Đau khổ - Không bao giờ là dấu chấm hết

Thứ ba - 25/11/2014 05:20

Đau khổ - Không bao giờ là dấu chấm hết

Đừng bao giờ để đau khổ khiến bạn gục ngã bởi vì đó không phải là dấu chấm hết. Nếu nhìn nhận một cách tích cực, ngay cả những sự việc khiến bạn đau đớn, mất mát, tổn thương nhiều nhất cũng sẽ trở thành những bài học giá trị về hạnh phúc.

đau khổ

 

1. Đau khổ giúp bạn hiểu rõ giá trị của hạnh phúc  

Bạn có biết nơi nào được cho là sự viên mãn và hạnh phúc trú ngụ không? Chính là thế giới mà chúng ta đang sống. Đó là vì những lúc khó khăn sẽ khiến chúng ta đánh giá cao hơn những khoảng thời gian tốt đẹp. Khi bạn nhìn nhận các giai đoạn khó khăn nằm trong bối cảnh thăng trầm tự nhiên của cuộc sống, bạn sẽ đạt được sự viên mãn sâu sắc hơn, vượt trên niềm vui đơn thuần.

2. Coi đau khổ là cơ hội để phát triển

Khi cuộc sống dễ dàng, chúng ta sẽ không buộc phải thực hành những kỹ năng như sự khôn ngoan, kiên nhẫn và lòng từ bi. Rất dễ để trở nên khôn ngoan và kiên nhẫn khi mọi thứ đang dễ dàng. Nhưng khi những điều tồi tệ xảy ra, bạn sẽ bị đặt vào thế thử thách tất cả những phẩm chất tích cực mà bạn đã cố gắng có được.

Khi bạn đang đau khổ, hãy tận dụng cơ hội để thực hành những kỹ năng như sự tử tế, hào phóng, trầm tĩnh hoặc bất cứ phẩm chất tích cực nào mà bạn muốn xây dựng cho bản thân mình.

3. Hãy để những đau khổ mở cửa trái tim bạn

Đau khổ sẽ dạy chúng ta cảm nhận lòng từ bi và thấu cảm với những người cũng đang đau khổ, khiến chúng ta gắn kết hơn với những người xung quanh và với toàn thế giới. Đau khổ là một việc bình thường. Tất cả chúng ta đều mất người thân, kết thúc các mối quan hệ, gặp căng thẳng về tài chính và cảm thấy tự nghi ngờ bản thân. Và đây chỉ là một vài nỗi khổ phổ biến trong cuộc sống.

Khi có việc không hay xảy ra, hãy tự hỏi bản thân mình xem liệu việc này có thể khiến mình trở nên từ bi và yêu thương người khác không?

4. Học hỏi điều gì đó về chính bản thân bạn

“Ai cũng là Đức Phật của bạn”. Điều đó có nghĩa là mọi người - nhất là những người có tính cách khó gần - có thể dạy bạn điều gì đó quan trọng về bản thân bạn.

Nếu chúng ta luôn chán nản và thất vọng về những người khác, có nghĩa là chúng ta đang có vấn đề gì đó trong việc tương tác với thế giới. Thay vì đổ lỗi cho bên ngoài, chúng ta có thể học cách nhìn vào bên trong để tìm ra giải pháp cho các vấn đề trong các mối quan hệ của chúng ta. Bạn có nhanh nổi nóng? Bạn có quá nhạy cảm khi bị chỉ trích không? Hãy cố loại bỏ những kỳ vọng của bạn về cách người khác phải xử sự, thay vào đó hãy xem xét lại các phản ứng của bản thân.

5. Thực hành thiền chánh niệm để tìm sự yên bình

Một nghiên cứu cho thấy, khi thực hành thiền, những bệnh nhân bị đau cơ và các rối loạn gây đau đớn khác cảm thấy cơn đau ít gây phiền toái cho họ hơn. Thiền không làm dứt cơn đau nhưng lại tác động đến cách não bộ xử lý và phản ứng với nó. Tương tự như vậy, thiền có thể giúp bạn tìm thấy sự yên bình và điềm tĩnh ngay cả khi những hoàn cảnh bên ngoài gây khó khăn về mặt cảm xúc.

6. Củng cố mối quan hệ với những người xung quanh

Những lúc khó khăn, bạn dễ có mong muốn thu mình lại và cách biệt với mọi người để tránh cảm giác xấu hổ hay sợ hãi, nhưng những người thân có mặt là để giúp bạn. Sự đau khổ có thể giúp củng cố những mối quan hệ đáng quý nhất của bạn bằng cách buộc bạn phải tìm đến họ và nhờ giúp đỡ.

Sự yếu đuối của chúng ta giúp chúng ta kết nối với những người khác ở mức độ sâu và có ý nghĩa hơn. Vì vậy, đừng ngại chia sẻ những khó khăn của mình với những người có thể trợ giúp được nhiều nhất để họ giúp bạn giảm nhẹ gánh nặng.

7.  Tự chấm dứt sự đau khổ

Theo triết học phương Đông, có một sự khác biệt giữa đau đớn và đau khổ. Nỗi đau đớn là một phần quan trọng của cuộc sống và đau khổ là cách chúng ta phản ứng với nỗi đau đớn đó. Tất cả những khó khăn mà chúng ta thêm vào nỗi đau đớn của mình thuộc trách nhiệm của chúng ta.

Ví dụ, tan vỡ một mối quan hệ là một nỗi đau đớn, nhưng chán nản và tự nói với bản thân mình rằng bạn sẽ không hẹn hò với bất cứ ai nữa là sự đau khổ.

Nói cách khác, nỗi đau đớn là những gì bạn cần chấp nhận, còn nỗi đau khổ là những gì bạn cần thay đổi. Bạn không thể loại trừ đau đớn nhưng có thể làm gì đó để chấm dứt sự đau khổ.


Theo Goodlifezen

 

Làm sao để sống không gánh nặng?

 
Có lúc nào đó bạn cảm thấy quá tải với những việc mình đang làm, bạn làm chỉ cốt sao để tồn tại? Bạn chạy không ngừng nhưng chẳng bao giờ biết đích đến là đâu? Để thay đổi điều này và tận hưởng một cuộc sống đầy đủ, vui vẻ, hạnh phúc, sáng tạo, hãy học theo những bí quyết sau đây.

sống không gánh nặng

 

Loại bỏ gánh nặng của “những việc vặt vãnh”

Trong truyện thần thoại Hy Lạp, có một câu chuyện rất hay về gánh nặng của những việc vặt cứ lặp đi lặp lại. Đó là câu chuyện về Sisyphus.

Theo truyền thuyết, Sisyphus là người lập nên và là vua của vùng Corinth - là một người rất khó chịu. Chúa trời đã phán xử và buộc ông ta phải chịu một hình phạt gây khó chịu và đau đớn: Suốt đời phải lăn một tảng đá lớn lên đỉnh một ngọn đồi. Lần nào cũng vậy, ông ta cứ vất vả, cố gắng đưa được tảng đá đó lên đỉnh thì nó lại lăn xuống.

Đó là những thứ chúng ta có thể cảm nhận được khi cố gắng lau sạch sàn bếp hết lần này hoặc lần khác hay điền vào tờ kê khai thuế hết năm này sang năm khác! Gánh nặng ấy chính là lý do khiến chúng ta thường cảm thấy quá tải.

Tận hưởng cuộc sống nhiều cảm hứng  

Để tồn tại, chúng ta cần những thứ thiết yếu trong cuộc sống. Chúng ta cần kiếm được tiền để tự nuôi sống bản thân và người thân. Chúng ta cần nơi trú ngụ, quần áo và thuốc men. Phải mất nhiều thời gian thì mới đạt được tất cả những điều này. Ngoài công việc, thì bạn phải dọn dẹp, sắp xếp gọn gàng nhà cửa, nấu ăn, hoàn thành tờ kê khai thuế, chi trả các hóa đơn, và nhiều nhiệm vụ khác thì mới có được một cuộc sống ổn định. Và nếu bạn có con cái thì lại còn có nhiều việc hơn để quan tâm.

Khi suy nghĩ theo lối đó, tâm trí của chúng ta là một mớ hỗn độn những suy nghĩ về các công việc nhàm chán và không còn chỗ để phát triển những ý tưởng mới hoặc tạo ra các mô hình mới. Nói cách khác, có vẻ như không còn cơ hội để phát triển nữa.  

Chúng ta có thể học cách sống một cuộc sống không có “những việc vặt vãnh”. Chúng ta có thể tận hưởng một cuộc sống khoáng đạt và nhiều cảm hứng không phải bằng cách loại bỏ tất cả các công việc thường ngày mà là làm chúng theo một cách hoàn toàn khác. Điều kiện cần là một sự thay đổi triệt để tâm trí và trái tim.

Tập trung hoàn toàn vào hiện tại

Chúng ta có thể tìm thấy niềm vui trong sâu thẳm cuộc sống bình thường. Mấu chốt của việc thay đổi trái tim và tâm trí là học cách tập trung hoàn toàn vào hiện tại. Vì thế, thay vì rửa bát và tâm lý bị hàng ngàn chiếc bát bạn đã từng rửa trong quá khứ và sẽ rửa trong tương lai đè nặng, bạn trải nghiệm sự kỳ diệu của việc chỉ rửa mỗi một chiếc đĩa. Bạn cảm nhận làn nước nóng chảy qua đôi tay mình và ngắm nhìn một cách thích thú sự lấp lánh sạch sẽ của chiếc đĩa khi bạn đặt nó lên giá.

Bí quyết là chỉ làm một thứ một lần một cách chuyên tâm. Nghe có vẻ đơn giản nhưng không dễ chút nào. Tâm trí của chúng ta có xu hướng lướt qua nhiều hướng khác nhau. Chúng ta bắt đầu nghĩ về những việc xảy ra từ 10 năm trước với một người bạn mà chúng ta yêu mến, hoặc nghĩ về danh sách đồ ăn phải mua hay lên kế hoạch cho kỳ nghỉ sắp tới.

Khi làm như vậy, chúng ta đã bỏ lỡ hạnh phúc. Vì những gì khiến chúng ta thực sự hạnh phúc là trải nghiệm khoảnh khắc hiện tại.

 

Tác giả bài viết: Thanh Nguyen

Nguồn tin: Dịch từ Goodlifezen

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập76
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm72
  • Hôm nay14,491
  • Tháng hiện tại269,253
  • Tổng lượt truy cập35,915,598
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây