

 

Có hai kết quả nổi bật:

 

BM

 

Thứ nhất, thành lập một viện tại Đại học Kent để nghiên cứu những phương pháp ứng xử, gọi là 'Center for Peaceful Change'- Trung tâm giúp thay đổi một cách ôn bình (1971). Viện này phát triển và trở thành 'The Center for Applied Conflict Management' (CACM) - Trung tâm Quản lý Xung đột Ứng dụng (CACM); và

 

Thứ hai, thành lập một 'Institute for the Study and Prevention of Violence' - Viện nghiên cứu và phòng chống bạo lực (1998).

 

Phần lớn những kết quả nghiên cứu đã được áp dụng trong các tình huống tương tự sau này, như các cuộc bạo loạn ở Los Angeles năm 1992, vụ rối loạn sau trận bão Katrina năm 2005, và bây giờ, trong những bạo loạn sau vụ Floyd ở Minneapolis, Chicago và Los Angeles.

 

Hai bối cảnh: 1970 và 2020

 

BM

Hiện nay, hệ lụy theo sau biến cố George Floyd vẫn tiếp tục gia tăng.

 

Những đòi hỏi của nhóm quá khích tại khu tự trị 'autonomous zone' ở thành phố Seattle, như cung cấp thực phẩm và nhà ở, bảo hiểm sức khỏe, tự do nhập cư, cùng với những vụ đập phá, lôi kéo tượng đài kỷ niệm ở nhiều thành phố - kể cả ở thủ đô Washington - đang làm cho nhiều người lo ngại cho một nước Mỹ loạn lạc.

 

BM

Tuy nhiên, nếu nhìn lại lịch sử 50 năm trước đây thì ta thấy rằng: về tầm mức bạo động thì hoàn cảnh 1970 còn trầm trọng hơn xa hoàn cảnh 2020.

 

Về số người biểu tình từ tháng năm tới nay cũng ít hơn là 4 triệu sinh viên tham gia năm 1970 khi 450 đại học phải đóng cửa.

 

Tại Washington DC thì Sư đoàn Dù 82 (đóng ở Fort Bragg, North Carolina) cũng chưa phải đến để bảo vệ chính phủ, và trực thăng cũng chưa phải đưa TT Trump đi lánh nạn.

 

BM

Cũng nên so sánh phong trào "Black Life Matters" (BLM) năm 2020 với "Black Panthers Party" (BPP) năm 1970.

 

BPP kêu gọi 'vũ trang tất cả những người Mỹ gốc Phi Châu, giải phóng tất cả người da đen ra khỏi nhà tù, và bồi thường cho việc bị khai thác lao động trong nhiều thế kỷ.'

 

Và những đòi hỏi như giải tán cảnh sát (2020) thì cũng không thể so sánh với đòi hỏi "lật đổ chủ nghĩa đế quốc Mỹ" của The Weather Underground (1970).

 

Tổng kết về những khó khăn của nước Mỹ năm ấy, TT Nixon ghi lại trong Hồi ký:

 

"Từ tháng 1/1968 qua tháng 4/1970 - dù ước tính một cách bảo thủ, thì cũng đã có tới 40.000 sự cố… Trong năm học 1969/1970, khủng bố đã thực hiện tới 174 cuộc đánh bom lớn, và mưu toan đánh bom tại các đại học."

 

Dù vậy, sau 1970 nước Mỹ đã trổi dậy và tiếp tục tiến bộ về mọi mặt và Liên Xô đã sụp đổ..

 

Cho nên, đừng ai vội nghĩ rằng nước Mỹ sẽ đi đến loạn lạc và làm mất vài trò lãnh đạo thế giới.

 

Sau khi đã cải tổ Vệ Binh Quốc Gia, bây giờ đến lượt cải tổ Lực lượng Cảnh sát. TT Trump đã ký sắc lệnh, và Quốc Hội đang chuẩn bị để có thể thông qua một đạo luật mới về vấn đề này trước Lễ Độc Lập ngày 4/7/2020.

 

Bạo loạn tác động đến bầu cử: từ Nixon tới Trump

 

BM

 

Những hành động phi luật pháp, vô trật tự năm 1970 đã khởi động mạnh từ sau khi TT Nixon đẩy cuộc chiến Việt Nam sang Campuchia. 

Nhưng đến khi vận động cho nhiệm kỳ hai thì ông lại dùng chính cảnh bạo động để thuyết phục cử tri.

 

Lập trường tranh cử 1972 của TT Nixon dựa trên hai cột trụ chính yếu được gắn vào hai khủng hoảng của thời cuộc: "Restore law and order and provide new leadership for the Vietnam War"- tái lập trật tự, luật pháp, và đem lại cách lãnh đạo mới cho cuộc chiến Việt Nam.

 

BM

TT Nixon đã đặt nhu cầu vãn hồi trật tự và luật pháp trước cả Chiến tranh Việt Nam

 Ta thấy ông đã đặt nhu cầu vãn hồi trật tự và luật pháp trước cả Chiến tranh Việt Nam.

 

Và ông đã thắng cử (ngày 7/11/1972). Lại đại thắng - người Mỹ gọi là "landslide" (long trời lở đất) - vì Nixon đã thắng ở 49/50 tiểu bang. Ứng cử viên Đảng dân Chủ George McGovern chỉ thắng ở một tiểu bang là Massachusetts và biệt khu Washington DC.

 

Chính trị nước Mỹ - nhất là về bầu cử tổng thống - thì thật là khó hiểu.

Chúng tôi đã sinh hoạt ở quốc gia này trên dưới là 62 năm - và sinh hoạt ở ngay trung tâm chính thống của xã hội, chứ không phải ở ngoại vi, mà cũng chỉ hiểu biết được một phần nào về chính trị nước Mỹ, nhất là về bầu cử tổng thống. 

Trong cuộc bầu cử sắp tới (3/11/2020), TT Trump - cho tới nay và qua hai lần vận động ở Tulsa (Arkansas) và Phoenix (Arizona) xem ra đã rập theo cái khuôn của TT Nixon, đó là đặt nặng vấn đề trật tự và luật pháp. Ông cũng hay đưa ra viễn tượng thành công về thuốc chữa trị và chủng ngừa virus corona.

 

Nước Mỹ năm 2020 là một nước Mỹ mới, nó khác với nước Mỹ 1970 về dân số, sắc tộc, mức độ chia rẽ nội bộ, và phạm vi hoạt động của truyền thông. Thêm vào đó là phức tạp của truyền thông xã hội.

 

BM

Bầu cử lại xảy ra trong bối cảnh đại dịch virus corona, gây nên một tình trạng đặc biệt chưa bao giờ từng có trong lịch sử nước Mỹ - đó là 'lockdown' cả nền kinh tế - mà TT Trump phải đương đầu. Đây là những khó khăn mà chưa có tổng thống nào gặp phải.

 

Câu hỏi đặt ra là liệu ông Trump có vãn hồi được trật tự cho nước Mỹ và kiềm chế được sự tăng tốc của đại dịch trước ngày bầu cử?

 

 

BBM


Tác giả bài viết: TS Nguyễn Tiến Hưng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập131
  • Hôm nay10,331
  • Tháng hiện tại273,493
  • Tổng lượt truy cập35,919,838
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây