(*) Dưới đây là chia sẻ của Kathleen Elkins, phóng viên tài chính của CNBC Make It, từng phụ trách mảng Tài chính cá nhân của trang Business Insider.
Ngày mới 6 tuổi, tôi đã được cha dạy một bài học về cách tiêu tiền. Nó thực sự rất đơn giản song bài học năm ấy đã thay đổi cách tôi chi tiêu sau này.
Đó là khoảng năm 1997, khi tôi và cha cùng nói chuyện về sự khác biệt giữa những thứ mình muốn và thứ mình cần. Tôi khi đó chỉ là một cô bé học mẫu giáo, rất thích uống sữa sô cô la ở Soda Shop, một nhà hàng gần nhà tôi tại Davidson, North Carolina. Cuộc trò chuyện nhanh chóng "vào tai này lại sang tai kia" với một cô bé mới 6 tuổi như tôi và tôi chỉ thật chú ý khi nghe thấy cha kết luận rằng:
“Đừng bao giờ hỏi mua sữa sô cô la tại một nhà hàng. Con hãy uống nước, vì nó miễn phí”.
Buổi chiều hôm ấy, tôi đã học được rằng món sữa sô cô la thơm ngon kia là thứ tôi muốn còn nước là điều tôi cần.
Khi lớn hơn, tôi bắt đầu chiêm nghiệm ra rằng tất cả mọi thứ đều có thể chia thành một trong hai dạng này. Tôi học được rằng đôi giày học nhảy Samba mà tôi rất thích chính là mong muốn, còn đôi giày tennis chính là nhu cầu khi tôi thường xuyên phải dùng tới để tập mỗi cuối tuần và khi thi đấu.
Cha là người đã dạy tôi như thế nào là mong muốn và thế nào là nhu cầu thiết thực. Từ những câu chuyện của cha, tôi đã tự xây dựng những định nghĩa của riêng mình.
Tôi nhận ra rằng, những gì mình mong muốn luôn tăng nhanh hơn, theo cấp số nhân, so với cái mình cần. Và thật may mắn khi nhờ có bố, từ nhỏ tôi đã không bị sa đà vào những điều mong muốn.
Phân biệt được cần và muốn thực sự sẽ giúp ích bạn rất nhiều để có lối sống tiết kiệm, tập trung hơn vào những thứ cần thiết, đặc biệt khi bạn đang trong thời kỳ sinh viên đại học, chưa kiếm ra nhiều tiền.
Và bài học ấy càng trở giá trị hơn khi tôi bắt đầu cuộc sống tự lập. Để sống với mức chi phí tối thiểu tại một thành phố đắt đỏ như New York, bạn không những phải biết mà còn phải phân biệt được rõ đâu là nhu cầu thiết thực và đâu chỉ là điều mình mong muốn. Việc hình thành thói quen phân biệt cần và muốn giúp bạn hình thành nên thói quen chi tiêu hợp lý, điều mà không một trường lớp nào thực sự dạy bạn.
Mỗi khi muốn mua gì, tôi lại nhớ về bài học của cha những ngày năm xưa. Tôi sẽ xem liệu đó là thứ mình thực sự cần hay chỉ đơn giản là muốn sở hữu. Nếu đó là một mong muốn, tôi sẽ cân nhắc bản thân sẽ được gì và mất gì nếu chi tiền vào đó.
Tất nhiên, sẽ có những lúc bạn cần một ly sữa socola để vỗ về bản thân, giúp bạn lấy lại cân bằng song trong phần lớn trường hợp, tôi sẽ vẫn chọn một ly nước miễn phí.
Cách phân biệt này giúp cho bạn trở thành một người siêng năng và tiêu tiền có ý thức, điều mà không sách vở hay trường lớp nào dạy bạn. Và để nó có thể trở thành thói quen thì cần có thời gian hình thành và phát triển.
"Cần và muốn", bài học tài chính cha dạy lúc 6 tuổi đã theo tôi suốt cuộc đời.
(*) Dưới đây là chia sẻ của Kathleen Elkins, phóng viên tài chính của CNBC Make It, từng phụ trách mảng Tài chính cá nhân của trang Business Insider.
Ngày mới 6 tuổi, tôi đã được cha dạy một bài học về cách tiêu tiền. Nó thực sự rất đơn giản song bài học năm ấy đã thay đổi cách tôi chi tiêu sau này.
Đó là khoảng năm 1997, khi tôi và cha cùng nói chuyện về sự khác biệt giữa những thứ mình muốn và thứ mình cần. Tôi khi đó chỉ là một cô bé học mẫu giáo, rất thích uống sữa sô cô la ở Soda Shop, một nhà hàng gần nhà tôi tại Davidson, North Carolina. Cuộc trò chuyện nhanh chóng "vào tai này lại sang tai kia" với một cô bé mới 6 tuổi như tôi và tôi chỉ thật chú ý khi nghe thấy cha kết luận rằng:
“Đừng bao giờ hỏi mua sữa sô cô la tại một nhà hàng. Con hãy uống nước, vì nó miễn phí”.
Buổi chiều hôm ấy, tôi đã học được rằng món sữa sô cô la thơm ngon kia là thứ tôi muốn còn nước là điều tôi cần.
Khi lớn hơn, tôi bắt đầu chiêm nghiệm ra rằng tất cả mọi thứ đều có thể chia thành một trong hai dạng này. Tôi học được rằng đôi giày học nhảy Samba mà tôi rất thích chính là mong muốn, còn đôi giày tennis chính là nhu cầu khi tôi thường xuyên phải dùng tới để tập mỗi cuối tuần và khi thi đấu.
Cha là người đã dạy tôi như thế nào là mong muốn và thế nào là nhu cầu thiết thực. Từ những câu chuyện của cha, tôi đã tự xây dựng những định nghĩa của riêng mình.
Tôi nhận ra rằng, những gì mình mong muốn luôn tăng nhanh hơn, theo cấp số nhân, so với cái mình cần. Và thật may mắn khi nhờ có bố, từ nhỏ tôi đã không bị sa đà vào những điều mong muốn.
Phân biệt được cần và muốn thực sự sẽ giúp ích bạn rất nhiều để có lối sống tiết kiệm, tập trung hơn vào những thứ cần thiết, đặc biệt khi bạn đang trong thời kỳ sinh viên đại học, chưa kiếm ra nhiều tiền.
Và bài học ấy càng trở giá trị hơn khi tôi bắt đầu cuộc sống tự lập. Để sống với mức chi phí tối thiểu tại một thành phố đắt đỏ như New York, bạn không những phải biết mà còn phải phân biệt được rõ đâu là nhu cầu thiết thực và đâu chỉ là điều mình mong muốn. Việc hình thành thói quen phân biệt cần và muốn giúp bạn hình thành nên thói quen chi tiêu hợp lý, điều mà không một trường lớp nào thực sự dạy bạn.
Mỗi khi muốn mua gì, tôi lại nhớ về bài học của cha những ngày năm xưa. Tôi sẽ xem liệu đó là thứ mình thực sự cần hay chỉ đơn giản là muốn sở hữu. Nếu đó là một mong muốn, tôi sẽ cân nhắc bản thân sẽ được gì và mất gì nếu chi tiền vào đó.
Tất nhiên, sẽ có những lúc bạn cần một ly sữa socola để vỗ về bản thân, giúp bạn lấy lại cân bằng song trong phần lớn trường hợp, tôi sẽ vẫn chọn một ly nước miễn phí.
Cách phân biệt này giúp cho bạn trở thành một người siêng năng và tiêu tiền có ý thức, điều mà không sách vở hay trường lớp nào dạy bạn. Và để nó có thể trở thành thói quen thì cần có thời gian hình thành và phát triển.
"Cần và muốn", bài học tài chính cha dạy lúc 6 tuổi đã theo tôi suốt cuộc đời.
(*) Dưới đây là chia sẻ của Kathleen Elkins, phóng viên tài chính của CNBC Make It, từng phụ trách mảng Tài chính cá nhân của trang Business Insider.
Ngày mới 6 tuổi, tôi đã được cha dạy một bài học về cách tiêu tiền. Nó thực sự rất đơn giản song bài học năm ấy đã thay đổi cách tôi chi tiêu sau này.
Đó là khoảng năm 1997, khi tôi và cha cùng nói chuyện về sự khác biệt giữa những thứ mình muốn và thứ mình cần. Tôi khi đó chỉ là một cô bé học mẫu giáo, rất thích uống sữa sô cô la ở Soda Shop, một nhà hàng gần nhà tôi tại Davidson, North Carolina. Cuộc trò chuyện nhanh chóng "vào tai này lại sang tai kia" với một cô bé mới 6 tuổi như tôi và tôi chỉ thật chú ý khi nghe thấy cha kết luận rằng:
“Đừng bao giờ hỏi mua sữa sô cô la tại một nhà hàng. Con hãy uống nước, vì nó miễn phí”.
Buổi chiều hôm ấy, tôi đã học được rằng món sữa sô cô la thơm ngon kia là thứ tôi muốn còn nước là điều tôi cần.
Khi lớn hơn, tôi bắt đầu chiêm nghiệm ra rằng tất cả mọi thứ đều có thể chia thành một trong hai dạng này. Tôi học được rằng đôi giày học nhảy Samba mà tôi rất thích chính là mong muốn, còn đôi giày tennis chính là nhu cầu khi tôi thường xuyên phải dùng tới để tập mỗi cuối tuần và khi thi đấu.
Cha là người đã dạy tôi như thế nào là mong muốn và thế nào là nhu cầu thiết thực. Từ những câu chuyện của cha, tôi đã tự xây dựng những định nghĩa của riêng mình.
Tôi nhận ra rằng, những gì mình mong muốn luôn tăng nhanh hơn, theo cấp số nhân, so với cái mình cần. Và thật may mắn khi nhờ có bố, từ nhỏ tôi đã không bị sa đà vào những điều mong muốn.
Phân biệt được cần và muốn thực sự sẽ giúp ích bạn rất nhiều để có lối sống tiết kiệm, tập trung hơn vào những thứ cần thiết, đặc biệt khi bạn đang trong thời kỳ sinh viên đại học, chưa kiếm ra nhiều tiền.
Và bài học ấy càng trở giá trị hơn khi tôi bắt đầu cuộc sống tự lập. Để sống với mức chi phí tối thiểu tại một thành phố đắt đỏ như New York, bạn không những phải biết mà còn phải phân biệt được rõ đâu là nhu cầu thiết thực và đâu chỉ là điều mình mong muốn. Việc hình thành thói quen phân biệt cần và muốn giúp bạn hình thành nên thói quen chi tiêu hợp lý, điều mà không một trường lớp nào thực sự dạy bạn.
Mỗi khi muốn mua gì, tôi lại nhớ về bài học của cha những ngày năm xưa. Tôi sẽ xem liệu đó là thứ mình thực sự cần hay chỉ đơn giản là muốn sở hữu. Nếu đó là một mong muốn, tôi sẽ cân nhắc bản thân sẽ được gì và mất gì nếu chi tiền vào đó.
Tất nhiên, sẽ có những lúc bạn cần một ly sữa socola để vỗ về bản thân, giúp bạn lấy lại cân bằng song trong phần lớn trường hợp, tôi sẽ vẫn chọn một ly nước miễn phí.
Cách phân biệt này giúp cho bạn trở thành một người siêng năng và tiêu tiền có ý thức, điều mà không sách vở hay trường lớp nào dạy bạn. Và để nó có thể trở thành thói quen thì cần có thời gian hình thành và phát triển.
Tác giả bài viết: Van Thanh Nguyen
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn