Cũng giống với nhiều bạn bè cùng lớp, ở phần tự bạch trong quyển sổ lưu bút của tôi có một câu hỏi : Điều gì sẽ làm bạn khóc? Trong hàng trăm câu bộc bạch như “khi buồn, khi thất bại, khi bị đòn…” mà tôi từng đọc qua, lần nọ, tôi đọc được một câu trả lời khá lạ: Tôi khóc lúc tôi nhận ra mình làm những người thân yêu của mình phải khóc. Cũng giống với nhiều bạn bè cùng lớp, ở phần tự bạch trong quyển sổ lưu bút của tôi có một câu hỏi : Điều gì sẽ làm bạn khóc? Trong hàng trăm câu bộc bạch như “khi buồn, khi thất bại, khi bị đòn…” mà tôi từng đọc qua, lần nọ, tôi đọc được một câu trả lời khá lạ: Tôi khóc lúc tôi nhận ra mình làm những người thân yêu của mình phải khóc.
Ngày thơ ấu, các cậu nhóc vẫn hay tìm thấy niềm vui trong những hạt nước mắt của các cô bé. Một cái ngáng chân trên bậc cửa khiến cô bạn sấp mặt ngã dúi dụi, một cú giật bím tóc đau điếng, một lần chơi xấu đem hộp bút màu quý giá của cô bạn giấu kỹ dưới gậm bàn… Dường như tuổi mẫu giáo đã nghĩ rằng : Ai càng làm cho bạn khóc nhiều, người ấy càng được xem là mạnh mẽ và can đảm!
Lớn lên một chút, chúng ta biết chẳng hay ho gì khi làm nguời khác buồn. Thế nhưng, có những việc làm người khác rớt nước mắt lắm khi chúng ta không ngờ đến. Sợ muộn học, bạn phóng thẳng xe vào vũng nước, nước bắn tung lên, ố bẩn tà áo dài trắng mới tinh bạn gái nào tình cờ đi ngang qua. Một người tật nguyền di chuyển với dáng vẻ khác lạ, bạn mở to mắt quan sát, khẽ cười. Câu chuyện đồn thổi chưa rõ thật hư về một nhân vật nào đó, ta và bạn hào hứng rỉ tai nhau. Vì những chuyện vô tình như thế, có những hạt nước mắt lặng lẽ rớt xuống. Những hạt nước mắt mà tôi hay bạn không thể nhìn thấy.
Và rồi lớn lên nữa, chúng ta bắt đầu biết cách làm người khác đau. Cố ý, nhưng chúng ta đã biết cách làm điều ấy trong vỏ bọc kín đáo, chẳng lộ liễu như cú ngáng chân hay giật bím tóc nữa. Vì một nỗi giận dữ cần giải toả, tôi sẵn sàng thốt ra một lời mỉa mai cay độc với một người bạn học kém, yếu thế hơn mình. Những hờn dỗi, tủi thân vì hoàn cảnh gia đình khó khăn thua sút, khiến bạn một lần nào không kìm lòng, thốt ra tất cả những lời oán trách với bố mẹ. Nói xong, hết giận, có thể chúng ta quên ngay những lời vừa thốt ra. Nhưng những tổn thương tôi và bạn gây nên trong lòng người khác bằng lời nói tàn nhẫn thì rất lâu mới có thể bình phục.
Bạn biết không, ngày 17 tháng 10 là ngày thế giới chung tay làm giảm nỗi đau. ở bệnh viện khắp nơi trên Trái đất này, các bác sĩ đang tìm những phương pháp chữa trị và phẫu thuật để bệnh nhân ít đau đớn hơn, thời gian bình phục ngắn hơn. Trong nhiều phòng thí nghiệm, các dược sĩ và các nhà hoá học đặt ra mục đích cụ thể: Tìm ra biệt dược giảm đau hiệu quả nhất cho con người. Những nỗi đau vì bệnh tật gây ra, y học chữa trị ngày càng hiệu quả. Vậy những nỗi đau âm ỉ vô hình, vì sự vô tâm hay nhẫn tâm do mỗi người chúng ta gây ra, sẽ được cứu chữa ra sao?
Tôi khóc, khi tôi nhận ra mình làm những người thân yêu của mình phải khóc. Phải chăng ở tuổi biết nghĩ, tôi khóc, vì tôi nhận ra mình là kẻ tàn nhẫn và vô tình. Khóc, để không lặp lại lỗi lầm. Khóc, để con tim mỗi người biến thành viên thuốc chữa đau khi biết nhích ra khỏi nhịp đập hờ hững vô tình quen thuộc.
Viết bởi Đắc Quý
Lời Thầm : Lm. Giuse Vũ Xuân Huyên40. Cuộc đời vĩ đại là cuộc đời không vất bỏ một mảnh vụn nhỏ nào. Nhưng khéo tay xếp đặt cách tuyệt vời dưới con mắt nghệ thuật của Ðức Tin và ghép chúng lại bằng chất keo Thiên Chúa. 39. Trong vườn hoa Giáo hội, sứ mệnh người giáo dân là lo vun trồng và tưới những hạt, những cây mà hàng giáo sỹ đã gieo, đã trồng. Gieo trồng là cần thiết, nhưng vun xới còn cần thiết hơn.
38. Mọi tín hữu đều được Chúa kêu mời làm chứng nhân cho Ngài bằng một trong hai cách: nếu không tử đạo thì là sống đạo.
37. Sống là để cho Chúa nhập thể trong con người của mình.
36. Thiên Chúa là nam châm. Muốn quy hướng về Ngài, hồn ta phải là sắt thép, không thể là thứ gì khác hơn.
35. Nếu ngôi Lời không mặc lấy xác phàm, thì cho đến nay Thiên Chúa vẫn còn là người Cha câm và ta vẫn còn là người con điếc của Ngài.
34. Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, Ngài nên giống họ hoàn toàn ngoại trừ tội lỗi (xx 2 Cr5,21;Dt2,17:1Pr2,22). Giống họ qúa đến nỗi nhiều người thời đó không nhận ra Ngài là Thiên Chúa và nhiều người thời nay cũng không thể tin Ngài là Thiên Chúa. Lỗi tại ai: Thiên Chúa vì yêu thương hay nhân loại vì khinh thường?
33. Ngày xưa, Chúa xuống thế làm người cho nhiều người khó tin. Ngày nay, Chúa dùng con người cai quản Giáo Hội Ngài cũng làm cho nhiều người khó tin.
32. Tôi khó có thể hiểu được một Thiên Chúa đã xuống trần gian rồi lại bỏ về trời, mà không dùng quyền năng Ngài để tìm cách ở lại trần gian với loài người cho đến ngày tận thế trong Bí Tích Thánh Thể. Tôi tin chắc như thế, vì tôi biết Ngài là một Thiên Chúa yêu đời.
31. Màu nhiệm nhập thể hạ thấp Thiên Chúa xuống, nhưng lại nâng loài người lên cao. Chỉ có tình yêu vô biên mới làm được như thế.