Nấm ăn da “chu du” từ Á sang Âu, đe doạ tuyệt chủng loài lưỡng cư cổ

Thứ hai - 17/11/2014 09:42

Nấm ăn da “chu du” từ Á sang Âu, đe doạ tuyệt chủng loài lưỡng cư cổ

Sa giông lửa (Salamandra salamandra) tổn thương vùng da do bị nhiễm nấm B. salamandrivorans - Ảnh: Frank Pasmans

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một “câu chuyện khoa học” thú vị của 1 loài nấm ăn da vốn “lành tính” trên các loài lưỡng cư ở Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan đã “chu du” sang Châu Âu. Và nó đang gây nguy cơ tuyệt chủng các loài động vật lưỡng cư cổ...

“Lành tính” Châu Á thành “ác tính” ở Châu Âu 

Giáo sư An Martel đại học Ghent – Bỉ và ThS. Nguyễn Thiên Tạo (bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa có một bài báo được công bố trên tạp chí Science về “bệnh nấm ăn da có nguồn gốc Châu Á xuất hiện trên các quần thể cá cóc và sa giông ở Châu Âu”.

Trong bài báo này, nhóm nghiên cứu đã tìm ra nguyên nhân và cảnh báo một thảm hoạ dịch bệnh lây lan do loài nấm Batrachochytrium salamandrivorans, có thể dẫn tới tuyệt chủng các loài động vật lưỡng cư cổ, thuộc nhóm cá cóc và sa giông trong tương lai. 

Loài nấm Batrachochytrium salamandrivorans đã được phát hiện vào năm ngoái (2013), bởi các nhà nghiên cứu, sau cuộc điều tra một vụ biến động lớn về số lượng của loài sa giông lửa ở Hà Lan.

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, nấm Batrachochytrium salamandrivoransđã tiêu diệt rất nhiều quần thể cá cóc và sa giông bản địa ở Hà Lan.

Tuy nhiên, có một điểm “kinh ngạc” là: loài nấm này lại vốn “xuất thân” từ Châu Á (được phát hiện trên các loài lưỡng cư ở các nước Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam vào năm 1894), là loài nấm ăn da lây truyền giữa các loài ếch nhái khác nhau, nhưng không hề gây bệnh. 

“Dù vậy, rất thú vị và đặc biệt, loại nấm này lại không gây hại cho các loài lưỡng cư khác như ếch, cóc và ếch giun”, ThS Tạo cho biết thêm.

Theo ThS Tạo, những năm gần đây, các loài bò sát ếch nhái thường được buôn bán từ châu Á sang các nước châu Âu và Mỹ để làm sinh vật cảnh.

nam an da Chau A hinh anh 1
Cá cóc bụng đỏ Trung quốc (Cynops orientalis) bán phổ biến tại các cửa hàng thú cảnh ở Châu Âu và Mỹ. Thống kê, đã có hơn 2,3 triệu con sa giông bụng lửa của Trung Quốc được nhập khẩu vào Mỹ từ năm 2001-2009. Theo các nhà khoa học, nấm có thể dễ dàng lây nhiễm giữa các cá thể cá cóc, sa giông cùng loài và các loài khác nhau qua tiếp xúc trực tiếp - Ảnh: Frank Pasmans

Toàn cầu hóa tăng nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài 

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, câu chuyện “lây bệnh lạ lùng” của nấm Batrachochytrium salamandrivorans sẽ không dừng ở mức độ như hiện nay.

Theo nhóm nghiên cứu, với việc toàn cầu hóa, con người và các loài động vật có thể di chuyển khắp nơi trên thế giới, thì tác nhân gây bệnh như nấm Batrachochytrium salamandrivorans khi đưa ra môi trường mới rất nhanh chóng có thể gây tuyệt chủng nhiều loài. 

Nguyên nhân, các vật chủ đã bị mang mầm bệnh một thời gian dài không có cơ hội hình thành kháng thể (như khả năng vốn có của nó).

ThS Tạo dẫn chứng, trước đây, người ta đã nghĩ rằng 1 loại nấm khác có tên làBatrachochytrium dendrobatidis chỉ ảnh hướng đến thực vật có mạch và động vật không xương sống. Nhưng nay, bệnh này đã lây nhiễm sang ếch nhái và đã tiêu diệt rất nhiều loài. 

Trường hợp nhiễm nấm ở ếch nhái được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1998 ở Australia và Panama, sau đó lan rộng ra hầu hết các châu lục. 

“Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của ếch nhái, nhưng theo thống kê, mất sinh cảnh sống (ảnh hưởng đến 90% số loài đang bị đe doạ) và bệnh nấm được coi là mối đe doạ hàng đầu đối với sự tồn tại của ếch nhái hiện nay”, ThS Tạo cho biết.

Tác giả bài viết: MỘT THẾ GIỚI

 Tags: tổn thương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập40
  • Hôm nay14,270
  • Tháng hiện tại253,769
  • Tổng lượt truy cập32,720,294
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây