Những hóa chất đe dọa cuộc sống con bạn

Chủ nhật - 16/11/2014 10:12

Những hóa chất đe dọa cuộc sống con bạn

Kiến Thức) - Chất độc có khắp nơi trong nhà bạn, hãy chú ý giảm thiểu hết sức với cơ thể yếu ớt của bé.

 
Chì.
Đối với trẻ em, mức hấp thụ chì cao gấp 3-4 lần người lớn. Chì tích tụ ở xương, cản trở chuyển hóa Canxi bằng cách kìm hãm sự chuyển hóa vitamin D, gây độc cả cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên.
 
Đặc biệt, ngộ độc chì còn gây ra biến chứng viêm não ở trẻ em, hãy kiểm tra lượng chì có trong nhà bạn. Điều này hết sức cần thiết nếu bạn đang mang thai hoặc có con nhỏ. Hầu hết phân bón rau quả đều có chì ở các mức độ khác nhau khiến thực phẩm bị ảnh hưởng. Mẹ nên cho con ăn những loại thực phẩm có tác dụng giải độc chì như cà rốt, mộc nhĩ đen hay thịt bò.
 
Thủy ngân.
Nếu mẹ tin chắc, ăn cá an toàn hơn nhiều loại thịt, nên tránh những loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá kình, cá kiếm, cá mập, cá ngừ. Hãy chuyển sang các loại cá hồi, cá thu hay cá da trơn vì nó có lượng thủy ngân thấp hơn.
 
Nếu ăn cá hàng ngày nhất là các loại cá biển to thì cần khám sức khoẻ và đo lượng mecury trong máu hàng năm. Nhiễm độc chì và thủy ngân gây tác hại nghiêm trọng hơn ở trẻ em vì hệ thần kinh của trẻ đặc biệt nhạy cảm. Chúng còn gây ảnh hướng đến não, khả năng tiếp thu và sự phát triển của trẻ nhỏ.
 
Asen.
Còn gọi là thạch tín. Chất độc này gấp 4 lần thủy ngân. Nguồn tiếp xúc với chất này thường do chế độ ăn uống. Asen có nhiều trong cải mầm và các loại cá màu tối như cá mòi, cá kiếm. Nếu phơi nhiễm thường xuyên, độ nguy hiểm rất nghiêm trọng.
 
Cơ thể của trẻ lại yếu và chỉ cần một lượng ít vào cơ thể đã đủ phá hủy các cơ quan. Nếu phơi nhiễm thời gian dài sẽ gây ung thư phổi, da, dạ dày, bàng quang cùng với hàm lượng cao estrogen và testosterone cũng như những hóc môn thường xuyên ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sự trao đổi chất ở trẻ.
 
Polychlorinated biphenyls (PCBs).
Là loại hóa chất nhân tạo. Thủ phạm chính của chất này là những loại cá đánh bắt ở vùng ô nhiễm và nhiều loại cá ăn thức ăn dưới đáy như cá chép hay cá trắm cỏ.
 
PCBs không có khuynh hướng bay hơi hay hoà tan trong nước, chúng hoà tan được trong chất béo. Đó cũng là lý do giải thích vì sao PCBs có thể hình thành trong mỡ động vật và tích tụ qua chuỗi thức ăn. Mẹ mang bầu bị phơi nhiễm PCB sẽ truyền qua cho trẻ sơ sinh. Vậy nên, mẹ hãy cố gắng cho con ăn những loại thịt nạc và mỡ thực vật hay dầu từ các loại hạt.
 
Toluene.
Là một chất lỏng khúc xạ trong suốt. Dung môi này được sử dụng trong một loạt các sản phẩm điển hình là sơn móng tay, sơn, nhựa và một số keo dán công nghiệp.
 
Tiếp xúc với Toluene qua đường hô hấp sẽ gây nên các biểu hiện tổn thương chủ yếu của hệ thần kinh trung ương như: nhức đầu, nôn mửa, chóng mặt, buồn ngủ, loạng choạng cùng những biểu hiện như khi say rượu. Trường hợp nặng có thể mất ý thức và tử vong. Sự tiếp xúc với hóa chất này càng lâu dài thì các biểu hiện trên càng nặng.
 
Mangan.
Nếu mangan với lượng vừa phải sẽ tác động tốt đến hô hấp tế bào, phát triển xương, chuyển hóa gluxit, hoạt động của não, cảm giác cân bằng. Tuy nhiên, cơ thể trẻ còn rất yếu, nếu lượng Mangan hấp thu vào cơ thể cao có thể gây độc với phổi, hệ thần kinh, thận và tim mạch.
 
Lượng nhỏ chất này có trong các loại nước ngọt, vì vậy mẹ hãy hạn chế hết mức con uống nước ngọt nhân tạo và thay thế bằng những ly nước trái cây

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập106
  • Hôm nay24,836
  • Tháng hiện tại298,882
  • Tổng lượt truy cập32,765,407
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây