Kết luận này được đưa ra khi các nhà nghiên cứu phát hiện, chính cảm giác sợ hãi đã khiến cho mọi người trở nên gần nhau hơn, từ đó nảy sinh nhiều cảm xúc, sức hấp dẫn. Đây cũng là lý do mà nhiều bộ phim kinh dị được chiếu nhiều hơn trong dịp lễ hội này.
Điều này cũng đúng với những người ưa môn thể thao mạo hiểm leo núi, trượt tuyết. Theo đó, dù biết rằng mình sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách, sự sợ hãi nhưng những vận động viên này vẫn luôn phấn khích, thích thú tham gia cuộc trải nghiệm.
Các chuyên gia lý giải rằng, chính hormone estrogen có tác dụng duy trì sự ham muốn - đóng vai trò quan trọng trong cả hai quá trình trên. Không chỉ gia tăng cảm xúc, sự kích thích, hormone này còn giúp chúng ta tỉnh táo.
Cùng với hormone estrogen, hormone oxytocin cũng làm tốt vai trò của mình khi gia tăng cảm giác sợ hãi.
Tiến sĩ Viren Swami - một nhà tâm lý học của ĐH Westminster cho biết: "Trên thực thế, khi bạn nhìn thấy người thương của mình, một cuộc đấu tranh phản ứng cũng đã diễn ra trong cơ thể bạn - nhịp tim, huyết áp sẽ tăng cao giúp bạn tăng sự tập trung tới đối tượng. Nhưng khi cùng nhau theo dõi một bộ phim kinh dị, sự thu hút sẽ còn tăng cao hơn nữa".
Năm 2009, nhà tâm lý học Arthur Aron đã tiến hành một nghiên cứu đo sự sợ hãi độ cao của các tình nguyện viên.
Theo đó, Arthur Aron chia những người này thành 2 nhóm, một nhóm được yêu cầu đi qua cây cầu lung lay dài 135m, ở độ cao 69m so với mặt đất. Nhóm thứ 2 sẽ đi qua cây cầu ở cùng độ cao nhưng vững chãi hơn.
\
Ở cuối mỗi cây cầu, người chơi sẽ gặp nữ trợ lý xinh đẹp của Aron. Họ sẽ cùng nhau trò chuyện và có thể xin số điện thoại từ đối tác một cách dễ dàng.
Kết quả là trong số 33 người đàn ông đi qua cây cầu vững chãi, chỉ có 2 người có nhu cầu xin số điện thoại. Còn với 33 người đi qua cây cầu nguy hiểm, số người xin số điện thoại là 9.
Các chuyên gia cho rằng, chính sự nguy hiểm, sợ hãi đã khiến cho chúng ta cảm thấy hưng phấn và kích thích hơn, từ đó giúp bạn thăng hoa cảm xúc để tìm kiếm sự thỏa mãn.